Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 45)

3. Yêu cầu của đề tài

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điu tra, thu thp các s liu th cp

Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin từ các cơ quan, phòng ban của Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, phòng Kinh tế… ở huyện Vũ Thư. Những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến đất đai, loại hình sử dụng đất nông nghiệp đã có như: tài liệu về thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn,...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

2.3.2. Phương pháp chn đim nghiên cu

Huyện Vũ Thư có địa hình tương đối bằng phẳng, khá thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dựa vào địa hình có thể chia Vũ Thư thành 2 tiểu vùng nhỏ như sau: Tiểu vùng ven Sông Hồng là vùng đất phù sa ngoài bãi, tiểu vùng ven Sông Trà

Lý là vùng vàn cao.

+ Tiểu vùng ven sông Hồng

Đây là vùng bãi, là nhóm đất phù sa được bồi hàng năm, rất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: cây màu, cây công nghiệp, rau, hoa… Với nguồn nước dồi dào từ sông Hồng và hiện nay đã được đầu tư công trình tưới tiêu đang hoàn thiện dần để chủ động trong sản xuất.

Tiểu vùng ven sông Hồng bao gồm các xã Vũ Vân, Trung An, Phúc Thành… chủ yếu phát triển chăn nuôi, trồng lúa, rau, màu. (Chọn xã Vũ Vân).

+ Tiểu vùng ven sông Trà Lý

Đây là vùng vàn với nhóm đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế : cây màu (khoai tây, đỗ tương ...), cây công nghiệp ngắn ngày, rau, hoa,…. Nguồn nước tưới chủ yếu là sông Trà Lý, với nguồn nước dồi dào, phù sa cổ khá thuận lợi cho việc gieo trồng. Mặt khác hệ thống các công trình tưới tiêu của vùng cũng dần được phát triển.

Tiểu vùng ven sông Trà Lý bao gồm các xã Vũ Vinh, Việt Thuận, Xuân Hòa, Tam Quang… phát triển về chăn nuôi, trồng trọt. (Chọn xã Vũ Vinh và Việt Thuận).

2.3.3. Phương pháp điu tra, thu thp các s liu sơ cp

Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình địa mạo, khí hậu, thủy văn ...), kinh tế (mức độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu sản xuất …), xã hội (dân số, việc làm). Điều tra tình hình sử dụng đất của 100 nông hộ theo các tiểu vùng đặc trưng: vùng ven Sông Hồng, vùng ven sông Trà Lý. Nội dung điều tra hộ chủ yếu là: điều tra về chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, loại cây trồng, mức độ thích hợp cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng đến môi trường,...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

2.3.4. Phương pháp đánh giá kh năng s dng đất bn vng

Vận dụng phương pháp đánh giá sử dụng đất bền vững của FAO:

- Bền vững về kinh tế

+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích.

+ GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá thành sản phẩm.

+ Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

+ Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số của giá trị sản xuất với chi phí trung gian: GTGT = GTSX - CPTG.

+ Hiệu quả đồng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn = TNHH/ CPTG.

Bảng 2.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính R (RC) ất cao Cao (C) Trung bình (TB) Th(T) ấp

1 Giá trị sản xuất Triệu đ/ha >150 70-150 50-70 <50 2 Giá trị gia tăng Triệu đ/ha >100 50-100 30-50 <30 3 Hiệu quảđồng vốn Lần >3 2,0-3,0 1,5-2,0 <1,5

Tổng hợp xếp loại hiệu quả kinh tế cho các kiểu sử dụng đất như sau: + Hiệu quả kinh tế rất cao: kiểu sử dụng đất có cả 3 chỉ tiêu đạt từ mức cao trở lên, trong đó có 2 chỉ tiêu đạt mức rất cao.

+ Hiệu quả kinh tế cao: kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu ở mức thấp và có ≥ 2 chỉ tiêu đạt mức cao.

+ Hiệu quả kinh tế trung bình: kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu nào ở mức thấp và có ≤1 chỉ tiêu đạt mức cao.

+ Hiệu quả kinh tế thấp: kiểu sử dụng đất có ít nhất 1 trong số các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xếp vào mức thấp.

- Bền vững về xã hội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 + Giá trị sản xuất trên công lao động (giá trị gia tăng trên công lao động GTGT/LĐ).

+ Giá trị ngày công lao động.

+ Khả năng sản xuất hàng hóa cho thị trường tiêu thụ. + Mức đóng góp tăng thu nhập gia đình.

Bảng 2.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính R(RC) ất cao Cao (C) Trung bình (TB) Th(T) ấp

1 Giá trị ngày công 1000 đồng >150 70-100 50-70 <50 2 Công lao động Công/ha/năm >1000 700-1000 400-700 <400

Tổng hợp xếp loại hiệu quả xã hội cho các kiểu sử dụng đất như sau: + Hiệu quả xã hội rất cao: kiểu sử dụng đất không có cả 2 chỉ tiêu đạt từ mức rất cao.

+ Hiệu quả xã hội cao: kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu ở mức thấp và có ≥ 2 chỉ tiêu đạt mức cao

+ Hiệu quả xã hội trung bình: kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu nào ở mức thấp và có ≤ 1 chỉ tiêu đạt mức cao

+ Hiệu quả xã hội thấp: kiểu sử dụng đất có ít nhất 1 trong số các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xếp vào mức thấp

- Bền vững về môi trường

+ Tác động nội tại: Sử dụng hợp lý hóa chất nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV); sử dụng phân hữu cơ, phân xanh cho đồng ruộng.

+ Tác động bên ngoài: Ô nhiễm phế thải, nước thải của khu công nghiệp và nước thải sinh hoạt đô thị, dân cư nông thôn.

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường

STT Chỉ tiêu R(RC) ất cao Cao (C) Trung bình (TB) Th(T) ấp

1 N(Tăấng sun/ha/nất sinh hăm) ọc >30 20-30 20-10 <10 2 Mcảứi thic độện duy trì và độ phì của đất Tăng Có xu

hướng tăng Duy trì

Có xu hướng giảm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Tổng hợp xếp loại hiệu quả môi trường cho các kiểu sử dụng đất như sau: + Hiệu quả môi trường rất cao (RC): kiểu sử dụng đất có cả 3 chỉ tiêu đạt mức rất cao hoặc 2 chỉ tiêu đạt mức rất cao và 1 chỉ tiêu đạt mức cao.

+ Hiệu quả môi trường cao (C): kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu ở mức thấp và có ≥ 2chỉ tiêu đạt mức cao.

+ Hiệu quả môi trường trung bình (TB): kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu nào ở mức thấp và có ≤ 1 chỉ tiêu đạt mức cao.

+ Hiệu quả môi trường thấp (T): kiểu sử dụng đất có ít nhất 1 trong số các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xếp vào mức thấp.

2.3.5. Phương pháp tham kho, kế tha các tài liu có liên quan đến đề tài nghiên cu nghiên cu

Để xây dựng luận văn, nhiều tài liệu phục vụ cho phần nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu về địa phương được kế thừa, chọn lọc nhằm làm rõ cho các nội dung được trình bày trong luận văn. Kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, của huyện Vũ Thư cũng được kế thừa sử dụng, để làm rõ các đặc điểm của địa phương. Đồng thời, các tài liệu khác của địa phương như các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai cũng được thu thập, sử dụng phục vụ tốt nhất cho đề tài nghiên cứu.

2.3.5. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liu

Các số liệu thu thập được xử lý bằng Excel.

2.3.6. Phương pháp so sánh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 3.1.1. Điu kin t nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Vũ Thư nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thái Bình, có toạ độ địa lý từ 20o20’00’’ - 20o32’00’’ độ Vĩ Bắc và 106o10’00’’ - 106o22’00’’ độ Kinh Đông. Địa giới hành chính của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Hưng Hà và Đông Hưng.

- Phía Tây và Tây Nam giáp Thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) - Phía Nam giáp huyện Xuân Trường (tỉnh Nam Định)

- Phía Đông giáp thành phố Thái Bình và huyện Kiến Xương

Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Vũ Thư

Huyện Vũ Thư có vị trí địa lý khá thuận lợi với ưu thế là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Thái Bình, giữa 2 trung tâm kinh tế lớn: thành phố Thái Bình và Thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 phố Nam Định. Nằm trên tuyến đường từ Thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 1, quốc lộ 21 về Nam Định đến Thái Bình, tiếp nối với thành phố Hải Phòng theo tuyến quốc lộ 10. Trên địa bàn huyện có cầu Tân Đệ đã được xây dựng bắc qua sông Hồng, đường quốc lộ 10 đã và đang tiếp tục được nâng cấp chạy qua trung tâm thị trấn huyện lỵ Vũ Thư, sông Hồng chảy theo ranh giới phía Tây Nam và sông Trà Lý chảy theo ranh giới phía Bắc huyện. Vị trí địa lý của huyện có ưu thế góp phần đưa huyện Vũ Thư trở thành vùng kinh tế thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu trao đổi hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói riêng và các tỉnh phía Nam với tam giác tăng trưởng Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Ngoài ra còn là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học công nghệ, nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Vũ Thư là huyện đồng bằng thuộc vùng châu thổ sông Hồng, địa hình của huyện khá bằng phẳng, độ cao trình trung bình từ 1 - 1,5m so với mực nước biển. Tuy nhiên, do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng, cùng với sự tác động của con người, nên địa hình của huyện có đặc điểm cao thấp khác nhau. Nhìn chung địa hình có dạng sống trâu, dải đất thấp chạy ven sông Hồng và sông Trà Lý, dải đất cao nằm ở giữa chạy dọc sông Kiến Giang.

- Khu vực phía Bắc huyện (phía Bắc đường quốc lộ 10) mặt đất hình thành các nếp sóng cao thấp xen kẽ không đều. Dải đất thấp chạy ven đê sông Trà Lý từ xã Xuân Hòa đến xã Tân Phong có độ cao từ (+ 0,75 m) đến (+ 0,5 m). Phần còn lại từ xã Đồng Thanh đến Tân Hòa địa hình có dạng làn sóng. Dải đất từ Thẫm đến xã Tân Phong, xã Tân Hòa ven kênh cấp I của trạm bơm Thanh Trại có độ cao từ (+ 2,5 m) đến (+ 1,75 m). Dải đất thấp ven sông Bạch, sông Kênh, sông Sọng, sông Lạng có độ cao từ (+ 1,00 m) trở xuống.

- Phía Nam huyện (phía Nam đường quốc lộ 10) bên cạnh những dải đất cao nằm ven sông Kiến Giang có độ cao trung bình từ (+ 1,25 m) đến (+ 1,5 m) là những dải đất thấp (Kiêu Thần, Rãng Thông, Tự Tân, Nguyên Xá) và toàn bộ phía

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Nam vùng sông Ngô Xá cốt đất phổ biến của vùng này là từ (+ 0,75 m) đến (+ 1,25 m).

Tóm lại: Địa hình của huyện có nhiều thuận lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng kiến thiết đồng ruộng... Tuy nhiên với đặc điểm cao thấp xen kẽ như đã nêu ở trên gây khó khăn cho quá trình quản lý và điều hành tưới tiêu nước.

3.1.1.3. Khí hậu

Vũ Thư nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng bức xạ mặt trời 8.3000C - 8.5000C với lượng mưa 1.400 - 1.800mm. Số giờ nắng trung bình 1.600 - 1.700 giờ trong năm. Độ ẩm không khí 85 - 90%. Lượng bốc hơi 723mm/năm và nhiệt độ trung bình từ 23-240C. Với 2 mùa chủ yếu trong năm:

- Mùa nóng ẩm, mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10:

+ Mưa: Lượng mưa lớn chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, phân bố không đều trong mùa, có ngày mưa cường độ rất lớn 200 - 300 mm/ngày, mưa lớn thường xuyên xảy ra trong ngày có bão và dông. Mưa mùa này không ổn định, có khi suốt 1 tháng không mưa, có khi mưa cả 1 tuần liền cho nên trong mùa mưa gặp cả úng lẫn hạn.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình từ 23 - 240C. Trong mùa hạ thường gặp 2 kiểu thời tiết, thời tiết dịu mát và thời tiết khô nóng kiểu gió Lào. Những ngày dịu mát nhiệt độ dưới 220C. Ngày khô nóng nhiệt độ có thể lên tới 350C.

+ Gió: Thịnh hành là gió Đông Nam. Tốc độ gió trung bình 2 - 4m/giây. Nhưng mùa này lại hay có bão, kèm theo gió mạnh và mưa to, có sức tàn phá ghê gớm. Mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, có năm tới 6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Thái Bình trong đó có Vũ Thư.

+ Độ ẩm không khí: Mùa hạ độ ẩm rất cao, có ngày lên tới 90%, nhưng nếu gió Tây Nam tràn về độ ẩm xuống thấp dưới 60%.

- Mùa lạnh và khô: Từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau:

+ Mưa chiếm lượng nhỏ, khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 + Nhiệt độ trung bình là 200C, nhiệt độ thấp nhất là 4,10C. Trong mùa này ngày lạnh không kéo dài liên tục mà còn có ngày nóng, ẩm xen kẽ. Chênh lệch ngày nóng và ngày lạnh khoảng 15 - 200C và trong một ngày đêm dao động lên tới 100C.

+ Gió: Gió hướng Bắc, Đông Bắc và Đông. Tuy gió không mạnh nhưng hay gây ra lạnh đột ngột.

+ Độ ẩm không khí: Lượng bốc hơi trong mùa này thường gặp thời tiết khô hanh, nồm, nắng nóng; ngày khô hanh độ ẩm thấp; độ bốc hơi cao thường xuất hiện vào đầu mùa, trong thời kỳ này hay gặp hạn.

Nhìn chung, khí hậu Vũ Thư có nhiều thuận lợi cho sự phát triển các loại cây trồng trong nông nghiệp, vật nuôi phát triển quanh năm theo hướng thâm canh tổng hợp đạt hiệu quả cao. Nhưng do đặc trưng khí hậu nóng ẩm theo mùa, là môi trường phát sinh côn trùng, sâu bệnh, cùng với sự chuyển đổi khí áp, trong lục địa và ngoài đại dương sinh ra bão và gió xoáy. Trung bình mỗi năm có từ 4 - 6 cơn bão kèm theo mưa lớn, gây tổn thất và giảm năng suất mùa màng, hư hỏng tài sản các công trình, thậm chí có năm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng con người. Do đó, đòi hỏi có biện pháp phòng tránh úng, hạn, nóng, lạnh, thiên tai và dịch bệnh.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện Vũ Thư có 2 sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Trà Lý, chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của nguồn nước từ thượng nguồn và ảnh hưởng chế độ nhật triều của biển.

- Sông Hồng chảy qua phía Tây Nam của huyện, có chiều dài 34 km bao quanh 15 xã, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Vũ Thư với tỉnh Nam Định.

- Sông Trà Lý là chi lưu của sông Hồng, chảy qua huyện ở phía Bắc, có chiều dài 23 km bao quanh 8 xã, sông Trà Lý là ranh giới tự nhiên giữa huyện Vũ Thư với các huyện Hưng Hà và Đông Hưng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Ngoài 2 sông chính, trên địa bàn huyện còn có sông Kiến Giang, sông Búng, sông Cự Lâm, sông Lạng, sông Bạch... và hệ thống kênh mương dày đặc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)