0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẦU DU LỊCH CỦA NGƢỜ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN “CẦU” DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 56 -58 )

lịch của họ đối với chuyến đi của mình nhƣ thế nào thông qua việc phân tích các số liệu thu thập đƣợc từ khảo sát thực tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẦU DU LỊCH CỦA NGƢỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nhƣ đã trình bày ở phần phƣơng pháp nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng mô hình hồi quy logistic để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định đi du lịch của ngƣời dân thành phố Cần Thơ. Phần mềm thống kê SPSS đƣợc sử dụng để hỗ trợ phân tích, kết quả mô hình đạt đƣợc nhƣ sau:

Bảng 4.13 Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình hồi quy logistic

Biến giải thích B Sig. Exp (B)

Hằng số -10,762 0,012 0,000 Tuổi đáp viên (X1) 0,130 0,036 1,139 Trình độ văn hóa (X2) 0,486 0,038 1,626 Tình trạng hôn nhân (X3) -0,298 0,725 0,743 Địa bàn cƣ trú (X4) 1,956 0,028 7,068 Thu nhập (X5) 0,553 0,039 1,739 Số lần du lịch trong năm (X6) -0,136 0,745 0,873

Mức ý nghĩa quan sát Sig. 0,000

-2LL 44,438

Mức độ dự báo trúng của toàn bộ mô hình 81,7%

Nguồn: Kết quả xử lí số liệu của tác giả bằng SPSS 16.0, 10/2013.

Chú thích: Exp (B) được xác định dựa trên tính mũ cơ số e của hệ số tương quan (B) và được xem là odd ratio. Exp (B) = eB

.

 Theo kết quả phân tích từ phần mềm thống kê SPSS 16.0, ta có phƣơng trình hồi quy logistic sau:

log𝑒[𝑃(𝑌=1)𝑃(𝑌=0)] = -10,762+0,13X1+0,486X2-0,298X3+1,956X4+0,553X5 -0,136X6 Trong đó: Y là quyết định đi du lịch của ngƣời dân thành phố Cần Thơ, đƣợc đo lƣờng bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là có đi du lịch, 0 là không đi du lịch). Các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các biến độc lập (biến giải thích).

 Kiểm định Chi-bình phƣơng đƣợc dùng để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát của mô hình, ta thấy mức ý nghĩa quan sát sig. của mô hình rất nhỏ (0,000 < 0,050) nên ta bác bỏ giả thuyết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập bằng không.

49

 Giá trị -2LL = 44,438 không cao lắm, nhƣ vậy thể hiện một độ phù hợp khá tốt của mô hình tổng thể.

 Mức độ dự báo trúng của toàn bộ mô hình là 81,7%.

 Kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể ta thấy có hai biến tình trạng hôn nhân và biến số lần du lịch trong năm có mức ý nghĩa sig. lần lƣợt là 0,725 và 0,745 đều lớn hơn 0,05. Vì vậy hai biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Hay nói cách khác là tình trạng hôn nhân và số lần đi du lịch trong năm không ảnh hƣởng đến quyết định đi du lịch của ngƣời dân Cần Thơ ở mức ý nghĩa 5%. Các biến còn lại là tuổi (sig.=0,036), trình độ học vấn (sig.=0,038), địa bàn cƣ trú (sig.=0,028) và thu nhập (sig.=0,039) đều có mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0,05 cho thấy các biến này có ý nghĩa thống kê.

 Theo kết quả phân tích trên, phƣơng trình hồi quy logistic với mức ý nghĩa 5% có dạng nhƣ sau:

log𝑒[𝑃(𝑌=1)

𝑃(𝑌=0)] = -10,762 + 0,13X1 + 0,486X2 + 1,956X4 +0,553X5

Trong đó: Y là quyết định đi du lịch của ngƣời dân thành phố Cần Thơ, đƣợc đo lƣờng bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là có đi du lịch, 0 là không đi du lịch). Các biến X1, X2, X4, X5 là các biến độc lập (biến giải thích).

 Các biến có ý nghĩa đƣợc giải thích cụ thể nhƣ sau:

- Biến tuổi: Biến tuổi có hệ số hồi quy dƣơng cho thấy biến này tỷ lệ thuận với quyết định đi du lịch của ngƣời dân thành phố Cần Thơ. Điều này đƣợc hiểu, khi ngƣời dân có tuổi càng cao thì cầu du lịch càng lớn. Vì khi tuổi càng cao, thu nhập càng ổn định hơn, số tiền tiết kiệm càng nhiều, con ngƣời lại càng muốn có những lúc thƣ giãn, thoải mái sau những ngày dài làm việc căng thẳng. Đối với những ngƣời già, tuổi cao họ muốn có những chuyến nghĩ dƣỡng sau khi đã tích lũy đƣợc nhiều tiền hơn, một số ngƣời đƣợc nghĩ hƣu nên họ có thời gian rãnh để đi du lịch, tìm đến những nơi mà thời trẻ họ chƣa biết đến hay chỉ đƣợc biết qua sách vở. Biến tuổi có hệ số B1=0,13 có nghĩa là khi tuổi ngƣời dân cao thêm một tuổi, với điều kiện các yếu tố khác là nhƣ nhau thì log của tỷ lệ xác suất đi du lịch và xác xuất không đi du lịch sẽ tăng thêm 0.13 lần. Để hiểu rõ hơn, ta thấy Exp(B1) là 1,139 điều này có nghĩa là khi tuổi ngƣời dân cao thêm một tuổi với điều kiện các nhân tố khác là nhƣ nhau thì xác suất đi du lịch so với không đi du lịch sẽ tăng thêm 1,139 lần.

- Biến trình độ học vấn: Biến trình độ học vấn có hệ số hồi quy dƣơng cho thấy biến này tỉ lệ thuận với quyết định đi du lịch của ngƣời dân thành phố Cần Thơ. Hay nói cách khác, khi trình độ học vấn của ngƣời dân càng cao thì

50

cầu du lịch của họ càng cao. Vì khi trinh độ càng cao, ngƣời dân sẽ nắm bắt thông tin nhanh hơn đối với các địa điểm du lịch, các chƣơng trình khuyến mãi của các công ty du lịch. Đồng thời, khi trình độ càng cao thì khả năng có đƣợc việc làm tốt cao hơn, thu nhập cũng ổn định và càng cao hơn. Do đó, khả năng đi du lịch của họ nhiều hơn. Biến trình độ học vấn có Exp(B2) là 1,626 điều này có nghĩa là khi trình độ học vấn của ngƣời dân cao thêm một lớp với điều kiện các nhân tố khác là nhƣ nhau thì xác suất đi du lịch so với không đi du lịch sẽ tăng thêm 1,626 lần.

- Biến địa bàn cư trú: Biến địa bàn cƣ trú có hệ số hồi quy dƣơng cho thấy biến này tỉ lệ thuận với quyết định đi du lịch của ngƣời dân thành phố Cần Thơ. Điều này có nghĩa là những ngƣời ở địa bàn trung tâm thành phố sẽ có cầu du lịch cao hơn những ngƣời ở địa bàn ngoại ô và nông thôn. Vì ở địa bàn trung tâm thành phố đa số ngƣời dân có nghề nghiệp ổn định và mức thu nhập cao hơn, họ có nhu cầu thu giãn, giải trí nhiều hơn, phƣơng tiện đi lại tiện lợi và nắm bắt thông tin du lịch dễ dàng hơn so với địa bàn ngoại ô và nông thôn. Từ đó, cầu du lịch của ngƣời dân địa bàn trung tâm thành phố sẽ cao hơn vùng ngoại ô và nông thôn. Biến địa bàn cƣ trú có hệ số Exp(B4)là 7,068 điều này có nghĩa là với điều kiện các nhân tố khác là nhƣ nhau, ngƣời dân đang cƣ trú ở trung tâm thành phố thì xác suất đi du lịch so với không đi du lịch sẽ tăng thêm 7,068 lần.

- Biến thu nhập: biến tổng thu nhập trong một tháng của đáp viên có hệ số hồi quy dƣơng cho thấy biến này tỷ lệ thuận với quyết định đi du lịch của ngƣời dân thành phố Cần Thơ. Điều này cho thấy, khi thu nhập của ngƣời dân càng cao thì cầu du lịch của họ càng cao. Khi ngƣời dân có thu nhập cao thì cái ăn, cái măc của họ không còn là vấn đề nữa, khi đó họ sẽ hƣớng đến nhu cầu đƣợc thƣ giãn, giải trí,... Bên cạnh đó, khi đi du lịch bạn cũng cần phải có nguồn kinh phí cho việc mua sắm, đi lại, ăn uống, nghĩ ngơi,… Do đó, khi thu nhập càng cao thì điều kiện tham gia đi du lịch càng dễ dàng hơn. Biến thu nhập có hệ số Exp(B5) là 0,553 điều này có nghĩa là với điều kiện các nhân tố khác là nhƣ nhau, ngƣời dân có thu nhập tăng thêm một triệu đồng/tháng thì thì xác suất đi du lịch so với không đi du lịch sẽ tăng thêm 0,553 lần.


Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN “CẦU” DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 56 -58 )

×