Các học thuyết liên quan đến sự thõa mãn nhu cầu con ngƣời

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến “cầu” du lịch của người dân thành phố cần thơ (Trang 25 - 27)

2.1.8.1 Động cơ thúc đẩy

Động cơ thúc đẩy và sự thỏa mãn nhu cầu con ngƣời có mới quan hệ chặt chẽ với nhau. Một nhu cầu không đƣợc thoả mãn là điểm xuất phát trong quá trình của động cơ. Sự thiếu hụt một cái gì đó ở cá nhân chính là mắt xích đầu tiên của chuỗi các sự kiến dẫn đến hành vi. Nhu cầu không đƣợc thoả mãn gây nên sự căng thẳng (về thể chất hay tâm lý) trong con ngƣời, dẫn đến chỗ con ngƣời đó tham gia vào một kiểu hành vi nào đấy nhằm thoả mãn nhu cầu này và nhờ vậy sẽ giải toả bớt đƣợc sự căng thẳng.

Nguồn: La Mỹ Tiên, 2013.

Hình 2.1 Quá trình hình thành động cơ

2.1.8.2 Thang bậc nhu cầu của Maslow

Tháp nhu cầu của Maslow (tiếng Anh: Maslow's hierarchy of needs) đƣợc nhà tâm lý học Abraham Maslow đƣa ra vào năm 1943 trong bài viết A- Theory of Human Motivation và là một trong những lý thuyết quan trọng nhất của quản trị kinh doanh, nắm bắt và tìm hiểu nhằm thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời. Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con ngƣời đƣợc liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.

Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con ngƣời đƣợc chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs).

1. Nhu cầu không đƣợc thỏa mãn (tạo ra mong muốn thỏa mãn nhu cầu - thực phẩm, an toàn, bạn bè,

hoàn tất công việc)

3. Thỏa mãn nhu cầu (Đƣợc tham quan,

thƣ giản, giải trí)

2. Hành vi hƣớng đến mục tiêu (những hành động nhằm thỏa mãn

18

Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con ngƣời nhƣ mong muốn có đủ thức ăn, nƣớc uống, đƣợc ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con ngƣời không đƣợc đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại đƣợc nên họ sẽ đấu tranh để có đƣợc và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.

Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên đƣợc gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần nhƣ sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, giải trí, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v…

Nguồn:Trương Chí Tiến, 2007.

Hình 2.2 Tháp nhu cầu của Maslow

Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải đƣợc thoả mãn trƣớc khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn đƣợc thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dƣới (phía đáy tháp) đã đƣợc đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên nó cũng không phải là tuyệt đối, có một số cá thể trong tập thể có thể bỏ qua một hay vài mức nhu cầu bậc thấp để tiến lên bậc cao hơn.

Thở, ăn, uống, tình dục, nghỉ ngơi, trú ngụ, bài tiết. An toàn Muốn sáng tạo, đƣợc thể hiện khả năng, thể hiện bản thân.

Cảm giác yên tâm, an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản đƣợc đảm bảo.

Gia nhập cộng đồng, có gia đình đầm ấm, có bạn bè thân hữu, tin cậy.

Có cảm giác đƣợc tôn trọng, kính mến, đƣợc tin tƣởng Sinh lý Xã hội Tôn trọng Thể hiện

19

Qua thuyết nhu cầu của Maslow có thể giúp trong việc nắm bắt nhu cầu của con ngƣời và giải quyết xác đáng các nhu cầu của họ để đạt đƣợc mục tiêu mong muốn. Đồng thời giúp ngƣời làm du lịch hiểu đƣợc các sản phẩm du lịch khác nhau phù hợp nhƣ thế nòa với các ý đồ, mục đích và đời sống của những ngƣời tiêu dùng du lịch tiềm ẩn.

2.1.8.3 Lý thuyết động cơ của Freud

“Freud cho rằng những lực lƣợng tâm lý thực tế định hình hành vi của con ngƣời phần lớn là vô thức. Freud thấy con ngƣời đã phải kìm nén biết bao nhiêu ham muốn trong quá trình lớn lên và chấp nhận những quy tắc xã hội, những ham muốn này không bao giờ biến mất hay bị kiểm soát hoàn toàn. Chúng xuất hiện trong giấc mơ, khi lỡ lời hay hành vi bộc phát. Nhƣ vậy là con ngƣời không hề hiểu đầy đủ những động cơ của chính mình” (Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia).

Qua lý thuyết động cơ thúc đẩy của Freud cho thấy ở mỗi con ngƣời luôn có những ham muốn, nhu cầu. Nhà kinh doanh du lịch có thể thấy đƣợc những gì có thể nảy sinh trong đầu ngƣời tiêu dùng đối với các dịch vụ du lịch cả họ. Điều này làm căn cứ để nghiên cứu nhằm tìm ra động cơ tiêu dùng và đề xuất các biện pháp tác động nhằm kích thích tiêu dùng du lịch.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến “cầu” du lịch của người dân thành phố cần thơ (Trang 25 - 27)