PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến “cầu” du lịch của người dân thành phố cần thơ (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Số liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là số liệu sơ cấp.

Có 4 phương pháp có thể thu thập thông tin từ khách du lịch đó là quan

25

sát, phỏng vấn trực tiếp cá nhân, phỏng vấn bằng điện thoại và phỏng vấn bằng thƣ tín (Mai Văn Nam, 2008).

Do đối tượng phỏng vấn của đề tài là khách du lịch nên ba phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại và phỏng vấn bằng thƣ tín không đƣợc sử dụng vì một số khó khăn nhƣ sau:

- Đối với phỏng vấn quan sát: tốn nhiều thời gian và chi phí, nhƣng lƣợng thông tin thu thập đƣợc ít.

- Đối với phỏng vấn bằng điện thoại, có một số khó khăn sau: Thứ nhất, không quan sát được người trả lời. Từ đó không thấy được những phản ứng của họ đối với các nhân tố. Thứ hai, đáp viên sẽ rất ngại hoặc có ác cảm vì không nhìn thấy người phỏng vấn. Thứ ba, do bảng câu hỏi nghiên cứu hành vi khá dài nên không tránh khỏi tình trạng người trả lời gác máy giữa chừng.

- Đối với phỏng vấn bằng thƣ tín, cũng có một số khó khăn sau: Thứ nhất, phải đợi khách du lịch trở về nhà thì họ mới trả lời đƣợc, nên mất rất nhiều thời gian. Thứ hai, dữ liệu thu thập không đại diện cho tổng thể, vì có thể người khác trả lời mà người đó chưa từng tham quan hay đi du lịch. Thứ ba, không có ai để khuyến khích hay hướng dẫn đáp viên trả lời. Thứ tư, bảng câu hỏi có thể bị thất lạc trong quá trình chuyển đến phỏng vấn viên.

Từ những khó khăn trên cùng với đặc điểm riêng của đề tài là nghiên cứu

“hành vi” của khách du lịch, nên tác giả quyết định chọn phương pháp thu mẫu là phỏng vấn trực tiếp cá nhân. Vì một số ƣu điểm sau: Thứ nhất, phỏng vấn viên (tác giả) có mặt để khuyến khích, hướng dẫn đáp viên trả lời. Thứ hai, có thể kết hợp hỏi và dùng hình ảnh để giải thích những thắc mắc cho đáp viên. Thứ ba, có thể chọn mẫu kỹ và chính xác hơn. Thứ tƣ, tỷ lệ trả lời của đáp viên rất cao và có thể quan sát gia cảnh của đáp viên mà không cần hỏi.

Thứ năm, có thể thu thập một số thông tin bên ngoài để làm dẫn chứng cho dữ liệu thu thập từ đáp viên.

Do hạn chế về thời gian, kinh phí, trong nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin là phỏng vấn trực tiếp người dân Cần Thơ.

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu

Do đối tượng nghiên cứu là người dân Cần Thơ, bao gồm những người ở trung tâm thành phố Cần Thơ như quận Ninh Kiều và những người ở vùng ngoại ô, nông thôn nhƣ quận Cái Răng, quận Bình Thủy,… đối với những người ở trung tâm thành phố thì trình độ hiểu biết của họ tương đối cao hơn, do đó họ không e ngại khi được phỏng vấn. Tuy nhiên, đối với những người dân sinh sống trong vùng ngoại ô và nông thôn thì trình độ hiểu biết của họ

26

chưa cao. Từ đó, người dân có phần hơi ngại tiếp xúc với người lạ, đặc biệt là cung cấp các thông tin liên quan đến cá nhân nhƣ thu nhập, nghề nghiệp,…

bên cạnh đó còn hạn chế về thời gian, kinh phí nên phương pháp chọn mẫu mà tác giả sử dụng là chọn mẫu thuận tiện.

Chọn mẫu thuận tiện là phương pháp chọn dựa vào cơ hội thuận tiện dễ dàng trong quá trình chọn mẫu. Việc chọn lựa đối tƣợng phỏng vấn đƣợc giao phó cho phỏng vấn viên. Dựa trên tính dễ tiếp xúc, cơ hội thuận tiện nhất để họ tiếp cận với đáp viên (Lưu Thanh Đức Hải, 2007).

Để đảm bảo các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn mang tính đại diện cho tổng thể thì tác giả cố gắng lựa chọn đáp viên ở các địa bàn gần bằng nhau.

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1 Số liệu sơ cấp

Dùng phần mềm thống kê mô tả (SPSS 16.0) để xử lí các số liệu từ các mẫu thu đƣợc, sau đó tiến hành phân tích xử lý các mục tiêu cụ thể cũng nhƣ các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.

2.2.3.2 Phương pháp phân tích

Kết hợp giữa lý thuyết, đề tài nghiên cứu trước của Nguyễn Quốc Nghi (2011) và tình hình thực tế của công ty, đề tài đã sử dụng một số phương pháp phân tích nhƣ sau:

 Đối với mục tiêu 1: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, để thể hiện thực trạng cầu du lịch của người dân thành phố Cần Thơ. Đồng thời tác giả sử dụng phương pháp kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp biến độc lập (T-test) để xem xét giữa địa điểm du lịch và chi phí cho chuyến đi có mối liên hệ không? Bên cạnh đó tác giả tiến hành kiểm định gamma của Goodman và Kruskal để xem xét giữa mức độ ảnh hưởng ảnh hưởng của chương trình khuyến mãi từ các công ty du lịch và trình độ học vấn có mối liên hệ hay không?

Ý nghĩa của một số thông số thông dụng

Mean : trung bình cộng

Sum : tổng tất cả các giá trị trong tập dữ liệu quan sát.

Std. Deviation : độ lệch chuẩn Minimum : giá trị nhỏ nhất Maximum : giá trị lớn nhất

S.E. mean : sai số chuẩn khi ƣớc lƣợng trị trung bình

27

 Đối với mục tiêu 2: Từ bộ số liệu thu thập đƣợc về tuổi, tình trạng hôn nhân, thu nhập, trình độ học vấn, địa bàn cƣ trú và số lần đi du lịch trong năm.

Tác giả sử dụng mô hình hồi quy logistic để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của người dân thành phố Cần Thơ.

Mô hình hồi quy logistic cụ thể nhƣ sau:

loge[P(Y=1)

P(Y=0)] = B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5 + B6X6

Trong đó: Y là quyết định đi du lịch của người dân thành phố Cần Thơ, được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là có đi du lịch, 0 là không đi du lịch).

Các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các biến độc lập (biến giải thích).

Giá trị: B0 là hằng số; B1, B2, B3, B4, B5, B6 là các hệ số.

Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic

Biến số Diễn giải Kỳ

vọng Tuổi đáp viên (X1) Tính từ năm sinh cho đến thời điểm

phỏng vấn +

Trình độ học vấn (X2) Trình độ học vấn với số lớp ghi cụ thể + Tình trạng hôn nhân (X3) Biến giả, giá trị 1 nếu đã kết hôn, giá

trị 0 là chƣa kết hôn +

Địa bàn cƣ trú (X4) Biến giả, giá trị 1 ở trung tâm thành

phố, giá trị 0 ở ngoại ô và nông thôn + Thu nhập (X5) Tổng thu nhập trong một tháng của đáp

viên +

Số lần du lịch trong năm (X6)

Tổng số lần du lịch của đáp viên trong

năm điều tra. +

Nguồn: Nguyễn Quốc Nghi, 2011.

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để chạy mô hình hồi quy logistic và tiến hành kiểm định sự phù hợp của mô hình dựa trên chỉ tiêu -2LL. Sử dụng đại lượng Wald Chi-bình phương được sử dụng để kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy tổng thể. Kiểm định sự phù hợp tổng quát cũng đƣợc thực hiện nhằm kiểm định xem tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn bộ các hệ số trong mô hình ngoại trừ hằng số xem có thực sự có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc không.

 Đối với mục tiêu 3: Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tương quan đa biến để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu trong chuyến du lịch của người dân thành phố Cần Thơ. Các biến giải thích đưa vào mô hình

28

bao gồm: tuổi, thu nhập hàng tháng, trình độ học vấn, số lần du lịch trong năm, chi phí cho chuyến đi trước và một số biến giả (như: tình trạng hôn nhân, địa bàn cƣ trú).

Mô hình hồi quy đa biến có phương trình:

Y= B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5 + B6X6

Trong đó: Y là biến phụ thuộc thể hiện mức chi tiêu/người khi tham gia đi du lịch. Các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các biến độc lập (biến giải thích).

Giá trị: B0 là hằng số; B1, B2, B3, B4, B5, B6 là các hệ số.

Bảng 2.2 Diễn giải các biến độc lập mô hình hồi quy tương quan đa biến

Biến số Diễn giải Kỳ

vọng Tuổi đáp viên (X1) Tính từ năm sinh cho đến thời điểm

phỏng vấn +

Trình độ học vấn (X2) Trình độ học vấn với số lớp ghi cụ thể + Tình trạng hôn nhân (X3) Biến giả, giá trị 1 nếu đã kết hôn, giá

trị 0 là chƣa kết hôn +

Địa bàn cƣ trú (X4) Biến giả, giá trị 1 ở trung tâm thành

phố, giá trị 0 ở ngoại ô và nông thôn + Thu nhập (X5) Tổng thu nhập trong một tháng của đáp

viên +

Số lần du lịch trong năm (X6)

Tổng số lần du lịch của đáp viên trong

năm điều tra. +

Nguồn: Nguyễn Quốc Nghi, 2011.

Trong phần này tác giả sẽ sử dụng phần mềm SPSS để chạy mô hình hồi quy tương quan đa biến. Dựa vào hệ số R2 hiệu chỉnh để đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy đa biến. Kiểm định F được sử dụng phân tích phương sai nhằm kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính. Và từ kết quả có đƣợc sẽ giải thích ý nghĩa thống kê của mô hình thông qua các biến giải thích.

 Đối với mục tiêu 4: Từ các kết quả phân tích trên, áp dụng vào tình hình thực tế địa phương. Tác giả tiến hành phân tích, đánh giá, suy luận nhằm đề xuất giải pháp, chính sách phù hợp nhằm đáp ứng cầu du lịch của người dân thành phố Cần thơ.

29

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến “cầu” du lịch của người dân thành phố cần thơ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)