Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ đô la hóa tài chính bằng chứng thực nghiệm ở các nước thuộc khu vực asean + 6 (Trang 33 - 34)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1.Mô hình nghiên cứu

Bài nghiên cứu này sử dụng một mô hình hồi quy được đề xuất bởi Fabrico A.C Vieira, Marcio Holland và Marco F. Resende (2012) để làm rõ mối quan hệ giữa đô la hóa tài chính với các nhân tố vĩ mô đã được thảo luận ở phần tổng quan tài liệu, cụ thể như sau:

Dollari,t = β0 + β1Dollari,t-1 + β2X1i,t + β3X1i,t-1 + β4X2i,t + β5X2i,t-1 + β6X3i,t + β7X3i,t-1 + β8X4,it

+ β9X5,it + εi,t (5)

Trong đó:

Dollari,t là biến phụ thuộc đại diện cho mức độ đô la hóa ở quốc gia i tại thời gian t.

Dollari,t-1 là biến độc lập đại diện cho mức độ đô la hóa ở quốc gia i tại thời gian t-1.

X1i,t là biến độc lập đại diện cho các biến liên quan đến lạm phát ở quốc gia i tại thời gian t như: mức độ lạm phát, biến động lạm phát, tốc độ tăng trưởng lạm phát và danh mục phương sai tối thiểu MVP.

X2i,t là biến độc lập đại diện cho các biến liên quan đến mức độ nợ công của quốc gia i tại thời gian t như: tỷ lệ nợ công/GDP; biến điểm xếp hạng đầu tư; biến tương tác giữa tỷ lệ nợ công/GDP và điểm xếp hạng đầu tư.

X3i,t là biến độc lập đại diện cho các biến liên quan đến thể chế của quốc gia i tại thời gian t như: Quy định của pháp luật; Tiếng nói và trách nhiệm giải trình, Kiểm soát tham nhũng, Chất lượng điều hành; Hiệu quả chính phủ; Ổn định chính trị.

X4i,t là biến độc lập đại diện cho các biến vĩ mô khác của quốc gia i tại thời gian t như: Bình quân thu nhập đầu người; Chế độ tỷ giá; Độ mở cửa tài chính.

X5i,t là biến kiểm soát như Quy mô quốc gia hoặc lãi suất thị trường Mỹ

εi,t là sai số.

Bởi vì các biến trong nhóm biến thể chế có thể có sự tương quan cao, do đó bài nghiên cứu sẽ kiểm định mối quan hệ giữa biến đô la hóa với từng biến trong nhóm biến thể chế. Đối với trường hợp của ASEAN và Việt Nam, bài nghiên cứu sẽ thêm các biến giả đại diện cho ASEAN và Việt Nam và kết hợp chúng với các biến trong mô hình (5) để đo lường mức độ tác động của các biến độc lập đối với tình trạng đô la hóa ở khu vực ASEAN và Việt Nam so với toàn bộ khu vực ASEAN +6. Chi tiết về việc mô tả biến sẽ được trình bày cụ thể ở mục tiếp theo.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ đô la hóa tài chính bằng chứng thực nghiệm ở các nước thuộc khu vực asean + 6 (Trang 33 - 34)