Giải pháp về sản phẩm

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng giày dép của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 55)

Đối với từng nghề nghiệp khác nhau thì khách hàng sẽ chọn mua những loại giày dép khác nhau. Vì vậy, các công ty sản xuất, kinh doanh giày dép có thể chuyên môn hóa sản phẩm của công ty theo từng phân khúc khách hàng theo nghề nghiệp.

3.5.1.1. Đối với khách hàng là công nhân, người nội trợ

Nhóm khách hàng là công nhân, người nội trợ rất quan tâm đến độ bền, chất liệu và kiểu dáng của sản phẩm giày dép (xem phụ lục 8). Ngoài ra, sản phẩm thường mua của nhóm khách hàng này là dép kẹp, dép nhựa, giày da.

Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giày dép cần tập trung nghiên cứu vào các vấn đề chủ yếu sau:

Cần cải tiến sản phẩm có độ bền cao để phù hợp với bản chất công việc của họ, vì nhóm khách hàng này phải di chuyển nhiều nên độ bền của sản phẩm rất quan trọng. Các doanh nghiệp sản xuất giày dép cần tập trung vào các yếu tố sau để tăng độ bền của sản phẩm: độ dẻo dai của chất liệu làm nên sản phẩm, chất lượng của keo dán, đường chỉ may, đế, quai.

Hơn nữa, do tính chất công việc phải thường xuyên đi lại nên chất liệu cũng rất được quan tâm. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất giày dép cần lựa chọn loại chất liệu nhẹ, mềm, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất giày dép cũng cần quan tâm thiết kế mẫu mã sản phẩm hợp thời trang để gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Nhóm khách hàng này thuộc nhiều nhóm tuổi khác nhau, vì vậy kiểu dáng và màu sắc cần được thiết kế để phù hợp với từng nhóm khách hàng theo độ tuổi. Nhóm khách hàng này thường mua dép kẹp và dép nhựa vì vậy kiểu dáng được thiết kế không cần quá cầu kỳ, sang trọng chỉ cần đơn giản, màu sắc hài hòa, phù hợp với thị hiếu của khách hàng ở những độ tuổi khác nhau. Ngoài ra, các loại giày da cũng được nhóm khách hàng này lựa chọn trong các dịp lễ tết, đám tiệc,… Vì vậy, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm thiết kế kiểu dáng, lựa chọn chất liệu sản phẩm sao cho phù hợp với thu nhập của khách hàng.

3.5.1.2. Đối với khách hàng là nhân viên văn phòng

Nhóm khách hàng là nhân viên văn phòng rất quan tâm đến kiểu dáng và độ bền của giày dép. Ngoài ra, chất liệu được nhóm khách hàng này quan tâm với mức độ trên trung bình (xem phụ lục 8). Giày da, dép đi trong nhà là hai loại sản phẩm được nhóm khách hàng này chọn mua nhiều nhất.

Các doanh nghiệp sản xuất giày dép cần chú trọng ở khâu thiết kế kiểu dáng sản phẩm. Đặc biệt là các loại giày da phải thể hiện được sự sang trọng, lịch sự, nhã nhặn để phù hợp với môi trường làm việc và tính chất công việc của nhóm khách hàng này. Các loại dép đi trong nhà không cần đầu tư nhiều trong khâu thiết kế mà nên chú trọng vào độ bền của sản phẩm.

Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất giày dép cần chú trọng vào chất liệu của các loại giày da. Da giày phải mềm, thoải mái, không quá dày hay quá mỏng, thoát nhiệt tốt cho đôi chân, tránh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khi sử dụng. Màu sắc da giày có thể đa dạng theo nhiều lứa tuổi khác nhau.

Độ bền của sản phẩm cũng được nhóm khách hàng này quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên, do đặc điểm công việc của nhóm này ít di chuyển nhiều nên ít bị hư hỏng hơn. Vì vậy, độ bền của sản phẩm của sản phẩm có thể chấp nhận được nếu đầu tư đúng mức vào khâu may, dán keo, làm đế giày.

3.5.1.3. Đối với khách hàng là sinh viên

Nhóm khách hàng là sinh viên quan tâm đến kiểu dáng, chất liệu và độ bền của giày dép với mức độ trên trung bình (xem phụ lục 8). Nhóm khách hàng này thường mua giày thể thao, giày sandal, dép kẹp và giày búp bê.

Nhóm khách hàng là sinh viên có độ tuổi từ 18 tuổi đến 24 tuổi, vì vậy kiểu dáng của sản phẩm cần được thiết kế thể hiện được sự trẻ trung, năng động, màu sắc tươi tắn. Khuyến khích những kiểu mẫu mới lạ, bắt mắt phù hợp với tính cách của giới trẻ thích mới mẻ, muốn được nhiều người chú ý.

Chất liệu sản phẩm nên được đa dạng để phù hợp với nhiều khách hàng có sở thích khác nhau. Các chất liệu có thể được sử dụng nhiều như vải, da, nhựa, xốp… Đa số nhóm khách hàng này mua giày dép từ dưới 6 tháng/lần, vì vậy các doanh nghiệp không cần quá chú trọng vào độ bền sản phẩm. Thời gian sử dụng lâu sẽ gây nhàm chán cho nhóm khách hàng này.

3.5.1.4. Đối với khách hàng là người kinh doanh buôn bán, nghề tự do

Nhóm khách hàng là người kinh doanh buôn bán, nghề tự do rất quan tâm đến kiểu dáng và chất liệu của giày dép. Trong đó, quan tâm nhiều nhất là về kiểu dáng. Khách hàng quan tâm đến chất liệu của giày dép ở mức độ trên trung bình (xem phụ lục 8). Nhóm khách hàng này thường chọn mua giày da, dép kẹp, dép nhựa là nhiều nhất.

Nhóm người này phải đi lại nhiều và thường xuyên tiếp xúc với khách hàng của họ nên họ rất chú trọng đến kiểu dáng của giày dép. Các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều vào khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm. Cụ thể, đối với những người kinh doanh buôn bán lớn thì kiểu dáng sản phẩm giày da có thể thiết kế giống như đối với nhóm khách hàng là nhân viên văn phòng. Còn đối với những người kinh doanh buôn bán nhỏ, nghề tự do thì thường sử dụng dép kẹp, dép nhựa. Kiểu dáng nên được thiết kề chăm chút hơn, có thể bắt chước kiểu dáng của các loại giày da hay cách điệu theo hướng đó.

Chất liệu sản phẩm cũng nên được đa dạng để tăng sự lựa chọn cho khách hàng nhằm thỏa mãn tối đa sự hài lòng của họ vì đây là nhóm khách hàng có số lượng đông nhất và quyết định mua khá cao so với những nhóm khác. Đây là một thị trường hấp dẫn trong lĩnh vực kinh doanh giày dép.

3.5.2. Giải pháp về giá

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức giá sản phẩm thường mua có sự khác nhau theo nghề nghiệp của khách hàng, vì vậy doanh nghiệp cần có chiến lược giá phù hợp với từng phân khúc khách hàng có nghề nghiệp khác nhau.

3.5.2.1. Đối với khách hàng là công nhân, người nội trợ

Giá được quan tâm ở mức độ trung bình đối với nhóm khách hàng là công nhân, người nội trợ (xem phụ lục 8). Nhóm khách hàng thường mua giày dép với giá từ 100.000 đồng trở xuống. Nhóm khách hàng này thường mua dép kẹp và dép nhựa nên mức giá này nhà sản xuất vẫn có lời. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể tăng số lượng sản phẩm bán ra bằng cách giảm giá bán. Vì nhóm khách hàng này đa số có thu nhập trung bình và thấp từ 3 triệu trở xuống nên giá cả sản phẩm nên cân đối giá từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng với số lượng sản xuất ra tương đương nhau phù hợp với thu nhập của họ.

3.5.2.2. Đối với khách hàng là sinh viên

Nhóm khách hàng là sinh viên quan tâm giá ở mức độ trên trung bình (xem phụ lục 8). Nhóm khách hàng này thường mua giày dép có giá từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Chi tiêu của nhóm khách hàng này bị phụ thuộc vào gia đình chủ yếu là từ 1 triệu đến 2 triệu nên họ rất quan tâm đến giá cả khi mua sắm. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giày dép nên hạ giá bán sản phẩm, chủ yếu lấy số lượng làm lợi nhuận vì số lượng sinh viên tại quận Ninh Kiều rất đông và nhu cầu sử dụng giày dép của họ cũng rất cao.

Nhóm khách hàng này thường mua giày thể thao, giày sandal, dép kẹp và giày búp bê (nữ). Các doanh nghiệp nên có chính sách giá mềm mỏng cho hai loại giày sandal và giày búp bê với mức giá từ 100.000 đến 150.000 đồng, đối với giày thể thao nên có giá từ 150.000 đồng trở lên, chủ yếu từ 150.000 đồng

đến 200.000 đồng. Với chính sách giá như vậy sẽ phù hợp với thu nhập của đa số sinh viên tại quận Ninh Kiều nên có thể gia tăng doanh số bán.

3.5.2.3. Đối với khách hàng là nhân viên văn phòng

Giá được quan tâm ở mức độ trên trung bình đối với nhóm khách hàng là nhân viên văn phòng, bao gồm nhân viên công ty tư nhân và nhân viên nhà nước (xem phụ lục 8). Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giày dép cần cân đối giữa giá cả và chất lượng sản phẩm để tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Mức giá thường mua của nhóm khách hàng này là từ 200.000 đồng trở lên vì nhóm khách hàng này có thu nhập khá cao từ 4 triệu trở lên.

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giày dép có thể tăng giá bán sản phẩm bằng cách thường xuyên đổi mới kiểu dáng giày, cải tiến chất liệu, màu sắc sản phẩm để tăng giá trị cảm nhận của khách hàng.

3.5.2.4. Đối với khách hàng là người kinh doanh buôn bán, nghề tự do

Nhóm khách hàng là người kinh doanh buôn bán, nghề tự do quan tâm giá được quan tâm ở mức độ trên trung bình (xem phụ lục 8). Mức giá thường mua từ 200.000 đồng trở lên. Nhóm khách hàng này có số lượng đông nhất nên các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giày dép cần quan tâm nhiều đến nhóm này để tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhóm này gồm nhiều nhóm nhỏ nữa như là nhóm kinh doanh vừa và nhỏ, nhóm kinh doanh buôn bán lớn. Vì vậy, mức giá sản phẩm nên linh hoạt ở nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần tập trung vào những sản phẩm có mức giá 200.000 đồng đến 300.000 đồng vì những người kinh doanh buôn bán vừa và nhỏ chiếm số lượng rất đông so với những người kinh doanh buôn bán lớn.

3.5.3. Giải pháp về phân phối

Kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất mua sắm có sự khác nhau theo nghề nghiệp của khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm phân phối các loại sản phẩm giày dép với số lượng từng mặt hàng sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như tần suất mua sắm của từng nhóm khách hàng khác nhau theo nghề nghiệp.

3.5.3.1. Đối với khách hàng là công nhân, người nội trợ

Địa điểm cửa hàng được quan tâm ở mức độ trung bình đối với nhóm khách hàng là công nhân, người nội trợ (xem phụ lục 8). Nhóm khách hàng này thường mua sắm giày dép tại các shop và chợ truyền thống. Hơn nữa, họ thường mua giày da, dép kẹp và dép nhựa. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giày dép cần quan tâm nhiều hơn trong việc phân phối các loại giày dép này tại các shop bằng cách như tăng tỉ lệ chiết khấu theo số lượng sản

phẩm bán ra cho các shop, bán gối đầu. Ngoài ra, các chợ truyền thống cũng cần được quan tâm vì những khách hàng là người nội trợ phải thường xuyên đi chợ mua sắm nên thường mua giày dép ở các chợ cho thuận tiện.

3.5.3.2. Đối với khách hàng là sinh viên

Địa điểm cửa hàng được quan tâm ở mức độ trung bình đối với nhóm khách hàng là sinh viên (xem phụ lục 8). Nhóm khách hàng này thường mua sắm giày dép tại các shop thời trang và các chợ đêm. Loại giày dép thường mua là giày thể thao, giày sandal, giày búp bê và dép kẹp. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất giày dép cần quan tâm phân phối nhiều hơn các loại sản phẩm này tại các shop thời trang để tăng doanh thu cho công ty. Tuy nhiên, chợ đêm thường bán những sản phẩm giày dép của Trung Quốc. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn cạnh tranh tốt với hàng Trung Quốc thì cần có cửa hàng tại các chợ đêm với các loại giày dép có giá thấp từ 100.000 đồng trở xuống, kiểu dáng đa dạng.Với số lượng sinh viên đông đúc thường xuyên lui tới các chợ đêm sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu của công ty.

3.5.3.3. Đối với khách hàng là nhân viên văn phòng

Nhóm khách hàng là nhân viên văn phòng quan tâm đến địa điểm mua sắm ở mức độ trung bình (xem phụ lục 8). Nhóm khách hàng này chủ yếu mua giày dép tại các shop thời trang với hai mặt hàng chính là giày da và dép đi trong nhà. Các doanh nghiệp sản xuất giày dép cần quan tâm phân phối hai loại sản phẩm này. Tuy nhiên, nhóm khách hàng này lại có tần suất mua sắm không thường xuyên bằng các nhóm khác, vì vậy các doanh nghiệp nên phân phối các loại giày da công sở với số lượng vừa phải để tránh tình trạng tồn kho, khó thu hồi vốn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phân phối sản phẩm giày da tại các siêu thị, trung tâm thương mại để nâng cao giá trị thương hiệu của công ty trong tâm trí người tiêu dùng. Trên các tuyến đường lớn của quận Ninh Kiều cũng cần có các cửa hàng của công ty để người tiêu dùng dễ nhìn thấy, nhằm quảng bá thương hiệu của sản phẩm.

3.5.3.4. Đối với khách hàng là người kinh doanh buôn bán, nghề tự do

Địa điểm mua sắm được quan tâm ở mức độ trung bình đối với nhóm khách hàng là người kinh doanh buôn bán, nghề tự do (xem phụ lục 8). Nhóm khách hàng này thường mua giày dép tại các shop thời trang và chợ truyền thống với ba loại giày dép chủ yếu là giày da, dép kẹp và dép nhựa. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh giày dép cần quan tâm phân phối ba loại sản phẩm này tại các shop thời trang. Đồng thời, trong các cửa hàng giày dép tại các chợ cũng nên có sản phẩm của công ty để thương hiệu của công ty dễ dàng

tiếp cận với người tiêu dùng nhằm nâng cao nhận thức của họ về thương hiệu của công ty.

3.5.4. Giải pháp về chiêu thị

3.5.4.1. Đối với khách hàng là công nhân, người nội trợ

Nhóm khách hàng là công nhân, người nội trợ không quan tâm đến các chương trình khuyến mãi; xuất xứ hàng hóa được quan tâm ở mức độ trung bình và không quan tâm đến thương hiệu (xem phụ lục 8). Người tiêu dùng không quan tâm đến các chương trình khuyến mãi chủ yếu là do họ nghĩ rằng hàng khuyến mãi là hàng tồn kho, kém chất lượng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đánh bóng thương hiệu của công ty để người tiêu dùng tin tưởng rằng sản phẩm của công ty là hàng Việt Nam chất lượng cao bằng cách như: quảng cáo trên ti vi, báo đài, internet…

3.5.4.2. Đối với khách hàng là sinh viên

Nhóm khách hàng là sinh viên quan tâm đến các chương trình khuyến mãi ở mức độ trung bình, xuất xứ hàng hóa và thương hiệu cũng được quan tâm ở mức trung bình (xem phụ lục 8). Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng vào cả ba vấn đề trên. Hầu hết sinh viên đều thích mua hàng khuyến mãi vì mua được sản phẩm với giá rẻ, phù hợp với thu nhập của bản thân. Vì vậy, đối với các mặt hàng như giày thể thao, giày sandal, giày búp bê nên thường xuyên có các chương trình khuyến mãi để kích thích tiêu dùng như giảm giá, quà tặng kèm theo, phiếu rút thăm trúng thưởng, chương trình khách hàng thân thiết… Ngoài ra, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, xây dựng lòng tin của khách hàng về chất lượng sản phẩm của công ty thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

3.5.4.3. Đối với khách hàng là nhân viên văn phòng

Nhóm khách hàng là nhân viên văn phòng quan tâm đến các chương trình khuyễn mãi ở mức độ trung bình; xuất xứ hàng hóa và thương hiệu được quan tâm ở mức trên trung bình (xem phụ lục 8). Nhóm khách hàng này chủ yếu sử dụng giày da nên doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu bằng cách tập trung vào sản phẩm giày da như là sản phẩm đại diện cho thương hiệu, từ đó phát triển thêm các sản phẩm khác. Các chương trình quảng cáo qua

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng giày dép của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 55)