Đánh giá độ tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng bằng hệ số tin

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng giày dép của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 39 - 41)

hệ số Cronbach’s Alpha

Các thang đo sẽ được tiến hành kiểm định bằng công cụ Cronbach’s Alpha để loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu hay thang đo chưa đạt yêu cầu cho quá trình nghiên cứu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (iterm-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để thang đo đạt yêu cầu khi Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 trở lên (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Các nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s

Alpha từ 0,8 đến 1 thì thang đo lường này tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp các khái niệm nghiên cứu là mới và mới đối với người trả lời (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

3.3.1.1. Thang đo nhóm các yếu tố môi trường

Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo MT_3, MT_4, MT_5 có hệ số tương quan lần lượt là 0,044; (-0,027); (-0,051) nhỏ hơn mức cho phép là 0,3, vì vậy ba biến này sẽ bị loại trong các nghiên cứu tiếp theo. Sau khi loại ba biến MT_3, MT_4, MT_5, các biến trong thang đo yếu tố môi trường đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu và các thang đo còn lại đều đạt độ tin cậy khá cao, phù hợp để tiến hành nghiên cứu. Các thang đo này sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích yếu tố khám phá (EFA) và hồi quy đa biến (xem phụ lục 4)

Bảng 3.8: Thang đo nhóm yếu tố môi trường (Alpha = 0,832) Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Hệ số tương

quan biến-Tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến

MT_1 7,53 4,729 0,635 0,822

MT_2 7,24 4,201 0,745 0,714

MT_6 7,27 4,329 0,699 0,761

Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS

3.3.1.2. Thang đo yếu tố cá nhân

Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo CN_4 và CN_5 có hệ số tương quan lần lượt là 0,177 và 0,149 nhỏ hơn mức cho phép là 0,3, vì vậy hai biến này sẽ bị loại trong các nghiên cứu tiếp theo. Sau khi loại hai biến CN_4 và CN_5, các biến trong thang đo yếu tố cá nhân đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu và các thang đo còn lại đều đạt độ tin cậy khá cao và phù hợp để tiến hành nghiên cứu. Với kết quả này, các thang đo này sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích yếu tố khám phá (EFA) và hồi quy đa biến (xem phụ lục 4)

Bảng 3.9: Thang đo nhóm yếu tố cá nhân (Alpha = 0,7) Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Hệ số tương quan biến-Tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

CN_1 13,17 2,841 0,580 0,583

CN_2 13,32 2,586 0,512 0,619

CN_3 13,27 2,622 0,496 0,630

3.3.1.3. Thang đo yếu tố tâm lý

Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo TL_1 và TL_5 có hệ số tương quan lần lượt là (-0,121) và (-0,011) nhỏ hơn mức cho phép là 0,3, vì vậy hai biến này sẽ bị loại trong các nghiên cứu tiếp theo. Sau khi loại hai biến TL_1 và TL_5, các biến trong thang đo yếu tố tâm lý đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu và các thang đo còn lại đều đạt độ tin cậy khá cao và phù hợp để tiến hành nghiên cứu. Với kết quả này, các thang đo này sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích yếu tố khám phá (EFA) và hồi quy đa biến (xem phụ lục 4)

Bảng 3.10: Thang đo nhóm yếu tố tâm lý (Alpha = 0,764) Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Hệ số tương quan biến-Tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

TL_2 5,28 6,168 0,450 0,827

TL_3 5,68 3,980 0,729 0,516

TL_4 5,96 4,696 0,636 0,636

Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS

3.3.1.4. Thang đo quyết định mua hàng

Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo QDM_3 và QDM_4 có hệ số tương quan lần lượt là 0,147 và 0,248 nhỏ hơn mức cho phép là 0,3, vì vậy hai biến này sẽ bị loại trong các nghiên cứu tiếp theo. Sau khi loại hai biến QDM_3 và QDM_4, các biến trong thang đo quyết định mua đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu và các thang đo còn lại đều đạt độ tin cậy khá cao và phù hợp để tiến hành nghiên cứu. Với kết quả này, các thang đo này sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích yếu tố khám phá (EFA) và hồi quy đa biến (xem phụ lục 4)

Bảng 3.11: Thang đo nhóm yếu tố quyết định mua (Alpha = 0,613) Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Hệ số tương

quan biến-Tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến

QDM_1 8,45 1,296 0,418 0,520

QDM_2 8,53 1,261 0,408 0,535

QDM_5 8,49 1,316 0,441 0,488

Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng giày dép của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)