Quan điểm sửdụng đất vùng đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 41 - 42)

3. Yêu cầu của đề tài

1.4.1. Quan điểm sửdụng đất vùng đồng bằng sông Hồng

Đất nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm qua do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đang có xu hướng phát triển mạnh nhường chỗ cho phát triển công nghiệp, vì vậy diện tích đất nông nghiệp đã giảm dần. Hàng năm để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển hạ tầng phải chuyển hàng trăm ngàn ha đất nông nghiệp sang các mục đích khác, song kinh tế nông nghiệp vẫn có vai trò chủ đạo, rất quan trọng vì chiếm 60% diện tích đất tự nhiên, sử dụng trên 25% lao động, góp phần cung cấp lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cân bằng môi trường sinh thái. Do vậy việc duy trì và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp cần được quan tâm hàng đầu trong quá trình khai thác sử dụng.

Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp cho các nhu cầu phát triển đô thị hạ tầng cơ sở, khu dân cư, cụm công trình công cộng là một thực tế phải chấp nhận. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi phải có các phương án ổn định phát triển sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở xem xét điều kiện đất đai, hiệu quả kinh tế xã hội môi trường và lợi ích lâu dài, trong một số trường hợp với những công trình mang tính chất bắt buộc phải cần thiết phải cân nhắc một phần diện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 tích đất nông nghiệp sang diện tích phi nông nghiệp, trước hết phải chọn những vùng đất có năng suất thấp hiệu quả kinh tế không cao. Bên cạnh đó cần có biện pháp cải tạo, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng đầu tư thâm canh chiều sâu tăng vụ, tăng năng suất ở những địa bàn trọng điểm sản xuất đất nông nghiệp, từng bước nâng cao hệ số sử dụng đất để bù vào phần diện tích đất nông nghiệp đã bị mất đi. Đối với khu vực đất nông nghiệp tuy đã được phê duyệt chuẩn mục đích nhưng chưa có dự án đầu tư chính thức cần tiếp tục sử dụng tránh tình trạng bỏ hoang hoá lãng phí đất đai.

Phải coi trọng việc phủ xanh diện tích bằng cây rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi tái sinh, tích cực vận động nhân dân, doanh nghiệp trồng cây phân tán trong các khu dân cư, khu công nghiệp nhằm khôi phục và cải thiện môi trường sống theo quan điểm cân bằng sinh thái bền vững.

Tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá vào thiên nhiên sẽ làm giảm khả năng tự bảo vệ và phục hồi của môi trường đặc biệt là môi trường đất. Điều đó đòi hỏi phải có hướng đi đúng trong khai thác và bảo vệ tài nguyên. môi trường sinh thái đảm bảo tính bền vững trong phát triển. Coi bảo vệ môi trường là mục tiêu đảm bảo cho sự phát triển nhanh và ổn định kinh tế xã hội của vùng.

Quá trình khai thác sử dụng đất phải được kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng đất và cải tạo nhằm không ngừng nâng cao độ phì của đất, chống thoái hoá xói mòn đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp.

Việc bảo vệ môi trường cần đặt trong bối cảnh biến đổi thường xuyên của các tỷ lệ trong cấu trúc môi trường, tương đương với giá trị môi trường tăng hoặc giảm do các hoạt động kinh tế - xã hội mang lại.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 41 - 42)