PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu xu hướng tiêu dùng cá của người dân thành phố cần thơ (Trang 27)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu thống kê kinh tế về địa bàn nghiên cứu thông qua một số bài báo trên Internet liên quan về cá, các bài luận văn, bài nghiên cứu về cá trong và ngoài nước trong những năm gần đây, từ các Website của cục thống kê Cần Thơ, Cổng thông tin điện tử Cần Thơ và các tài liệu liên quan khác.

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi do tác giả soạn sẵn được dựa

trên bảng câu hỏi trong bài nghiên cứu trước, bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với

mục tiêu nghiên cứu và sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá sự tác động của giá trị cảm nhận, sự thuận tiện, niềm tin, kiến thức, nhận thức rủi ro, thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi đến xu hướng tiêu dùng cá của người dân thành phố Cần Thơ.

a. Phương pháp chọn mẫu:

Do giới hạn về thời gian và chi phí cũng như tạo điều kiện dễ dàng trong quá trình chọn mẫu nên tác giả chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác

19

b. Hình thức phỏng vấn

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi với hình thức phỏng

vấn trực tiếp và bảng câu hỏi trực tuyến được phỏng vấn trên internet thông qua mạng xã hội và thư điện tử đối với người dân thành phố Cần Thơ.

c. Cỡ mẫu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để tìm ra những nhân tố tác động đến xu hướng tiêu dùng cá, sau đó áp dụng phương pháp hồi quy đa biến để xác định mức độ tác động của của các yếu tố đó đến xu hướng tiêu dùng cá của người dân hành phố Cần Thơ. Theo Gorsuch (1983) phân tích nhân tố có mẫu

ít nhất là 200 quan sát, còn Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5

lần biến quan sát (Hair & ctg, 1998). Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác

định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA thì thông thường số quan sát (kích cỡ

mẫu) ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Trọng và Ngọc, 2005). Từ đó tác giả rút ra được công thức tính cỡ mẫu như sau: N ≥ 5p, trong đó N là kích thước mẫu, p là số biến quan sát có trong mô hình. Như vậy,

với 38 biến quan sát, mô hình có ý nghĩa khi cỡ mẫu lớn hơn 190. Vì vậy, trong

giới hạn của đề tài tác giả tiền hành phỏng vấn 202 quan sát chính thức. Cỡ mẫu được phân bổ như sau:

Bảng 2.2: Cỡ mẫu điều tra phân theo địa bàn nghiên cứu

STT Địa bàn Số quan sát Tỷ lệ (%) 1 Quận Ninh Kiều 78 38,61 2 Quận Cái Răng 81 40,10 3 Quận Bình Thủy 20 9,90 4 Quận Ô Môn 23 11,39 Tổng cộng 202 100

Nguồn: Số liệuđiều tra của tác giả,năm 2013

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng các phần mềm như Excel, SPSS để hỗ trợ trong phân tích số liệu.

20

Đối với mục tiêu 1: nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả như

số trung bình, tần suất, tỷ lệ,… và phân tích bảng chéođể phân tích xu hướng tiêu dùng cá của người dân thành phố Cần Thơ.

Đối với mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích nhân tố kết hợp hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố và mức độ tác động đến xu hướng tiêu dùng cá của người dân thành phố Cần Thơ

Đối với mục tiêu 3: dựa vào kết quả phân tích của mục tiêu 1 và 2 đề xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các khuyến nghị đối với các đơn vị cung ứng cá nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá của người dân thành phố Cần Thơ.

2.2.2.1 Thống kê mô tả (Descriptive statistic)

Thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm

tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách

tổng quát đối tượng nghiên cứu.1

Các đại lượng thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài là:

+ Mean: Trung bình cộng, là chỉ tiêu thể hiện mức độ điển hình của một

mẫu điều tra của từng biến.

+ Độ lệch chuẩn (Standard Deviaion): Thể hiện sự khác biệt về đánh giá

mẫu điều tra của từng biến.

2.2.2.2 Phân tích tần số

Là một phương pháp dùng để tóm tắt dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ

khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu từ đó giúp ta đánh giá chính xác và dễ dàng đưa

ra các giải pháp khắc phục.

2.2.2.3 Mô hình kiểm định giả thuyết Cronbach’s Alpha

Phương pháp Cronbach’s Alpha dùng để loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương

quan biến tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số

Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nếu Cronbach’s Alpha quá cao (>0,95) thì có khả năng xuất

1

21

hiện biến quan sát thừa (Redunmant items) ở trong thang đo. Biến quan sát thừa

là biến đo lường một khái niệm hầu như trùng với biến đo lường khác, tương tự như trường hợp cộng tuyến (collinearity) trong hồi quy, khi đó biến thừa nên

được bác bỏ.

2.2.2.4 Phân tích nhân tố

a. Khái niệm

Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để

rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến

(gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết

nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998). Trong phân tích nhân tố, ta cũng quan tâm đến chỉ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) để xem xét sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thích hợp của mô hình phân tích nhân tố và tổng phương sai trích cho thấy khả năng giải thích của các nhân tố thay cho các biến ban đầu. Nếu chỉ số KMO nằm

trong khoảng 0,5 đến 1 thì ta sử dụng phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu

nghiên cứu. Và thang đo chỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn

50%.

b. Tiến hành phân tích nhân tố

Tiến trình phân tích nhân tố được thực hiện thông qua 4 sau:

(1) Xác định vấn đề: Thông thường xác định vấn đề gồm nhiều bước. Đầu

tiên, ta phải nhận diện các mục tiêu khi ta tiến hành phân tích nhân tố. Các biến

trong phân tích nhân tố cần được xác định qua các biến nghiên cứu đã thực hiện,

phân tích lý thuyết và đánh giá của các nhà chuyên môn. Các biến sử dụng trong

phân tích các nhân tố cần đo lường bằng thang đo định lượng và cỡ mẫu phải đủ

lớn.

(2) Xây dựng ma trận tương quan: Để có thể áp dụng phân tích nhân tố thì các biến phải có liên quan với nhau. Nếu hệ số tương quan nhỏ, phân tích nhân tố

có thể không hợp thích. Trong trường hợp này, chúng ta sử dụng Bartlett’s test of

sphericity để kiểm định giả thuyết các biến không có tương quan với nhau. Giá trị

Sig. của kiểm định nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% (theo Trọng & Ngọc, 2008) thì ta có thể kết luận các biến có mối tương quan với nhau, nên phân tích nhân tố là thích hợp.

(3) Xác định số nhân tố : Có nhiều phương pháp được dùng đề xác định số lượng nhân tố, nhưng phương pháp thông dụng nhất là sử dụng hệ số eigenvalue.

22

Tiếp theo ta tiến hành xoay nhân tố theo phương pháp trích Principal Axis

Factoring với phép xoay Promax (Oblique) sẽ phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn phương pháp trích Principal Compontents với phép xoay Varimax (Gerbing

& Anderson (1998)). Trong phương pháp phân tích nhân tố, được quan tâm nhất

là hệ số tải nhân tố Factor loading. Theo Hair & ctg (1998), factor loading là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA, factor loading > 0,3 được xem là

đạt được mức tối thiểu và cỡ mẫu ít nhất là 350, Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

(4) Giải thích nhân tố: Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở

nhận ra các biến có hệ số tải nhân tố ở cùng một nhân tố. Như vậy, nhân tố này có thể được giải thích bằng các biến có hệ số lớn với bản thân nó.

23

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẤN THƠ

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vốn được mệnh danh là Tây Đô – Thủ phủ của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trước, giờ đây Cần Thơ đã trở thành đô thị

loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng

sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam.

Lợi thế của thành phố Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy

sản mà còn ở vị trí địa lý, cho phép phát triển các dự án trong các lĩnh vực: hạ

tầng đô thị, hạ tầng giao thông; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến

nông, thủy sản; du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch; các ngành công nghiệp phụ

trợ.

Nghị Quyết 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị ra đời đã mở hướng tháo gỡ những khó khăn và huy động sức mạnh tổng hợp cho sự

phát triển của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố

Cần Thơ nói riêng. Nhiều công trình, dự án mang tầm quốc gia, có sự lan tỏa trong vùng đã và đang triển khai, nhằm đưa Cần Thơ phát triển ngang tầm một

thành phố trung tâm của cả nước. Những khó khăn về giao thông đang được giải

quyết bằng các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, mở thêm tuyến đường nối

miền Tây với miền Đông Nam bộ và nhiều con đường nối liền các tỉnh trong khu

vực; cầu Cần Thơ đã hoàn thành nối đôi bờ sông Hậu; sân bay Cần Thơ đang được nâng cấp trở thành cảng hàng không quốc tế; luồng Định An sẽ được cải tạo để tiếp nhận tàu có trọng tải lớn vào cảng Cần Thơ. Sự thiếu hụt về nguồn nhân

lực đã được giải quyết bằng nhiều chủ trương, giải pháp phát triển nguồn nhân

lực qua việc nâng cấp và mở thêm các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành… Có thể nói, thành phố Cần Thơ đã hội đủ các yếu tố cần thiết để trở thành một

trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có khả năng hợp tác, chủ động hội

nhập kinh tế với khu vực và quốc tế.

Trên cơ sở đó, Cần Thơ đang hướng tới mục tiêu trở thành thành phố đồng

bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp, là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm giáo dục đào tạo và khoa học công

nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng. Để đạt được mục tiêu đó, thành phố

24

hơn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một số chính sách hỗ trợ đầu tư đã được

thực hiện như cải tiến thủ tục hành chính theo hướng một cửa, một cửa liên thông, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư, giảm chi phí đào tạo nghề và chi phí quảng cáo cho các doanh nghiệp mới thành lập…

Hiện nay, thành phố Cần Thơ rất quan tâm hỗ trợ và sẵn sàng tạo điều kiện

thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động sao cho có hiệu quả nhất. Đến

với thành phố Cần Thơ, các nhà đầu tư sẽ sớm nhận ra nơi đây thực sự là “ Nơi

hội tụ” bởi môi trường đầu tư thân thiện.

3.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3.2.1 Vị trí địa lý 3.2.1 Vị trí địa lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm

châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu,

tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Phía Bắc

giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây

giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông

và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc. Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ

gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện ( Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã,

phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường). Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

3.2.2 Đặc điểm địa hình

Địa mạo, địa hình, địa chất của thành phố bao gồm 3 dạng: đê tự nhiên ven sông Hậu, đồng lũ nửa mở và đồng bằng châu thổ. Cao trình phổ biến từ +0,8 - 1,0m, thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Địa bàn được hình thành chủ yếu từ

25

Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư

nghiệp. Cao độ trung bình khoảng 1,00 – 2,00m dốc từ đất giồng ven sông Hậu,

sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng (từ Đông Bắc sang Tây Nam). Do nằm

cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá dày. Bên cạnh đó,

thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương,

Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập.

Địa mạo bao gồm 3 dạng chính:

Vùng tứ giác ven sông Hậu hình thành dải đất cao (đê tự nhiên) và các cù lao ven sông Hậu.

Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm.

Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.

Địa chất: địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50m có hai loại trầm

tích: Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

3.2.3 Khí hậu

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Khí hậu điều hoà dễ

chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28ºC, số giờ nắng trung bình cả năm:

2.249,2h. Lượng mưa trung bình năm: 1600 mm(năm 2000 khoảng 1.911, năm

2004 khoảng 1.416mm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ ẩm trung bình năm: 82% - 87% (thay đổi theo các năm). Gió có 2 hướng chính: Hướng Đông Bắc: từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô). Hướng Tây Nam: từ

tháng 5 đến tháng 10 (mùa mưa), tốc độ gió bình quân 1,8 m/s. Ít bão nhưng thường có giông vào mùa mưa.

Thuận lợi: chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền

nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong

năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có

Một phần của tài liệu nghiên cứu xu hướng tiêu dùng cá của người dân thành phố cần thơ (Trang 27)