Kết quả hồi quy cho các nước ASEAN và Việt Nam

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ đô la hóa tài chính bằng chứng thực nghiệm ở các nước thuộc khu vực asean + 6 (Trang 59 - 65)

4. Kết quả nghiên cứu

4.3.Kết quả hồi quy cho các nước ASEAN và Việt Nam

Phương pháp ước lượng DGMM một bước cũng được áp dụng để phân tích cho trường hợp của ASEAN và Việt Nam. Bởi vì trong khối ASEAN + 6, các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và NewZealand là những nước có nền kinh tế rất phát triển, đồng tiền của mỗi quốc gia tương đối mạnh, do đó, việc tách riêng ra để xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố nêu trên và mức độ đô la hóa cho khu vực ASEAN và riêng Việt Nam là hoàn toàn cần thiết. Bài nghiên cứu cũng sử dụng lại mô hình ở Bảng 5 và thay thế lần lượt các biến thể chế để nắm bắt đầy đủ nhất sự tác động của nhóm biến này cho từng trường hợp cụ thể. Để có thể đo lường được sự tác động ở ASEAN và Việt Nam, bài nghiên cứu đã thêm vào các biến giả đại diện cho khu vực ASEAN và khu vực Việt Nam với giá trị bằng 1 và bằng 0 cho các quốc gia còn lại. Sau đó, các biến giả này sẽ được đưa vào mô hình bằng cách nhân với từng biến độc lập để tạo nên biến giả độc lập tương ứng:

Biến giả độc lập ASEAN = Biến độc lập x Biến giả ASEAN Biến giả độc lập Việt Nam = Biến độc lập x Biến giả Việt Nam.

Hệ số của các biến giả độc lập này cho thấy mức độ tác động của từng biến độc lập tương ứng đến tình trạng đô la hóa tài chính ở ASEAN và Việt Nam so với toàn khu vực ASEAN + 6. Hệ số dương biểu thị mức độ tác động của các biến độc lập ở ASEAN/Việt Nam cao hơn so với toàn bộ khu vực ASEAN + 6 và ngược lại đối với trường hợp hệ số âm. Trong trường hợp hệ số này bằng 0 thì mức độ tác động của các nhân tố vĩ mô đối với tình trạng đô la hóa cho riêng khu vực ASEAN/Việt Nam là tương tự toàn bộ khu vực ASEAN + 6. Từ phương pháp nghiên cứu nêu trên, mẫu nghiên cứu cho 2 trường hợp riêng biệt này vẫn là 210 quan sát. Phần tiếp theo sẽ trình bày một cách tổng quát các biến có ý nghĩa thống kê cho từng trường hợp ASEAN và Việt Nam.

Trường hợp ASEAN:

Bảng 6 trình bày kết quả hồi quy về mức độ tác động của các nhóm biến lạm phát, nhóm biến nợ công, nhóm biến thể chế và các biến vĩ mô khác lên mức độ đô la hóa tài chính ở ASEAN so với khu vực ASEAN + 6. Hệ số của biến giả độ trễ một kỳ đô la hóa có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có giá trị là 0.51, cho thấy biến trễ đô la hóa ở ASEAN có khả năng

giải thích tốt hơn mức độ đô la hóa và sự dai dẳng của nó so với toàn khu vực. Hệ số của biến lạm phát và hệ số biến danh mục phương sai tối thiểu có giá trị dương ở mức ý nghĩa 10%, cho thấy tác động của lạm phát đối với mức độ đô la hóa ở các nước ASEAN cao hơn so với khu vực ASEAN + 6. Trong khi đó, tác động của biến động lạm phát (cả ở hiện tại và trễ một kỳ) và tốc độ tăng trưởng lạm phát lên tình trạng đô la hóa của toàn khu vực lại cao hơn so với riêng ASEAN. Các biến liên quan đến nợ công bao gồm tỷ lệ nợ công trên GDP trễ một kỳ và biến điểm xếp hạng đầu tư đều có ý nghĩa và mang dấu dương cho thấy sự tác động mạnh mẽ hơn của nợ công đối với tình trạng đô la hóa. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng nợ công của khu vực ASEAN + 6 tốt hơn so với ASEAN, mặc dù tỷ lệ nợ công của các nước này rất cao nhưng các nhà đầu tư vẫn rất tin tưởng vào khả năng trả nợ và các chính sách của chính phủ. Như đã trình bày ở bảng 4, biến tỷ lệ nợ công của khu vực ASEAN + 6 lại có mối quan hệ âm với mức độ đô la hoá, cho thấy một sự tập trung cải thiện tình trạng thể chế cũng như thiết lập các chính sách vĩ mô hợp lý để lấy lại niềm tin bị mất đi do nợ công cao ở quá khứ. Kết quả hồi quy ở Bảng 6 lại cho thấy một mối quan hệ âm có ý nghĩa thống kê đối với biến tỷ lệ nợ công trên GDP. Điều này cho thấy hiệu quả cải thiện thể chế và chính sách vĩ mô của các nước ASEAN cũng thấp hơn so với toàn khu vực trong việc hạn chế đô la hoá.

Các biến thể chế bao gồm quy định của pháp luật, kiểm soát tham nhũng, tiếng nói và trách nhiệm giải trình và biến chất lượng điều hành đều có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê, cho thấy sự cải thiện thể chế, chất lượng của chính phủ ở khu vực ASEAN có tác động đến mức độ đô la hoá thấp hơn so với các nước ASEAN +6. Chất lượng chính phủ ở khu vực Đông Nam Á nhìn chung vẫn còn thấp, do đó dù có những biện pháp để nâng cao các mặt liên quan đến thể chế, nhưng chính phủ các quốc gia này vẫn không thể củng cố được niềm tin nơi công chúng đối với những cam kết của mình so với chính phủ của các nước phát triển như Nhật Bản, Úc, NewZealand hay Hàn Quốc.

Bảng 6. Kết quả hồi quy GMM cho trường hợp ASEAN Dollar (1) (2) (3) (4) (5) (6) Dollarization Lag 1 0.505902*** 0.425348*** 0.522177*** 0.4886779*** 0.549594*** 0.444004*** INF 0.1897333* 0.197031* 0.231736** 0.190703* 0.254842** 0.217467* INFvolatility -0.0976627** -0.09914*** -0.09942*** -0.0897811*** -0.10949*** -0.08476*** INF acceleration -0.0007892** -0.00082*** -0.00078*** -0.0007605*** -0.00074*** -0.00078*** INF lag 1 0.121212 0.146085 0.147148 0.1225824 0.176143 0.109003 INFvolatility lag 1 -0.0632449*** -0.07292*** -0.06416*** -0.0624883*** -0.07295*** -0.06539

INF acceleration Lag 1 -0.0004223 -0.00048* -0.00035 -0.0003603 -0.00033 -0.00042

MVP 0.0488419* 0.042615* 0.040672 0.0321775 0.029077 0.039699

MVP Lag 1 0.0130175 0.018373 0.006673 0.0009724 -0.00205 0.009797

Rule of Law -0.1455615**

Rule of Law Lag 1 0.0515392

Controlof Corruption -0.12468

Controlof Corruption Lag 1 0.03614

Government Effective -0.01147

Government Effective Lag 1 -0.00526

Voice and Accountability -0.071351*

Voice and Accountability Lag 1 -0.0073564

Political Stability 0.034092

Political Stability Lag 1 -0.00686

Regulatory Quality -0.10866**

Regulatory Quality Lag 1 0.0241

PublicdebtGDP -0.2159384* -0.11644 -0.19249* -0.1701319 -0.16733 -0.1816 PublicdebtGDP Lag 1 0.1980008* 0.132799 0.151772 0.1677094 0.118671 0.139013 Debt_Grade 0.0757981 0.09541 0.170088* 0.1168413 0.198656** 0.116057 Debt_Grade Lag 1 0.0183882 0.000224 0.007 -0.0046486 0.02044 0.003929 LNPerCapital -0.0641187* -0.04718 -0.05873 -0.0443322 -0.06041* -0.06906** Kaopen 0.0242569** 0.016458 0.022339** 0.0232159** 0.023347** 0.022031** I_grade 0.1080672** 0.101284** 0.123968*** 0.1142257*** 0.117731*** 0.119188*** FXregimedummy -0.0364547* -0.02742 -0.03477 -0.0310709 -0.0384* -0.03587* Countrysize 0.0776906 0.045364 0.072133 0.041261 0.071848 0.083476*

Các biến vĩ mô còn lại đều có ý nghĩa thống kê, trong đó các biến thu nhập bình quân đầu người và chế độ tỷ giá mang dấu âm; biến độ mở tài chính và quy mô quốc gia cho dấu ngược lại. Thu nhập bình quân đầu người đại diện cho mức độ phát triển thị trường tài chính của các quốc gia Đông Nam Á, cho thấy một tác động thấp hơn đối với tình trạng đô la hoá so với toàn bộ khu vực ASEAN + 6 mà điều này có thể được giải thích là vì mức độ phát triển thị trường tài chính ở các quốc gia Đông Nam Á vẫn còn rất thấp so với các nước phát triển khác trong khu vực. Đáng chú ý trong các kết quả hồi quy ở Bảng 6 là việc hệ số của biến mở cửa tài chínhmang dấu dương, phù hợp với thực tế là khi các nước Đông Nam Á mở cửa tài chính càng mạnh thì khả năng đối phó với những rủi ro tiềm ẩn từ việc mở cửa yếu hơn so với các nước có tiềm lực tài chính mạnh nhưng Trung Quốc, Nhật Bản và Úc, từ đó dẫn đến mức độ đô la hoá tăng cao hơn ở các nước ASEAN.

Trường hợp Việt Nam:

Bảng 7 trình bày kết quả hồi quy GMM một bước cho trường hợp Việt Nam. Các kết quả của Việt Nam cũng tương tự các nước ở khu vực ASEAN, trong đó các biến đô la hoá trễ một kỳ, lạm phát, tỷ lệ nợ công trên GDP trễ một kỳ, ổn định chính trị, điểm xếp hạng đầu tư và mức độ mở cửa tài chính có tác động đến tình trạng đô la hoá lớn hơn so với toàn khu vực ASEAN + 6. Ngược lại, các biến tốc độ tăng trưởng lạm phát (ở hiện tại và trễ một kỳ), biến động lạm phát, tỷ lệ nợ công, chế độ tỷ giá, thu nhập bình quân đầu người, quy định của pháp luật và kiểm soát tham nhũng có hệ số mang dấu âm, cho thấy mức độ tác động đến đô la hoá thấp hơn so với toàn bộ khu vực. Cách giải thích cho các kết quả này của Việt Nam cũng tương tự cách giải thích cho trường hợp các nước Đông Nam Á. Đặc biệt, đối với trường hợp Việt Nam, biến ổn định chính trị cho thấy một số kết quả khá thú vị. Việc ổn định chính trị ở Việt Nam có tác động đến tâm lý, niềm tin của người dân đối với các chính sách của chính phủ. Do đó, việc giữ vững và tăng cường mức độ ổn định chính trị ở Việt Nam sẽ góp phần làm giảm việc nắm giữ các tài sản định danh bằng ngoại tệ để phòng ngừa những rủi ro quốc gia tiềm ẩn.

So sánh kết quả của ASEAN và Việt Nam, có thể thấy rằng các biến sau ở Việt Nam có tác động mạnh hơn đến mức độ đô la hoá so với các nước Đông Nam Á: biến đô la hoá trễ một kỳ; biến biến động lạm phát (ở hiện tại và trễ một kỳ); biến nợ công (ở hiện tại và trễ một

kỳ); biến thu nhập bình quân đầu người; biến kiểm soát tham nhũng; biến độ mở tài chính; biến xếp hạng đầu tư và chế độ tỷ giá. Trong khi đó, biến quy định của pháp luật và tốc độ tăng trưởng lạm phát lại có mức độ tác động thấp hơn. Điều này có thể được giải thích bằng đặc thù của nền kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam. Một tác động đến các khía cạnh liên quan tới tình hình kinh tế, chính sách vĩ mô ở Việt Nam sẽ có phản ứng mạnh mẽ hơn đến tâm lý của người dân so với các nước khác trong khu vực. Mặt khác, những sự cải thiện, nâng cao, hoàn thiện hơn về mặt thể chế như quy định pháp luật ở Việt Nam lại không có tác động nhiều đến tâm lý và niềm tin của người dân về chất lượng quản lý, điều hành của chính phủ dẫn đến việc vẫn duy trì mức độ cao hơn các tài sản được định danh bằng ngoại tệ. Hơn nữa vấn đề tham nhũng là một trong những vấn đề rất được quan tâm ở Việt Nam, do đó, việc Chính phủ Việt Nam có những động thái hạn chế tham nhũng có tác động rất lớn đến niềm tin của người dân vào bộ máy quản lý cũng như các chính sách, dự án được đưa ra và thực hiện bởi chính quyền địa phương.

Tóm lại, kết quả hồi quy đối với trường hợp của ASEAN và Việt Nam cho thấy các kết quả tương tự nhau. Biến đô la hóa có độ trễ và các nhóm biến lạm phát ở hai trường hợp cụ thể này đều cho thấy mức độ tác động mạnh hơn đến tình trạng đô la hóa so với toàn bộ khu vực. Các biến liên quan đến nợ công có mức độ tác động thấp hơn đối với tình trạng đô la hóa, cho thấy niềm tin của người dân ở các nước ASEAN và Việt Nam vào khả năng trả nợ của chính phủ các nước này thấp hơn so với các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và NewZealand – những nước có tỷ lệ nợ công rất cao, nhưng được sử dụng hiệu quả hơn.

Các biến thể chế bao gồm quy định của pháp luật, kiểm soát tham nhũng, tiếng nói và trách nhiệm giải trình, chất lượng điều hành và ổn định chính trị cho thấy dù các nước ASEAN hay Việt Nam có tiến hành cải thiện, nâng cao thể chế, chất lượng chính phủ của mình thì niềm tin họ nhận được ở công chúng vẫn thấp hơn so với các nước phát triển khác trong khu vực mà nguyên nhân đến từ việc chất lượng chính phủ ở các nước này đã không được đánh giá cao ở các giai đoạn trước cũng như khả năng quản lý, điều hành nền kinh tế-xã hội của những nước này vẫn còn nhiều hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 7. Kết quả hồi quy GMM cho Việt Nam Dollar (1) (2) (3) (4) (5) (6) Dollarization Lag 1 0.521858*** 0.442338*** 0.543583*** 0.501773*** 0.567286*** 0.480933*** INF 0.19981* 0.225252** 0.243447** 0.199283* 0.27895** 0.232836** INFvolatility -0.10185*** -0.10013*** -0.10015*** -0.09517*** -0.11721*** -0.09033*** INF acceleration -0.00072*** -0.00075*** -0.00074*** -0.00073*** -0.00069** -0.00072*** INF Lag 1 0.144118 0.161525 0.152027 0.149963 0.221459* 0.13538 INFvolatility Lag 1 -0.06543*** -0.07217*** -0.06459*** -0.06375*** -0.07833*** -0.06524***

INF acceleration Lag 1 -0.00035 -0.0004 -0.0003 -0.00033 -0.00027 -0.00032

MVP 0.029834 0.021384 0.017664 0.015132 0.002577 0.017914

MVP Lag 1 -0.00265 0.002767 -0.00658 -0.01084 -0.02226 -0.00557

Rule of Law -0.12694*

Rule of Law Lag 1 0.075613

Controlof Corruption -0.10528***

Controlof Corruption Lag 1 0.029398

Government Effective 0.009451

Government Effective Lag 1 0.005903

Voice and Accountability -0.06642

Voice and Accountability Lag 1 -0.0007

Political Stability 0.042141*

Political Stability Lag 1 0.003524

Regulatory Quality -0.07148

Regulatory Quality Lag 1 0.015441

PublicdebtGDP -0.2318** -0.13259 -0.21886* -0.20835* -0.19472* -0.20711* PublicdebtGDP Lag 1 0.222484** 0.164505 0.193595 0.215283** 0.162135 0.186991* Debt_Grade 0.086796 0.097962 0.180654** 0.109653 0.204215** 0.127601 Debt_Grade Lag 1 0.019588 -0.01896 -0.01757 -0.01044 0.006628 -0.0154 LNPerCapital -0.06651* -0.04968 -0.05195 -0.05348 -0.06982** -0.06697* Kaopen 0.025966** 0.021952** 0.024301** 0.026129* 0.026083** 0.027839*** I_grade 0.101485** 0.100714** 0.116*** 0.106071* 0.101121** 0.118009*** FXregimedummy -0.05242** -0.03277 -0.03539 -0.04073 -0.04899* -0.04522* Countrysize 0.075329 0.040353 0.053066 0.05061 0.077782 0.072278

Đặc biệt với trường hợp của Việt Nam, việc ổn định chính trị và kiểm soát tham nhũng đóng một vai trò quan trọng và có tác động mạnh đến mức độ đô la hóa của quốc gia vì đây là những vấn đề mà không chỉ cả chính phủ Việt Nam, người dân trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đều quan tâm.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ đô la hóa tài chính bằng chứng thực nghiệm ở các nước thuộc khu vực asean + 6 (Trang 59 - 65)