Giải pháp nâng cao hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp bền vững cho địa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 95 - 101)

3. Yêu cầu của đề tài

3.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp bền vững cho địa

bàn nghiên cu

3.4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Là vùng với điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất bền vững. Việc tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản có nhiều thuận lợi nên sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển. UBND huyện Vũ Thư khẳng định bên cạnh những chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ thì nông nghiệp vẫn được chú trọng với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thu nhập của người nông dân.

Trong giai đoạn tiếp theo đến năm 2020, nền nông nghiệp huyện Vũ Thư được quan tâm và đầu tư phát triển theo hướng bền vững tập trung vào 2 lĩnh vực chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi – nuôi trồng thuỷ sản.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84 a. Giải pháp cải thiện, nâng cao độ phì đất bằng sử dụng phân bón hợp lý và cân đối

Để đảm bảo cho mục đích sử dụng đất bền vững ở những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung thì một trong những biện pháp cơ bản cần quan tâm đó là duy trì và nâng cao độ phì của đất, cung cấp các chất dinh dưỡng của đất cho cây trồng đồng thời hạn chế ở mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu của quá trình thâm canh đến chất lượng đất và môi trường.

Qua kết quả điều tra về mức độ đầu tư phân bón ở các tiểu vùng của Vũ Thư cho các loại cây trồng chính cho thấy: đối với lúa mức đầu tư phân hóa học là khá cao nhưng mức phân chuồng lại thấp và mất cân đối do đó đây cũng có thể là nguyên nhân làm năng suất lúa hạn chế và về lâu dài còn làm cho đất bị thiếu hụt dinh dưỡng. Tương tự như lúa mức phân bón cho các loai cây trồng khác.

Đối với một số loại hình sử dụng đất trồng lúa, ngô, khoai và một số cây trồng khác phần lớn không sử dụng phân bón, đây sẽ là nguy cơ dẫn đến hậu quả suy kiệt dinh dưỡng do cả rửa trôi và cây hút; dẫn đến năng suất cây trồng thấp. Để giảm chi phí sản xuất, cải thiện đất canh tác, cần tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh. Phân bón có nguồn gốc hữu cơ không chỉ bổ sung nguồn dinh dưỡng mà còn có vai trò quan trọng giúp duy trì độ phì của đất, cải thiện tính chất vật lý, sinh học của đất, làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật trong đất, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. b. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Để xây dựng được hệ thống thị trường tiêu thụ ổn định thì cần: - Quy hoạch vùng sản xuất tập trung;

- Phát triển dịch vụ nông nghiệp

Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ vật tư cung ứng cho nông dân kịp thời và hiệu quả. HTX dịch vụ nông nghiệp đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ làm đất, cung ứng giống, vật tư cho nông dân, tiến tới làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Khuyến khích các hộ nông dân hình thành các tổ hợp tác, các nhóm sở thích... để cung cấp các dịch vụ cho nông dân và hợp tác, giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85 - Phát triển các cơ sở làm dịch vụ tiêu thụ hàng hóa nông sản. Các hợp tác xã cần xây dựng những thương hiệu về sản phẩm nông sản cho mình để tạo địa chỉ mua bán để các đơn vị có nhu cầu tìm đến. Việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hàng hóa. Việc xây dựng được thương hiệu sản phẩm giúp tạo uy tín và chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường

Việc bố trí hệ thống cây trồng nên được giải quyết đồng bộ với việc ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vấn đề là làm sao để xây dựng được các tổ chức, dịch vụ tiêu thụ kết hợp với bố trí mùa vụ để không có hiện tượng dư thừa nông sản vào chính vụ, đặc biệt là nhóm rau thực phẩm. Vì rau là loại nông sản rất khó bảo quản, vận chuyển.

c. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

- Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng như đường giao thông, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện,...Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thị trường và xúc tiến thương mạitại các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và các thị trường chính.

- Cải tạo và xây dựng các công trình thuỷ lợi (hồ chứa, kênh dẫn nước, trạm bơm,…) là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng.Thủy lợi có vai trò lớn trong việc quy hoạch chuyển đổi sản xuất nông nghiệp. Chỉ những vùng nào có điều kiện thủy lợi tốt, chủ động trong tưới tiêu mới có thể phát triển đa dạng hệ thống cây trồng và bố trí thời vụ linh hoạt. Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Củng cố, xây dựng hệ thống đê sông, hệ thống ngăn lũ, thoát lũ. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thuỷ lợi có hiệu quả.

- Ưu tiên đầu tư cho cơ công nghệ sơ chế và bảo quản nông sản để giải quyết tồn đọng sản phẩm khi sản xuất ở qui mô lớn hơn.

- Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, chủ động triển khai các công trình giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu. Tăng cường các biện pháp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86 bảo vệ môi trường nông thôn, ngăn chặn và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng.

d. Giải pháp về chính sách

- Chính sách đất đai: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nhân dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Giao đất chưa sử dụng cho dân khai hoang, phục hoá đưa vào sản xuất cho cộng đồng dân cư bảo vệ, chăm sóc.

- Thực hiện tốt chính sách khuyến nông, chính sách tín dụng ưu đãi. Có chính sách hỗ trợ về cây giống, đào tạo kỹ thuật cho người sản xuất.

- Hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ thông qua giới thiệu và quảng bá sản phẩm, nhất là sản phẩm bản địa, đặc sản, đồng thời tăng cường công tác thông tin thị trường để nông dân lựa chọn sản phẩm phù hợp .

Bên cạnh đó, miễn giảm các khoản thuế, phí thu từ nông nghiệp, nông thôn, nông dân về ngân sách nhà nước, đồng thời khuyến khích nhân dân trên cơ sở thu nhập được nâng cao và hoàn toàn tự nguyện đóng góp cho các công trình và hoạt động của cộng đồng, tổ chức đoàn thể do nhân dân quản lý, trả phí cho các dịch vụ để phát triển sản xuất và đời sống do tư nhân và kinh tế hợp tác cung cấp. Nhà nước và địa phương, tùy theo khả năng ngân sách, sẽ từng bước hỗ trợ cho các hoạt động này. Điều tiết ngân sách hỗ trợ cho các địa phương thuần nông, nhất là vùng chuyên trồng lúa.

Xây dựng mạng lưới giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất các mặt hàng nông sản chiến lược ở các vùng chuyên canh chính, theo dõi tình hình tiêu thụ ở các thị trường chính. Đầu tư xây dựng lực lượng nghiên cứu dự báo và thông tin thị trường, hình thành các hoạt động thông tin thị trường thường xuyên (hội nghị dự báo ngành hàng, bản tin thị trường, kênh truyền thanh truyền hình về thị trường,…) làm chỗ dựa tin cậy cho người sản xuất kinh doanh. Tăng cường hệ thống dự trữ quốc gia, nhất là lương thực. Chấm dứt tình trạng mất cân đối cung cầu. Áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro theo cơ chế thị trường như bảo hiểm, xây dựng hệ thống kho tàng, áp dụng các hình thức giao dịch hiện đại (đấu giá, giao sau, thương mại điện tử,…) hạn chế đến mức thấp nhất tránh các rủi ro về biến động thị trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87

3.4.2.2. Giải pháp về vốn

Khuyến khích và tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế tham gia vào các lĩnh vực: sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, công nghiệp chế biến, phát triển ngành nghề truyền thống, thương mại và dịch vụ… thông qua các chính sách ưu đãi về bố trí mặt bằng đất đai, giá thuê và thời gian thuê đất, tín dụng, ngân hàng…

Xây dựng quỹ tín dụng nhân dân, mở rộng tín dụng Nhà nước đồng thời có cơ chế quản lý thích hợp cho việc vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, có chế độ ưu tiên các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn mở rộng sản xuất với thời hạn và mức vay thích hợp với đặc điểm, quy mô từng loại hình sản xuất, cho phép thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay.

3.4.2.3. Giải pháp kinh tế kỹ thuật

- Tăng cường các hoạt động của công tác khuyến nông và tín dụng nông thôn. Nâng cao hiểu biết kỹ thuật cho nông dân, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản cho người sản xuất thông qua các hoạt động của công tác khuyến nông, truyền thanh; các hoạt động tập huấn kỹ thuật, trình diễn các mô hình thí nghiệm tại địa phương. Tạo điều kiện cho người nông dân có thể vay vốn, mở rộng sản xuất.

- Mở rộng mạng lưới dịch vụ (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ....) đến từng cơ sở sản xuất dưới sự bảo trợ của các cơ quan chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân trong quá trình sản xuất.

- Phát huy tối đa các giống cây trồng của địa phương có chất lượng cao, phát triển thành các loại cây trồng mang tính chất đặc sản của vùng.

- Trong sản xuất nông nghiệp nước là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đề nghi huyện nâng cấp hệ thống kênh mương, đầu tư thêm các thiết bị máy móc để chủ động tưới tiểu trong sản xuất nông nghiệp của huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88 Ngoài ra cần xây dựng các cơ sở chế biến nông sản, thức ăn gia súc, tăng cường mạng lưới dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi về thị trường để kích thích sản xuất phát triển.

Huyện cần có kế hoạch khai thác tốt nguồn lực "Chất xám", tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong việc chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, cung cấp các giống mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 95 - 101)