ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu nghiên cứu xu hướng tiêu dùng cá của người dân thành phố cần thơ (Trang 33)

3.2.1 Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm

châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu,

tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Phía Bắc

giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây

giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông

và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc. Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ

gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện ( Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã,

phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường). Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

3.2.2 Đặc điểm địa hình

Địa mạo, địa hình, địa chất của thành phố bao gồm 3 dạng: đê tự nhiên ven sông Hậu, đồng lũ nửa mở và đồng bằng châu thổ. Cao trình phổ biến từ +0,8 - 1,0m, thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Địa bàn được hình thành chủ yếu từ

25

Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư

nghiệp. Cao độ trung bình khoảng 1,00 – 2,00m dốc từ đất giồng ven sông Hậu,

sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng (từ Đông Bắc sang Tây Nam). Do nằm

cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá dày. Bên cạnh đó,

thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương,

Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập.

Địa mạo bao gồm 3 dạng chính:

Vùng tứ giác ven sông Hậu hình thành dải đất cao (đê tự nhiên) và các cù lao ven sông Hậu.

Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm.

Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.

Địa chất: địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50m có hai loại trầm

tích: Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

3.2.3 Khí hậu

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Khí hậu điều hoà dễ

chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28ºC, số giờ nắng trung bình cả năm:

2.249,2h. Lượng mưa trung bình năm: 1600 mm(năm 2000 khoảng 1.911, năm

2004 khoảng 1.416mm).

Độ ẩm trung bình năm: 82% - 87% (thay đổi theo các năm). Gió có 2 hướng chính: Hướng Đông Bắc: từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô). Hướng Tây Nam: từ

tháng 5 đến tháng 10 (mùa mưa), tốc độ gió bình quân 1,8 m/s. Ít bão nhưng thường có giông vào mùa mưa.

Thuận lợi: chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền

nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong

năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có

thể tạo ra 1 hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại

26

Hạn chế: mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50%

diện tích toàn thành phố; mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây

khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn,

phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các

mùa của sản xuất nông nghiệp.

3.2.4 Thủy văn

Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65

km đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6km. Tổnglượngnước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổnglượng nước của sông Mê Kông), lưulượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m3/giây. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mê Kông).

Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, có chiều dài khoảng 16 km, chiều rộng từ 280-350m, đi qua các quận Ô môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông

Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa

có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.

Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 - 700 m, độ sâu 10 - 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt.

Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụlưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạngđường thủy.

Các sông rạch lớn khác là rạch Bình Thủy, Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt, kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh

Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều

kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.

3.3 TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

3.3.1 Tình hình kinh tế

Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thành phố Cần Thơ đã và

đang tích cực, xây dựng hình ảnh của một thành phố công nghiệp trẻ năng động

và thông thoáng. Theo Báo Cần Thơ, trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Cần Thơ đạt 10,3%, mức cao nhất trong 5

27

trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế

vĩ mô. Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 7,5%, tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 18,5%, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 4,97% so với cùng kỳ, thu ngân sách được 5.092 tỉ đồng, đạt 59,5% dự toán Hội đồng nhân

dân thành phố giao… Tuy nhiên, bên cạnh những mặc tích cực vẫn còn hạn chế,

các ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng của những năm trước, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước, giá cả

hàng hóa, dịch vụ, xăng, dầu và một số vật liệu chủ yếu tăng cao, mặt bằng lãi suất còn cao và khó tiếp cận đã gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, nhũng nhiễu gây chậm trễ, phiền hà cho tổ chức và

nhân dân chưa giảm…

Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa, với sản lượng 1.194,7 tấn.

Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể. Ngành

chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lượng heo là 2.589,3 ngàn con, số lượng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm). Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều. Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng.

Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để

phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập, điển hình là 2 khu công nghiệp tại

Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy, khu công nghiệp Thốt Nốt, khu công nghiệp Hưng Phú 1 và 2, khu công nghiệp tại quận Ô Môn. Trung tâm Công nghệ Phần

mềm Cần Thơ, Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án được

Thành phố quan tâm đầu tư phát triển. Với những lợi thế về phát triển công nghiệp, Cần Thơ cũng đã được định hướng để phát triển trở thành thành phố công

nghiệp trước năm 2020 theo Nghị quyết 45- NQ/TW của Bộ chính trị về xây

dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Với vị trí thuận lợi là trung tâm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, ngành Dịch vụ phát triển nhanh theo hướng đa dạng hoá loại hình, tạo nên điểm nhấn

khá ấn tượng làm sôi động kinh tế thành phố. Trong 9 tháng đầu năm 2009, các

doanh nghiệp xuất khẩu gần 437.000 tấn gạo, đạt 82,4% so kế hoạch năm và tăng

20,2% so cùng kỳ, nhưng giá trị chỉ đạt gần 187 triệu USD, giảm 8% về giá trị. Trong đó, xuất khẩu trực tiếp 239.000 tấn (giá trị 102 triệu USD), xuất khẩu ủy

thác 198.000 tấn (85 triệu USD) và cung ứng cho xuất khẩu trên 110.000 tấn quy

28

3.3.2 Tình hình xã hội

Văn hoá Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vực Đồng bằng sông

Cửu Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô. Đặc trưng văn hoá Tây Đô được thể hiện qua nhiều phương diện ẩm thực, lối sống, tín ngưỡng, văn nghệ... Hò Cần Thơ là một trong những làn điệu dân ca độc đáo với

các loại là hò huê tình, hò cấy và hò mái dài, xuất phát từ những câu hò của khách thương hồ lúc rảnh rỗi cắm sào để tìm bạn hò và đợi con nước để rời sang bến

khác.

Cần Thơ cũng là quê hương của nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Văn Nhân, Đoàn Văn Trường, Nguyễn Văn Tuyên, Châu Văn Liêm, Út Trà Ôn,

NSNN Phùng Há. Về mặt tín ngưỡng, văn hoá, việc thờ cúng, sinh hoạt lễ hội của các ngôi đình ở Cần Thơ không khác mấy so với các ngôi đình ở Nam Bộ, một số ngôi đình nổi tiếng ở Cần Thơ như đình Bình Thủy, thờ các nhân vật nổi tiếng như Đinh Công Chánh, Trần Hưng Đạo, Bùi Hữu Nghĩa...

Về mặc truyền thông và thông tin đại chúng, Cần Thơ có các đài phát thanh

truyền hình như Đài Tiếng nói Việt Nam, cơ quan thường trú KV ĐBSCL, Đài phát thanh truyền hình thành phố Cần Thơ, trung tâm truyền hình Việt Nam tại

TP.Cần Thơ. Ngoài ra hệ thống truyền hình cáp cũng khá đông đảo như truyền

hình cáp SCTV, truyền hình cáp thành phố Hồ Chí Minh, truyền hình vệ tinh

DTH (direct-to-home), truyền hình vệ tinh K+, truyền hình vệ tinh VTC và các

đài truyền thanh ở các quận, huyện.

3.4 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN

Hệ thống cung cấp điện

Hiện nay, thành phố Cần Thơ được cấp điện chủ yếu từ nguồn điện lưới

quốc gia (qua đường dây 220KV Cai Lậy - Trà Nóc và Cai Lậy - Rạch Giá) và nhà máy nhiệt điện Trà Nóc (tổng công suất 193,5MW) cung cấp điện cho thành phố qua đường dây 110KV và 6 trạm biến áp.

Ngoài nguồn cung cấp trên, thành phố được Thủ tướng Chính phủ cho phép

xây dựng dự án Trung tâm điện lực Ô Môn với tổng công suất cho 4 nhà máy

2.700MW bao gồm: Ô Môn 1: 600MW, Ô Môn 2: 720MW; nhà máy điện FO/khí

660MW và Ô Môn 4: 720MW dự kiến hoàn thành cả 4 nhà máy vào năm 2013. Trong đó, tổ máy số 1 - nhà máy Ô Môn 1 đã đưa vào vận hành vào năm 2009.

29

Cấp thoát nước

Cấp nước: toàn thành phố hiện có 11 nhà máy cấp nước với tổng công suất

109.500m3/ngày đêm. Phần lớn trung tâm các xã đều có hệ thống cấp nước từ 10

- 20m3/giờ và các cụ ̣m dân cư lớn 50 - 100 hộ có hệ thống nối mạng cấp nước sạch. Trong thời gian tới, cần phải tiếp tụ ̣c nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu

cầu ngày càng cao.

Thoát nước: hệ thống thoát nước của thành phố hiện chỉ tập trung chủ yếu

tại các phường trung tâm của quận Ninh Kiều, vừa thoát nước mưa, vừa thoát nước thải sinh hoạt. Tổng chiều dài hệ thống thoát nước là 23.509m, đường cống

Ø300-1.200mm và 7.216m các mương xây B=200-500mm. Nhìn chung, hệ thống thoát nước trên địa bàn nội thị còn kém và đang xuống cấp, hệ thống thoát nước

tại các trung tâm thị trấn không đủ năng lực tải.

Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ: toàn thành phố có 2.762,84km đường, mật độ 2,3km/km2 (nếu không tính đường xã ấp, toàn thành phố có 698,548km đường, mật độ 0,5km/ km2); trong đó có 123,715km quốc lộ; 183,85km đường

tỉnh; 332,87 km đường huyện; 153,33km đường đô thị; 1.969,075km đường ấp,

xã, khu phố. Với 3,98% mặt đường bê tông nóng, 26,26% nhựa, 27,74% rải đá, 17,44% cấp phối, còn lại là đường đất phần lớn sử dụ ̣ng cho người đi bộ và xe 2

bánh với quy mô và tải trọng nhỏ.

Hệ thống giao thông đường sông: mạng lưới đường thủy trên địa bàn có tổng chiều dài 1.157km, trong đó có khoảng 619km có khả năng vận tải cho loại phương tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên (độ sâu trung bình >2,5m). Gồm: 6 tuyến do Trung ương quản lý (sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn, kênh Thị Đội,

rạch Ô Môn, kênh Xà No) với tổng chiều dài 132,88km, đảm bảo cho phương

tiện trọng tải từ 100 - 250 tấn hoạt động… Bốn tuyến đường sông do thành phố

quản lý là: kênh Thốt Nốt, kênh Bà Đầm, rạch Cầu Nhiếm, rạch Ba Láng với tổng

chiều dài 81,45km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 30 - 50 tấn hoạt động.

Các tuyến đường sông do quận, huyện quản lý gồm 40 tuyến với tổng chiều dài

405,05km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 15 - 60 tấn hoạt động.

Giao thông hàng không: sân bay Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu vực đồng

bằng sông Cửu Long, đã chính thức đi vào hoạt động khai thác thương mại các

tuyến quốc nội từ ngày 03 tháng 01 năm 2009 và mở các tuyến bay quốc tế vào cuối năm 2010.

30

Hệ thống các công trình phục vụ giao thông

Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, khởi công vào tháng 9 năm 2004, đã hoàn thành và đưa vào sử dụ ̣ng ngày 24 tháng 4 năm 2010. Ngoài ra, hệ thống cảng của

Cần Thơ đang được nâng cấp, gồm: Cảng Cần Thơ (Cảng Hoàng Diệu) có thể

tiếp nhận tàu tàu biển có tải trọng 10.000 - 20.000 DWT; cảng Trà Nóc có 3 kho

chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/ năm có thể tiếp nhận tàu 2.500 DWT. Cảng Cái Cui là cảng mới được xây dựng có thể phụ ̣c vụ ̣ cho tàu từ 10.000 - 20.000 DWT, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, đã hoàn thành công trình giai đoạn I vào

tháng 4 năm 2006; đang triển khai đầu tư giai đoạn II. Sau khi thực hiện xong dự

án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển Quan Chánh Bố, Cảng Cái Cui sẽ

là Cảng biển quốc tế tại thành phố Cần Thơ. Nhìn chung, hệ thống giao thông và công trình phụ ̣c vụ ̣ giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại thời điểm hiện nay. Trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tụ ̣c đầu tư phát triển hoàn

thiện hơn.

Hệ hống cảng biển

Cảng Hoàng Diệu:đây là cảng đầu mối thương mại hàng hải chính của ĐBSCL, nằm trên bờ phải sông Hậu, cách TP. Cần Thơ 8 km về phía thượng lưu.

Tọa độ địa lý 10007’34”N - 105041’16”E. Luồng vào cảng theo sông Hậu qua cửa Định An dài 120km (có 30km cửa Định An). Diện tích khu đất 5,674ha liền kề

QL 91. Một bến liền bờ dài 144m, cho tàu trọng tải 1 vạn DWT hoặc 2 vạn DWT vơi mớn (xây dựng trước 1975, đã qua nhiều lần gia cố cải tạo mở rộng).

Một bến liền bờ dài 160m xây dựng mới năm 2001 tiếp nhận được tàu đến 1

Một phần của tài liệu nghiên cứu xu hướng tiêu dùng cá của người dân thành phố cần thơ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)