Tần suất mua sắm theo nghề nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng giày dép của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 35 - 37)

Bảng 3.3: Tần suất mua sắm theo nghề nghiệp

Tần suất mua Nghề nghiệp Tổng Công nhân, nội trợ Nhân viên văn phòng Sinh viên Kinh doanh buôn bán, nghề tự do <= 6 tháng Tần số 13 14 27 29 83 % theo nghề nghiệp 76,5 51,9 93,1 78,4 75,5 > 6 tháng Tần số 4 13 2 8 27 % theo nghề nghiệp 23,5 48,1 6,9 21,6 24,5 Tổng Tần số 17 27 29 37 110 % theo nghề nghiệp 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Kết quả điều tra khách hàng (2013)

Kết quả điều tra cho thấy, khách hàng là công nhân, người nội trợ thường mua giày dép từ dưới 6 tháng/lần chiếm tỉ lệ rất cao với 13 người tổng số 17 người là công nhân, người nội trợ. Số người còn lại mua giày dép trên 6 tháng/lần chiếm tỉ lệ thấp với 23,5%.

Đối với nhóm khách hàng là nhân viên văn phòng, tỉ lệ khách hàng mua giày dép từ dưới 6 tháng/lần và tỉ lệ khách hàng mua giày dép trên 6 tháng/lần gần tương đương nhau lần lượt là 51,9% và 48,% tương đương với 14 người và 13 người trong tổng số 27 người là nhân viên văn phòng.

Đa số khách hàng là sinh viên hầu như mua giày dép từ dưới 6 tháng/lần với tỉ lệ rất cao 93,1% tương đương 27 người trong tổng số 29 người là sinh viên. Nhóm khách hàng còn lại mua giày dép trên 6 tháng/lần chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ 6,9% tương đương với 2 người.

Nhóm khách hàng là người kinh doanh buôn bán, nghề tự do chủ yếu mua giày dép từ dưới 6 tháng/lần với tỉ lệ rất cao 78,4% tương đương 29 người trong tổng số 37 khách hàng là người kinh doanh buôn bán, nghề tự do. Tỉ lệ khách hàng mua giày dép trên 6 tháng/lần khá thấp chỉ chiếm 21,6%.

Nhìn chung, đa số khách hàng ở những nhóm nghề khác nhau đều mua giày dép từ dưới 6 tháng/lần với tỉ lệ người khá cao. Nhóm khách hàng là sinh viên mua giày dép thường xuyên nhất. Kế đến là nhóm khách hàng là người kinh doanh buôn bán, nghề tự do và nhóm khách hàng là công nhân, nội trợ có tần suất mua sắm gần giống nhau, cũng thường mua giày dép từ dưới 6 tháng/lần. Cuối cùng là nhóm khách hàng là nhân viên văn phòng có tần suất mua sắm không cố định với tỉ lệ người mua sắm từ dưới 6 tháng/lần và trên 6 tháng/lần là gần tương đương nhau.

Kiểm định Chi bình phương được sử dụng để xem xét tần suất mua sắm giày dép có khác nhau hay không theo nghề nghiệp của khách hàng.

Giả thuyết:

H0: Không có sự khác biệt về tần suất mua sắm giày dép theo nghề nghiệp của khách hàng.

H1: Có sự khác biệt tần suất mua sắm giày dép theo nghề nghiệp của khách hàng.

Bảng 3.4: Kết quả kiểm định chi bình phương mối quan hệ giữa tần suất mua sắm theo nghề nghiệp (xem phụ lục 3)

Giá trị Df Giá trị quan sát Sig.

Giá trị kiểm định Chi bình phương 13,179a 3 0,004

Nguồn: Kết quả điều tra khách hàng (2013)

Qua kiểm định Chi bình phương có mức ý nghĩa quan sát sig. = 0,04 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5% nên ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt có ý nghĩa về tần suất mua sắm giày dép theo nghề nghiệp của khách hàng. Điều này là do với từng nghề nghiệp khác nhau đặc trưng công việc khác nhau. Khách hàng là nhân viên văn phòng thì ít đi lại nên giày dép sử dụng được lâu hơn nên tần suất mua sắm cũng không thường xuyên bằng nhóm khách hàng là sinh viên, công nhân, người kinh doanh buôn bán.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng giày dép của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 35 - 37)