Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 59 - 66)

3. Yêu cầu của đề tài

3.1.2.Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Huyện Vũ Thư bao gồm 29 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 19.513,84 ha, dân số 231.150 người, mật độ dân số 1.185 người/km2, là một huyện có mật độ dân số trung bình so với các huyện, thị trong toàn tỉnh Thái Bình.

Trong những năm qua nền kinh tế - xã hội của huyện Vũ Thư đã đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, đời sống nhân dân được nâng lên, hạ tầng cơ sở kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển gồm hệ thống giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường học và các công trình phúc lợi khác. Trình độ dân trí và sức khỏe của người dân từng bước được cải thiện rõ rệt. Trong quá trình chuyển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Vũ Thư đứng trước nhiều thách thức mới để phát triển hòa nhập với nhịp độ phát triển kinh tế trong tỉnh và cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2005 - 2014 mặc dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên kinh tế của huyện vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định bình quân 12,55%/năm, trong đó: Giá trị sản xuất nông, thuỷ sản tăng hàng năm 5,0%. Giá trị Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng tăng hàng năm 23,6%. Giá trị dịch vụ tăng 13,6%. Cơ cấu các ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng: công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ từ 24,67% - 53,32% - 22,01%, năm 2005 lên 39,7% - 35,6% - 24,7% năm 2014. Tổng giá trị sản xuất năm 2014 đạt 1998.5 tỷ đồng tăng 80,8% so với năm 2005, bình quân giá trị sản xuất năm 2014/đầu người là 8,6 triệu đồng/năm.

Bảng 3.2. GTSX trên địa bàn huyện Vũ Thư giai đoạn 2000 - 2014

Đơn vị tính : Tỷđồng CHỈ TIÊU 2000 2005 Năm 2010 2014 I. Giá cốđịnh 1994 Tổng GTSX trên địa bàn 791,7 1141,0 1708,1 1998,5 - Công nghiệp và XD 128,8 279,0 601,0 787,5 + Công nghiệp 89,5 214,0 486,0 627,0 + Xây dựng 30,3 65,0 115,5 161,0 - Dịch vụ 172,8 250,0 396,5 460,0 - Nông nghiệp, Thủy sản 490,1 612,0 710,6 751,0 + Nông nghiệp 472,9 587,0 671,1 708,2 + Thủy sản 17,0 24,5 38,7 41,8 II. Giá hiện hành 2000,0 2005,0 2010,0 2013,0 Tổng GTSX 1011,0 1879,0 4002,6 5018,1 - Công nghiệp và XD 189,0 517,0 1423,6 1993,3 - Dịch vụ 253,0 464,0 987,3 1237,4 - Nông nghiệp, thủy sản 569,0 898,0 1594,7 1787,4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vũ Thư 2000 – 2014)

Các ngành kinh tế đều tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt được mức cao, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Tổng thu ngân sách huyện, xã năm 2014 đạt 342,55 tỷ bằng 115% kế hoạch năm, trong đó thu ngân sách huyện đạt 229,13 tỷ đồng, thu ngân sách xã đạt 106,2 tỷ đồng, tổng chi ngân sách huyện, xã đạt 326,6 tỷ đồng bằng 110% dự toán năm trong đó chi ngân sách huyện đạt 220,4 tỷ đồng, chi ngân sách xã đạt 106,2 tỷ đồng. Thu ngân sách trong địa bàn hàng năm tăng từ 10% trở lên, năm 2014 thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện tăng gấp 2 lần so với năm 2005 vượt mục tiêu Đảng bộ huyện đề ra, thu ngân sách được giao hàng năm vượt kế hoạch.

Hình 3.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 3.3. Chuyển dịch cơ cấu GTSX trên địa bàn huyện giai đoạn 2000 - 2014

Đơn vị tính : %

Ngành 2000 2005 2010 2014

1. Công nghiệp, xây dựng 18,7 27,5 35,2 39,4

2. Dịch vụ 25,0 24,7 23,2 23,0

3. Nông nghiệp, thủy sản 56,3 47,8 41,6 37,6

Tổng cộng 100 100 100 100

Năm Tỷ đồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, 2014)

Cơ cấu kinh tế chuyển biến khá nhanh, giai đoạn 2005 - 2014, cơ cấu ngành đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp xây dựng, tăng từ 27,5% năm 2005, lên đến 39,4% vào năm 2014, nhiều sản phẩm công nghiệp, dịch vụ mới có giá trị kinh tế cao được mở ra và phát triển khá mạnh như các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, vật liệu xây dựng, thêu, chế biến lương thực. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có xu hướng giảm từ 47,8% năm 2005, lên đến 37,6% vào năm 2014, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2014 đạt 751 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 là 21,2%, tốc độ tăng bình quân là 5,0%, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp thay đổi theo hướng tập trung phát triển các cây rau màu có giá trị cao như: khoai tây, cà chua, bí đao..., chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại được duy trì tốt về số lượng, nâng cao số lượng và chất lượng.

Hình 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Ngành nông nghiệp

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá làm giảm diện tích đất nông nghiệp (diện tích đất nông nghiệp giảm từ 12.893,94 ha năm 2005 xuống còn 12.875,73 ha năm 2014), sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng

Năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản. UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức đoàn thể, đã chủ động hỗ trợ kinh phí và tập trung chỉ đạo các xã, các hợp tác xã, các hộ nông dân tổ chức sản xuất nông nghiệp, khôi phục sản xuất sau úng ngập, đảm bảo ổn định sản xuất. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên địa bàn huyện. Xây dựng phương án phòng chống hạn, úng ngập, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Huyện đã có cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm tra, đôn đốc các ngành, nên trong những năm qua giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt kết quả cao, cơ cấu giống lúa có nhiều chuyển biến tích cực, chăn nuôi, thủy sản duy trì ở tốc độ phát triển, nên cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển biến tích cực.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản từ 53,32% năm 2005 xuống còn 37,6% vào năm 2014.

+ Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp (trong ngành nông - lâm - thuỷ sản) chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi.

Bảng 3.4. GTSX ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2005 - 2014 Đơn vị tính: tỷđồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 Tổng giá trị sản xuất 478,552 927,21 1928,56 1 Trồng trọt 172,34 383,76 888,36 2 Chăn nuôi 119,28 205,50 289,20 3 Thủy sản 159,212 337,95 751,00

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005 - 2014 huyện Vũ Thư) b. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng

Bảng 3.5. GTSX ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng trên

địa bàn huyện giai đoạn 2005 - 2014 Đơn vị tính: tỷđồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 Tổng giá trị sản xuất 212,06 386,66 925,40 1 CN - TTCN 185,38 302,12 787,50 2 Xây dựng 26,68 85,54 137,90

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005 - 2014 huyện Vũ Thư)

Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - TTCN và xây dựng cơ bản năm 2014 đạt 787,5 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm giai đoạn (2005-2014) là 23,6% năm. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp năm 2014 đạt 626,5 tỷ đồng, các nghề dệt may, vật liệu xây dựng, thêu có mức tăng trưởng khá, thu hút nhiều lao động và doanh nghiệp với hàng chục tỷ đồng đầu tư cho phát triển sản xuất. Toàn huyện có 24 làng nghề, xã nghề với trên 60 nghề khác nhau, thu hút khoảng 40.000 lao động trong và ngoài huyện. Toàn huyện có trên 80 doanh nghiệp hoạt động với số vốn đăng ký kinh doanh hàng trăm tỷ đồng đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Trong ngành sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, một số nhóm nghề có tốc độ tăng trưởng cao như: công nghiệp sản xuất thực phẩm đồ uống tăng 8,9%, sản xuất trang phục tăng 37,02%, thuộc sơ chế da, sản xuất giầy dép tăng 9,02%.

Các làng nghề vẫn duy trì phát triển, các nghề hiện có như: nghề thêu ở xã Minh Lãng, Song An, Tân Hòa, Việt Hùng, Thị trấn; nghề cơ khí và dịch vụ sửa chữa ở xã Vũ Hội, Việt Hùng; nghề chế biến nông sản ở xã Vũ Hội, Tân Hòa, Vũ Tiến, Thị trấn; nghề mây tre đan tập trung ở xã Nguyên Xá, Phúc Thành, Vũ Vinh; sản xuất vật liệu xây dựng ở ven sông Hồng, Trà Lý.

Về xây dựng cơ bản năm 2014 đạt 137,9 tỷ đồng tăng 19,35% so với năm 2005, các nguồn vốn thuộc nguồn trái phiếu chính phủ, vốn của tỉnh đầu tư đều được triển khai đúng tiến độ như: dự án cải tạo nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Tân Hòa, đường Phú Lập, đường vào khu di tích chùa Lạng, đường chùa Keo - Cổ Lễ. Trường mầm non, tiểu học, trường THCS một số xã. Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng đã cải thiện rõ rệt song cũng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của sản xuất và đời sống nhân dân.

c. Ngành dịch vụ - thương mại

Năm 2005 toàn huyện có 47 doanh nghiệp trong đó có 46 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và gần 2000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 thương mại dịch vụ, đến năm 2005, toàn huyện hình thành 22 chợ bình quân 0,71 chợ/xã, cao hơn mức bình quân trung của tỉnh là 0,65 chợ/xã.

Năm 2014 giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ toàn huyện đạt 460 tỷ đồng, tăng 89% so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 5 năm là 13,6%, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 23,8% so với năm 2005. Huyện đã xây dựng được quy hoạch phát triển ngành thương mại dịch vụ, đẩy mạnh phát triển hệ thống chợ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, gọi vốn đầu tư xây dựng trung tâm thương mại của huyện ở thị trấn và các chợ đầu mối.

Đến năm 2014, trên địa bàn huyện vẫn duy trì được 39 doanh nghiệp TMDV và 10 HTX tín dụng do huyện quản lý, số hộ kinh doanh TMDV là 9.345 hộ, giá trị đạt 445,3 tỷ đồng, hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục có nhiều bước phát triển, gắn với sản xuất và đời sống của nhân dân, các dịch vụ công được mở rộng phát triển mạnh như dịch vụ viễn thông, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ điện năng, dịch vụ vận tải tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân

3.1.2.3. Dân số lao động việc làm và thu nhập

Năm 2014 dân số của huyện là 231.150 người với tổng số 105.405 lao động. Tỷ lệ tăng dân số là 0,8%/ năm. Kinh tế - xã hội phát triển đã đã tạo nhiều việc làm mới cho nhiều lao động, năm sau cao hơn năm trước, bình quân hàng năm tạo việc làm mới cho 6.466 lao động. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong khu vực nông thôn đến 2014 đạt 84%, tăng 8% so với 2005.

Cơ cấu lao động có nhiều chuyển biến, tỷ lệ lao động từ ngành nông nghiệp, thuỷ sản giảm theo chiều hướng tích cực chuyển sang lao động có tay nghề trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ. Cụ thể như sau:

Bảng 3.6. Dân số trên toàn huyện giai đoạn 2009 -2014

ĐVT: %

Năm trong Lao độđộ tung ổi (%) thuNông lâm, ỷ sản (%) Công nghiXD (%)ệp – ThươDV ng m(%)ại –

2009 103.683 59,99 31,00 9,01

2010 104.563 59,76 31,33 8,91

2011 105.277 59,77 31,55 8,61

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

2013 104.697 54,90 32,50 12,60

2014 105.300 54,00 32,90 13,10

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 59 - 66)