Dữ liệu, mô tả biến và kỳ vọng dấu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ đô la hóa tài chính bằng chứng thực nghiệm ở các nước thuộc khu vực asean + 6 (Trang 34 - 42)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2.Dữ liệu, mô tả biến và kỳ vọng dấu

Biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu này là biến mức độ đô la hóa tài chính (gọi tắt là đô la hóa tài chính). Như đã trình bày cụ thể trong phần tổng quan tài liệu, đô la hóa tài chính được định nghĩa và đo lường theo nhiều cách thức khác nhau. Trong bài nghiên cứu của Honig (2009), ông đã đưa ra các cách sau để đo lường mức độ đô la hóa của một quốc gia: tỷ lệ tín dụng bằng đô la/ tổng mức tín dụng; tỷ lệ tín dụng bằng đô la/ tổng tài sản; tỷ lệ tiền gửi bằng đô la/ tổng tiền gửi; tỷ lệ tiền gửi bằng đô la/tổng nợ phải trả. Ngoài ra các ngân hàng trung ương và một số nghiên cứu của Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) còn định nghĩa đô la hóa bằng tỷ lệ tiền gửi bằng đô la so với tổng cung tiền M2 hay tỷ lệ giữa tổng tiền gửi và khoản vay bằng đô la so với tổng cung tiền. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này sử dụng định nghĩa đô la hóa tài chính được đo lường theo đề xuất của Levy-Yeyati (2006) theo công thức sau:

Đô 𝑙𝑎 ℎó𝑎 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑏ằ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑜ạ𝑖 𝑡ệ

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑏ằ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑜ạ𝑖 𝑡ệ + 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑏ằ𝑛𝑔 𝑛ộ𝑖 𝑡ệ

Trong đó Tổng tiền gửi bằng ngoại tệ là tổng lượng tiền gửi của cư dân bằng các loại ngoại tệ tại ngân hàng thương mại; Tổng tiền gửi bằng nội tệ là tổng lượng tiền gửi của cư dân bằng đồng nội tệ tại ngân hàng thương mại.

Sở dĩ bài nghiên cứu này lựa chọn cách đo lường đô la hóa tài chính nêu trên vì cách đo lường này phản ánh được phần lớn lượng đô la trong nền kinh tế, thể hiện được bản chất của đô la hóa tài chính, dễ thu thập, được nhiều nghiên cứu trước đây sử dụng và có nguồn dữ liệu đáng tin cây. Tuy nhiên, nhược điểm của định nghĩa này so với các định nghĩa của Honig (2009) và IMF là không tính đến lượng ngoại tệ có trong các khoản vay, ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi ngoại tệ ra nước ngoài, lượng ngoại tệ trong các công cụ tài chính và các tài sản được định danh bằng ngoại tệ.

Dữ liệu về đô la hóa tài chính được tổng hợp từ các báo cáo hàng năm của IMF- Article IV Consultation- IMF Staff Report từ năm 2000 đến năm 2014 kết hợp với bộ dữ liệu của Levy-Yeyati (2010) và Honohan (2008). Ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng thống kê của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Newzealand, Ấn Độ để thu thập các dữ liệu bị khuyết ở 2 nguồn nêu trên.

3.2.2.2. Biến độc lập

Nhóm biến lạm phát:

Như đã trình bày ở phần tổng quan tài liệu, nguyên nhân chính của tình trạng đô la hóa chính là lạm phát. Hơn nữa, theo Fabrico A.C Vieira, Marcio Holland và Marco F. Resende (2012), có một tỷ trọng đáng kể các tài sản và nợ định danh bằng ngoại tệ được nắm giữ bởi cư dân trong nước ở các quốc gia đang phát triển với lịch sử lạm phát cao, chẳng hạn như Argentina, Bolivia và Peru. Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế vẫn tiếp tục duy trì một tỷ lệ lớn các khoản tiền gửi ngân hàng trong nước bằng ngoại tệ (đô la hóa tài chính), chủ yếu là Dollar Mỹ, ngay cả sau khi giai đoạn lạm phát cao đã kết thúc. Ngoài lạm phát, các tác giả này còn nhận thấy mức độ biến động của lạm phát, tốc độ tăng trưởng lạm phát và tỷ trọng tài sản được định danh bằng đô la trong danh mục đầu tư tối ưu (MVP) cũng có tác động đến mức độ đô la hóa. Do đó, dựa trên đề xuất của Fabrico A.C Vieira, Marcio Holland và Marco F. Resende (2012), bài nghiên cứu sử dụng các biến liên quan đến lạm phát sau để xem xét mối quan hệ giữa lạm phát và đô la hóa.

- Lạm phát: Lạm phát hàng năm được tính toán dựa trên sự thay đổi hàng tháng của CPI

dựa trên số liệu của International Financial Statistics (thuộc IMF); Khi lạm phát tăng, đồng nội tệ mất giá, do đó để giữ được giá trị của tài sản tài chính mà mình nắm giữ, cư dân sẽ ưu tiên lựa chọn các tài sản được định danh bằng đồng ngoại tệ, vì thế làm tăng mức độ đô la hóa của quốc gia. Như vậy, biến lạm phát được kỳ vọng sẽ có tương quan dương với mức độ đô la hóa tài chính.

- Biến động lạm phát (Inflation volatility): Được tính toán bằng cách sử dụng phương

sai đơn giản của lạm phát dựa trên số liệu của IFS theo hàng tháng; Một nền kinh tế có mức độ biến động lạm phát càng cao, nhu cầu phòng ngừa rủi ro sụt giảm giá trị các tài sản tài chính định danh bằng đồng nội tệ sẽ càng lớn, do đó biến động lạm phát được kỳ vọng sẽ có tương quan dương với mức độ đô la hóa tài chính.

- Tốc độ tăng trưởng lạm phát (Inflation acceleration): Được tính toán bằng cách sử

dụng thay đổi của lạm phát dựa trên số liệu của IFS theo hàng tháng, cụ thể:

𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑙ạ𝑚 𝑝ℎá𝑡 = 𝐿ạ𝑚 𝑝ℎá𝑡 𝑛ă𝑚 𝑡

Tương tự như các biến lạm phát nêu trên, khi tốc độ tăng trưởng lạm phát cao, việc sụt giảm giá trị tài sản tài chính định danh bằng nội tệ càng lớn, do đó biến tốc độ tăng trưởng lạm phát được kỳ vọng sẽ có tương quan dương với mức độ đô la hóa.

- Danh mục phương sai tối thiểu (MVP): cho thấy tỷ trọng tài sản được định danh bằng

đồng đô la trong danh mục đầu tư tối ưu và được tính toán dựa trên lạm phát và tỷ giá hối đoái thực hàng tháng từ IFS theo công thức (4):

𝑀𝑉𝑃 = 𝑉𝑎𝑟 (П) + 𝑐𝑜𝑣 (П, 𝑠)

𝑉𝑎𝑟 (П) + 𝑉𝑎𝑟 (𝑠) + 2 𝑐𝑜𝑣(П, 𝑠)

Với П là lạm phát hàng năm; s là thay đổi tỷ giá hối đoái thực, trong đó tỷ giá hối đoái thực hàng tháng được tính toán dựa trên tỷ giá hối đoái danh nghĩa hàng tháng và dữ liệu lạm phát từ IFS như sau:

𝑇ỷ 𝑔𝑖á ℎố𝑖 đ𝑜á𝑖 𝑡ℎự𝑐 = (1 + 𝑡ỷ 𝑔𝑖á ℎố𝑖 đ𝑜á𝑖 𝑑𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎĩ𝑎)

(1 + 𝑡ỷ 𝑙ệ 𝑙ạ𝑚 𝑝ℎá𝑡) − 1

𝑇ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑡ỷ 𝑔𝑖á ℎố𝑖 đ𝑜á𝑖 𝑡ℎự𝑐 = 𝑇ỷ 𝑔𝑖á ℎố𝑖 đ𝑜á𝑖 𝑡ℎự𝑐 𝑛ă𝑚 𝑡

𝑇ỷ 𝑔𝑖á ℎố𝑖 đ𝑜á𝑖 𝑡ℎự𝑐 𝑛ă𝑚 𝑡 − 1− 1

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hàng tháng được thu thập từ IFS của IMF. Như đã phân tích ở mục 2.2.4. Quan điểm danh mục đầu tư ở phần tổng quan các nghiên cứu trước đây, tỷ trọng đồng đô la trong danh mục phương sai tối thiểu sẽ tăng khi có sự gia tăng biến động của lạm phát và khi có sự sụt giảm của biến động tỷ giá. Do đó, biến MVP được kỳ vọng sẽ có tương quan dương với mức độ đô la hóa.

Nhóm biến nợ công:

Các biến thuộc nhóm biến nợ công phản ánh khả năng vỡ nợ của chính phủ và rủi ro của một quốc gia. Những biến này được cho là có tác động đến kỳ vọng của nhà đầu tư đối với tài sản được định danh bằng nội tệ và niềm tin của họ cũng như các tổ chức quốc tế vào cam kết của chính phủ, do đó làm giảm động lực để đầu tư vào tài sản nội địa. Bài nghiên cứu này đề xuất các biến sau để đại diện cho nhóm biến nợ công:

- Tỷ lệ nợ công/GDP: Tỷ lệ này được thu thập dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Thế giới

Gross Debt (percent of GDP). Theo những quan điểm đã được nêu ra ở mục tổng quan tài liệu, biến tỷ lệ nợ công/GDP được kỳ vọng có tương quan dương với mức độ đô la hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biến điểm xếp hạng đầu tư (Investment Grade): Biến giả có giá trị là 1 nếu quốc gia

được đánh giá đầu tư và 0 nếu quốc gia được đánh giá đầu cơ; được thu thập từ Moody. Theo tiêu chuẩn Moody’s, các quốc gia được xếp hạng ở mức Baa3 trở lên là các quốc gia đầu tư và các quốc gia được xếp hạng dưới mức Baa3 thuộc các nước đầu cơ. Một quốc gia được xếp hạng đầu tư, cho thấy sự ổn định về kinh tế-chính trị-xã hội của quốc gia đó, bảo đảm khả năng trả nợ của chính phủ, vì vậy tạo được niềm tin của cư dân vào chính phủ, làm giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Do đó, biến điểm xếp hạng đầu tư được kỳ vọng có tương quan âm với mức đô la hóa của quốc gia.

- Biến tương tác giữa nợ công và điểm xếp hạng đầu tư (Debt_Grade): Biến phản ánh

mối tương tác giữa tỷ lệ nợ trên GDP và trạng thái đầu tư, được tính toán theo công thức sau:

𝐷𝑒𝑏𝑡_𝐺𝑟𝑎𝑑𝑒 =𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑐ô𝑛𝑔

𝐺𝐷𝑃 𝑋(1 − 𝐼𝑛𝑣𝑒𝑠𝑡𝑚𝑒𝑛𝑡 𝐺𝑟𝑎𝑑𝑒)

Theo đó, các nước có tỷ lệ nợ công/GDP cao và được xếp hạng là quốc gia đầu cơ thì các nhà đầu tư sẽ có xu hướng nắm giữ tài sản định danh bằng ngoài tệ. Do đó, biến này được kỳ vọng sẽ có mối tương quan dương với mức độ đô la hóa.

Nhóm biến thể chế:

Quan điểm thể chế như đã trình bày ở phần tổng quan tài liệu là một trong những quan điểm mạnh khi nghiên cứu về tình trạng đô la hóa ở mỗi quốc gia. Một quốc gia có thể chế yếu kém sẽ làm giảm mức độ tín nhiệm vào cam kết trả nợ của chính phủ cũng như niềm tin vào chính sách trong nước, từ đó dẫn đến việc lựa chọn tài sản định danh bằng ngoại tệ thay vì nắm giữ tài sản định danh bằng nội tệ. Theo đề xuất của Fabrico A.C Vieira, Marcio Holland và Marco F. Resende (2012), bài nghiên cứu này sử dụng bộ chỉ tiêu đánh giá thể chế quốc gia từ cơ sở dữ liệu World Bank’s Worldwide Governance Indicators (WGI) từ năm 2000-2013, cụ thể như sau:

- Quy định pháp luật (Rule of Law): Đo lường mức độ mà các tác nhân kinh tế có niềm

tin và tuân thủ các quy tắc của xã hội, bao gồm cả chất lượng của quyền thực thi hợp đồng và quyền sở hữu tài sản, cảnh sát, tòa án, cũng như khả năng của tội phạm và bạo lực. Biến này được kỳ vọng sẽ có tương quan âm với mức độ đô la hóa của quốc gia. - Kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption): Thước đo mức độ nguồn lực công

cộng được thực hiện cho mục đích cá nhân, bao gồm cả hình thức nhỏ và lớn của tham nhũng, cũng như nắm giữ quyền lực vì lợi ích cá nhân. Biến này được kỳ vọng sẽ có tương quan âm với mức độ đô la hóa của quốc gia.

- Chất lượng điều hành (Regulatory Quality): Đo lường khả năng của chính phủ đưa

ra các chính sách và quy định hợp lý tạo cơ hội và thúc đẩy cho khu vực tư phát triển. Biến này được kỳ vọng sẽ có tương quan âm với mức độ đô la hóa của quốc gia. - Hiệu quả chính phủ (Government Quality): Thước đo chất lượng của khu vực công;

năng lực của dịch vụ công dân và sự độc lập của nó dưới áp lực chính trị cũng như chất lượng của việc đưa ra chính sách. Biến này được kỳ vọng sẽ có tương quan âm với mức độ đô la hóa của quốc gia.

- Ổn định chính trị (Political stability and absence of violence/terrosism): Đo lường

khả năng chính phủ sẽ mất ổn định bởi các những việc làm không hợp hiến pháp hay bạo lực, kể cả khủng bố. Biến này được kỳ vọng sẽ có tương quan âm với mức độ đô la hóa của quốc gia.

- Tiếng nói và trách nhiệm giải trình (Voice and accountability): Đo lường mức độ

mà công dân một quốc gia tham gia bầu cử chính phủ của họ, cũng như sự tự do bày tỏ ý kiến, tự do đoàn thể và tự do truyền thông. Biến này được kỳ vọng sẽ có tương quan âm với mức độ đô la hóa của quốc gia.

Các biến khác có tác động đến mức độ đô la hóa:

Dựa trên các quan điểm về đô la hóa cũng như các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố vĩ mô tác động đến mức độ đô la hóa, bài nghiên cứu này đưa thêm vào mô hình nghiên cứu các biến vĩ mô như sau:

- Thu nhập bình quân đầu người (Per capital Income): Biến này được thu thập từ

quân đầu người đại diện cho mức độ phát triển tài chính của quốc gia, đánh giá độ sâu tài chính của quốc gia đó. Một quốc gia có thị trường tài chính phát triển thì mức độ hội nhập tài chính quốc tế càng sâu rộng, khả năng tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài cao, do đó có thể có tương quan dương với tình trạng đô la hóa. Ngược lại cũng có quan điểm cho rằng, khi một quốc gia có độ sâu tài chính lớn, thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ thì các ngân hàng sẽ nắm giữ các tài sản định danh bằng nội tệ nhiều hơn. Như vậy kỳ vọng dấu của biến thu nhập bình quân đầu người có thể là dương hoặc âm đối với tình trạng đô la hóa.

- Biến giả chế độ tỷ giá (Foreign exchange regime dummy): Biến giả chế độ tỷ giá có

giá trị là 1 nếu quốc gia đó thuộc chế độ tỷ giá cố định và bằng 0 nếu quốc gia có chế độ tỷ giá linh hoạt và thả nổi hơn. Biến này được IMF tổng hợp và báo cáo hàng năm trong IMF Country Report cũng như được Ilzetki và cộng sự (2011) tổng hợp lại. Đối với mối quan hệ giữa chế độ tỷ giá và mức độ đô la hóa, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đưa ra những kết quả trái ngược nhau. Một quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá cố định sẽ có những cam kết chặt chẽ hơn về điều hành vĩ mô, do đó bảo đảm được việc thực hiện các cam kết của chính phủ, làm hạn chế tình trạng đô la hóa. Ngược lại trong một chế độ tỷ giá linh hoạt, nếu khả năng phòng vệ của chính phủ trước những cú shock bên ngoài nền kinh tế không đủ mạnh, người dân sẽ có xu hướng gửi tiền bằng ngoại tệ nhiều hơn để tránh các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Do đó, bài nghiên cứu này kỳ vọng mối tương quan giữa biến chế độ tỷ giá với tình trạng đô la hóa có thể là dương hoặc âm.

- Mức độ mở cửa tài chính (Financial Openness): Đo lường mức độ mở cửa giao dịch

tài khoản vốn cũng như độ sâu và rộng của việc kiểm soát vốn dựa trên đề xuất của AREAER về chỉ số KAOPEN được đưa ra bởi Chinn và Ito (Journal of Development Economics, 2006). Mức độ mở cửa tài chính càng cao, khả năng hội nhập tài chính quốc tế càng lớn, việc tiếp cận các nguồn vốn vay, tiền gửi và tài sản định danh bằng ngoại tệ trở nên dễ dàng, do đó làm tăng mức đô la hóa trong nền kinh tế. Do đó, biến mức độ mở cửa tài chính được kỳ vọng có tương quan dương với mức độ đô la hóa tài chính của quốc gia.

- Quy mô quốc gia: (Country size): Biến quy mô quốc gia được xây dựng dựa trên logarit của GDP thực từ nguồn dữ liệu IFS của IMF, trong đó GDP thực được xác định như sau:

𝐺𝐷𝑃 𝑡ℎự𝑐 = 𝐺𝐷𝑃 𝑑𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎĩ𝑎

𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑔𝑖ả𝑚 𝑝ℎá𝑡 𝐺𝐷𝑃 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các nghiên cứu trước đây cho rằng quốc gia có quy mô càng lớn, khả năng tiếp cận vốn quốc tế, cơ hội đa dạng hóa sản phẩm đầu tư và thị trường tài chính phát triển tốt hơn so với các quốc gia có quy mô nhỏ, từ đó làm gia tăng mức độ đô la hóa của quốc gia. Vì vậy, bài nghiên cứu kỳ vọng một mối quan hệ dương giữa mức độ đô la hóa và quy mô quốc gia.

- Lãi suất thị trường Mỹ (US Interest): Biến này được thu thập từ nguồn dữ liệu hàng

năm của IMF, được sử dụng để do lường mức độ thay đổi của tính thanh khoản quốc tế theo thời gian. Khi tính thanh khoản quốc tế tăng, lượng ngoại tệ chảy vào nền kinh tế nhiều hơn, có thể dẫn đến việc gia tăng mức độ đô la hóa. Ngược lại, khi tính thanh khoản quốc tế gia tăng, nền kinh tế nội địa tốt hơn, do đó chính phủ tạo được niềm tin

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ đô la hóa tài chính bằng chứng thực nghiệm ở các nước thuộc khu vực asean + 6 (Trang 34 - 42)