Đánh giá thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bằng

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng giày dép của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 41 - 46)

bằng phân tích yếu tố khám phá (EFA)

Khi phân tích yếu tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn như sau:

Một là, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin)2 >=0,5, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett <=0,05

Hai là, hệ số tải nhân tố (Factors Loading) >=0,5, nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại (Hair & ctg, 1998)

Ba là, thang đo được chấp nhận thì tổng phương sai trích > 50% Bốn là, hệ số Eigenvalue có giá trị lớn hơn 1

Khi phân tích EFA đối với thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng giày dép của người dân, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue >1.

3.3.2.1. Thang đo nhóm yếu tố môi trường

Thang đo nhóm các yếu tố môi trường gồm 6 biến quan sát. Sau khi kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha đã loại bỏ 3 biến quan sát không đạt yêu cầu MT_3, MT_4 và MT_5. Tất cả 3 biến còn lại được tiếp tục đưa vào phân tích yếu tố khám phá EFA (xem phụ lục 5).

Hệ số Communalities của ba biến MT_1, MT_2 và MT_6 rất cao lần lượt là 0,688; 0,802; 0,758 cho thấy cả ba biến có mức độ tương quan rất cao với nhân tố chung hay nói cách khác nhân tố chung giải thích được 68,8% lượng biến thiên của biến MT_1, nhân tố chung giải thích được 80,2% lượng biến thiên của biến MT_2, nhân tố chung giải thích được 75,8% lượng biến thiên của biến MT_6.

Với kết quả này, 3 biến quan sát được phân tích thành 1 nhân tố và hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 nên các biến quan sát này đều quan trọng trong nhân tố và thang đo này có ý nghĩa thiết thực. Hệ số KMO = 0,705 nên EFA phù hợp với dữ liệu phân tích.

Thống kê Chi bình phương của kiểm định Bartlett đạt giá trị 127,849 với mức ý nghĩa 0,000, vì thế các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích đạt 74,906% thể hiện rằng nhân tố rút ra được giải thích được 74,906% biến thiên của dữ liệu, vì thế các thang đo rút ra chấp nhận được (xem phụ lục 5).

Bảng 3.12: Xác định điểm nhân tố thang đo yếu tố môi trường Quan sát Thành phần các yếu tố

1

MT_1 0,369

MT_2 0,398

MT_6 0,387

Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS

2 KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét thích hợp của EFA, 0,5<= KMO <=1 thì phân tích yếu tố khám phá là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về sự tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. <=0,05) thì các biến quan sát có

Ta có phương trình nhân tố:

MT = 0,369MT_1 + 0,398MT_2 + 0,387MT_6

Phương trình trên cho thấy các biến ảnh hưởng đến nhân tố chung yếu tố môi trường với mức độ rất đều nhau. Ảnh hưởng mạnh nhất là biến MT_2 (Tôi cho rằng tầng lớp xã hội khác nhau thì cách lựa chọn giày dép khác nhau) với nhân số là 0,398. Kế đến là biến quan sát MT_6 (Tôi cho rằng địa vị xã hội khác nhau thì cách lựa chọn giày dép khác nhau) với nhân số là 0,387. Cuối cùng, có ảnh hưởng thấp nhất đến nhân tố chung quyết định mua là biến quan sát MT_1 (Tôi cho rằng truyền thống có ảnh hưởng đến cách lựa chọn giày dép) với nhân số là 0,369.

3.3.2.2. Thang đo nhóm yếu tố cá nhân

Thang đo nhóm các yếu tố cá nhân gồm 6 biến quan sát. Sau khi kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha đã loại bỏ 2 biến quan sát không đạt yêu cầu CN_4 và CN_5. Tất cả 4 biến còn lại được tiếp tục đưa vào phân tích yếu tố khám phá EFA (xem phụ lục 5).

Hệ số Communalities của ba biến CN_1, CN_2 và CN_3 khá cao lần lượt là 0,644; 0,565; 0,541 cho thấy cả ba biến có mức độ tương quan khá cao với nhân tố chung hay nói cách khác nhân tố chung giải thích được 64,4% lượng biến thiên của biến CN_1, nhân tố chung giải thích được 56,5% lượng biến thiên của biến CN_2, nhân tố chung giải thích được 54,1% lượng biến thiên của biến CN_3. Hệ số Communalities của biến CN_6 khá thấp bằng 0,375. Do vậy, có thể nghi ngờ chỉ báo này không có mức độ tương quan cao với nhân tố chung đang được nghiên cứu, hay nói cách khác nhân tố chung chỉ giải thích được 37,5% lượng biến thiên của biến CN_6.

Với kết quả này 4 biến quan sát được phân tích thành 1 nhân tố và hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 nên các biến quan sát này đều quan trọng trong nhân tố và thang đo này có ý nghĩa thiết thực. Hệ số KMO = 0,73 nên EFA phù hợp với dữ liệu phân tích.

Thống kê Chi bình phương của kiểm định Bartlett đạt giá trị 75,535 với mức ý nghĩa 0,000, vì thế các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích đạt 53,124% thể hiện rằng nhân tố rút ra được giải thích được 53,124% biến thiên của dữ liệu, vì thế các thang đo rút ra chấp nhận được (xem phụ lục 5).

Bảng 3.13: Xác định điểm nhân tố của thang đo yếu tố cá nhân Quan sát Thành phần các yếu tố 1 CN_1 0,378 CN_2 0,354 CN_3 0,346 CN_6 0,288

Ta có phương trình nhân tố:

CN = 0,378CN_1 + 0,354CN_2 + 0,346CN_3 + 0,288CN_6

Phương trình trên cho thấy các biến ảnh hưởng đến nhân tố chung yếu tố cá nhân với mức độ khá đồng đều. Ảnh hưởng mạnh nhất là biến CN_1 (Tôi cho rằng tuổi tác khác nhau thì cách lựa chọn giày dép khác nhau) với nhân số là 0,378. Thứ hai là biến quan sát CN_2 (Tôi cho rằng nghề nghiệp khác nhau thì cách lựa chọn giày dép khác nhau) với nhân số là 0,354. Kế đến là biến quan sát CN_3 (Tôi cho rằng hoàn cảnh kinh tế khác nhau thì cách lựa chọn giày dép khác nhau) với nhân số là 0,346. Cuối cùng, có ảnh hưởng thấp nhất đến nhân tố chung yếu tố cá nhân là biến quan sát CN_6 (Tôi cho rằng cách lựa chọn giày dép tùy theo sở thích mỗi người) với nhân số là 0,288.

3.3.2.3. Thang đo nhóm yếu tố tâm lý

Thang đo nhóm các yếu tố tâm lý gồm 5 biến quan sát. Sau khi kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha đã loại bỏ 2 biến quan sát không đạt yêu cầu TL_1 và TL_5. Tất cả 3 biến còn lại được tiếp tục đưa vào phân tích yếu tố khám phá EFA (xem phụ lục 5).

Hệ số Communalities của ba biến TL_3 và TL_4 rất cao lần lượt là 0,816; 0,728 cho thấy hai biến này có mức độ tương quan rất cao với nhân tố chung hay nói cách khác nhân tố chung giải thích được 81,6% lượng biến thiên của biến TL_3, nhân tố chung giải thích được 72,8% lượng biến thiên của biến TL_4. Hệ số Communalities của biến TL_2 khá thấp bằng 0,495. Do vậy, có thể nghi ngờ chỉ báo này không có mức độ tương quan cao với nhân tố chung đang được nghiên cứu, hay nói cách khác nhân tố chung chỉ giải thích được 49,5% lượng biến thiên của biến TL_2.

Với kết quả này 3 biến quan sát được phân tích thành 1 nhân tố và hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 nên các biến quan sát này đều quan trọng trong nhân tố và thang đo này có ý nghĩa thiết thực. Hệ số KMO = 0,608 nên EFA phù hợp với dữ liệu phân tích.

Thống kê Chi bình phương của kiểm định Bartlett đạt giá trị 101,844 với mức ý nghĩa 0,000, vì thế các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích đạt 67,943% thể hiện rằng nhân tố rút ra được giải thích được 67,943% biến thiên của dữ liệu, vì thế các thang đo rút ra chấp nhận được (xem phụ lục 5).

Bảng 3.14: Xác định điểm nhân tố của thang đo yếu tố tâm lý Quan sát Thành phần các yếu tố

1

TL_2 0,345

TL_3 0,443

TL_4 0,418

TL = 0,345TL_2 + 0,443TL_3 + 0,418TL_4

Phương trình trên cho thấy các biến ảnh hưởng đến nhân tố chung yếu tố tâm lý với mức độ khác nhau. Ảnh hưởng mạnh nhất là biến TL_3 (Tôi thích mua giày dép ở những nơi có chương trình khuyến mãi hấp dẫn) với nhân số là 0,43. Kế ðến là biến quan sát TL_4 (Tôi sẽ mua hàng của thýõng hiệu khác nếu tôi biết có các chýõng trình khuyến mãi hấp dẫn hơn thương hiệu tôi đang sử dụng) với nhân số là 0,418. Cuối cùng, có ảnh hưởng thấp nhất đến nhân tố chung yếu tố tâm lý là biến quan sát TL_2 (Tôi cho rằng nhân viên bán hàng hiểu rõ về sản phẩm sẽ giúp tôi dễ dàng trong việc mua giày dép) với nhân số là 0,345.

3.3.2.1. Thang đo về quyết định mua hàng

Thang đo vể quyết định mua hàng gồm 5 biến quan sát. Sau khi kiểm định thang đo băng công cụ Cronbach’s Alpha đã loại bỏ 2 biến quan sát QDM_3 và QDM_4. Tất cả 3 biến còn lại được tiếp tục đưa vào phân tích yếu tố khám phá EFA (xem phụ lục 5).

Hệ số Communalities của ba biến QDM_1, QDM_2, QDM_5 khá cao lần lượt bằng 0,560; 0,544; 0,590 cho thấy cả ba biến có mức độ tương quan khá cao với nhân tố chung hay nói cách khác nhân tố chung giải thích được 56% lượng biến thiên của biến QDM_1, nhân tố chung giải thích được 54,4% lượng biến thiên của biến QDM_2, nhân tố chung giải thích được 59% lượng biến thiên của biến QDM_5.

Với kết quả này, 3 biến quan sát được phân tích thành 1 nhân tố và hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 nên các biến quan sát này đều quan trọng trong các nhân tố và thang đo này có ý nghĩa thiết thực. Hệ số KMO = 0,643 nên EFA phù hợp với dữ liệu phân tích.

Thống kê Chi bình phương của kiểm định Bartlett đạt giá trị 35,052 với mức ý nghĩa 0,000, vì thế các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích đạt 56,478% thể hiện rằng nhân tố rút ra được giải thích được 56,478% biến thiên của dữ liệu, vì thế các thang đo rút ra được chấp nhận được (xem phụ lục 5)

Bảng 3.15: Xác định điểm nhân tố của thang đo quyết định mua Quan sát Thành phần các yếu tố

1

QDM_1 0,442

QDM_2 0,435

QDM_5 0,453

Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS

Ta có phương trình nhân tố:

Phương trình trên cho thấy các biến ảnh hýởng ðến nhân tố chung quyết ðịnh mua với mức ðộ rất ðều nhau. Ảnh hýởng mạnh nhất là biến QDM_5 (Tôi sẽ tiếp tục mua giày dép mới phù hợp nghề nghiệp của tôi) với nhân số là 0,453. Kế ðến là biến quan sát QDM_1 (Tôi sẽ tiếp tục mua giày dép với giá cả phù hợp với thu nhập của tôi) với nhân số là 0,442. Cuối cùng, có ảnh hýởng thấp nhất ðến nhân tố chung quyết ðịnh mua là biến quan sát QDM_2 ( Tôi sẽ tiếp tục mua giày dép có kiểu dáng mà tôi thích) với nhân số là 0,435.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng giày dép của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 41 - 46)