Hiệu quả xã hội các loại hình sửdụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 80 - 83)

3. Yêu cầu của đề tài

3.3.2. Hiệu quả xã hội các loại hình sửdụng đất

Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả xã hội là những chỉ tiêu không dễ dàng định lượng được, do đó trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi chỉ đánh giá định tính theo phương pháp so sánh ở một số tiêu chí sau:

- Khả năng phù hợp lao động, giải quyết việc làm cho người sản xuất. - Khả năng năng thu hút lao động.

- Mối quan hệ cộng đồng của nông dân trong quá trình sản xuất

- Mức độ chấp nhận của người dân thể hiện ở mức độ đầu tư, ý định chuyển đổi cây trồng của hộ.

Huyện Vũ Thư là một trong những vùng sản xuất lương thực chính của tỉnh Thái Bình, sản xuất nông nghiệp đã bước đầu phát triển theo hướng đa dạng hoá cây trồng góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân trong huyện và còn cung cấp các sản phẩm an toàn, chất lượng cao đến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 người sử dụng. Với lợi thế địa hình bằng phẳng nên hiệu quả xã hội của từng loại hình sử dụng đất không quá khác nhau.

* Tiểu vùng 1:

LUT tại tiểu vùng ven sông Hồng khá đa dạng về kiểu sử dụng đất nên mức độ sử dụng lao động lớn. Loại hình này cần duy trì và phát triển để giải quyết lao động nông nhàn và tăng thu nhập cho người nông dân.

Bảng 3.14. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại Tiểu vùng 1 Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất GTGT (1000 đồng/ LĐ) (Công/ha/năm) Phân cấp

1. LUT chuyên lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 550 TB 51,5

2. LUT lúa - màu

2. Lúa xuân - Lúa mùa – Hoa 2125 RC 97,2

3. Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô đông 840 C 41,5 4. Lúa xuân - Lúa mùa – Khoai tây 600 TB 84,8 5. Lúa xuân - Lúa mùa - Đỗ tương 1100 C 37,0 6. Lạc xuân – Lúa mùa – Khoai lang 700 TB 88,3 7. Khoai tây – Lúa mùa – Dưa chuột 630 TB 52,1 8. Bí xanh - Lúa mùa - Đỗ tương 1552 RC 45,5 9. Dưa chuột - Lúa mùa - Đỗăn quả 860 C 56,2

10. Ngô - Lúa mùa - Khoai tây 842 C 61,5

11. Ngô - Lúa mùa – Hoa 2185 RC 95,5

3. LUT rau màu

12. Cà chua - Đỗ tương - Bắp cải 1385 RC 42,3 13. Cà chua - Bắp cải - Khoai tây 1662 RC 43,8 14. Đỗ tương - Đỗăn quả - Su hào 1426 RC 40,9 15. Dưa chuột - Đỗ tương - Bí xanh 1385 RC 52,4 16. Dưa chuột – Khoai lang - Đỗ tương 1118 RC 73,5 17. Hoa – Đỗăn quả - Rau ăn lá 1652 RC 62,9

4. LUT chuyên rau

18. Cà chua - Đỗăn quả - Cải bắp 1515 RC 45,1 19. Cà chua - Bí xanh - Hành(tỏi) 1136 RC 71,1 20. Cải ăn lá – Su hào - Dưa chuột 1285 RC 45,6 21. Dưa chuột - Bí xanh – Cải bắp 1105 RC 72,5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

* Tiểu vùng 2:

Số liệu ở bảng 3.14 cho thấy một số LUT yêu cầu mức độ sử dụng lao động lớn như LUT lúa màu, LUT rau màu. Trong đó chủ yếu là LUT rau màu với số ngày công lao động lớn nhất với bình quân1725,6 công/ha/năm.

Bảng 3.15. Hiệu quả về xã hội các loại hình sử dụng đất tại Tiểu vùng 2 Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất GTGT (Công/ha/ năm) Phân cấp đồ(1000 ng/LĐ)

1. LUT Chuyên lúa 1. Lúa xuân – Lúa mùa 550 TB 51,5

2. LUT lúa –Màu

2. Lúa xuân – lúa mùa – Su hào 860 C 30,5 3. Lúa xuân – Lúa mùa - Ngô đông 840 C 41,5 4. Lúa xuân – Lúa mùa - Lạc 710 C 81,5 5. Lúa xuân – Lúa mùa - Khoai tây 600 TB 84,8 6. Lúa xuân – Lúa mùa – Đỗ tương 1100 RC 37,0 7. Lúa xuân – Bí xanh – Cải ăn lá 861 C 48,2 8. Cà chua – Lúa mùa – Đỗ tương 1426 RC 46,9 9. Lạc xuân – Lúa mùa - Ngô đông 700 TB 88,3 10. Ngô - Lúa mùa – Bắp cải 754 C 16,5 11. Khoai lang – Lúa mùa - Khoai tây 842 C 61,5

3 – LUT rau màu

12. Khoai tây – Su hào - Cải bắp 1662 RC 43,8 13. Đỗăn quả - Bí xanh – Ngô 1532 RC 41,9 14. Dưa chuột – Ngô - Cải ăn lá 1108 RC 73,3 15. Đỗ tương – Su hào – Cà chua 1385 RC 42,3 16. Đỗ tương – Đỗăn quả - Khoai tây 1426 RC 40,9

4 - LUT chuyên rau

17. Bí xanh - Cà chua - Dưa chuột 1105 RC 72,5 18. Su hào - Đỗăn quả - Cà chua 1515 RC 45,1 19. Cải bắp – Bí xanh – Cải ăn lá 1108 RC 71,6 20. Hành – Cải ăn lá – Đỗăn quả 1551 RC 45,3 Như vậy, từ kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất ở trên cho thấy: Các loại hình sử dụng đất chuyên lúa, lúa - màu, rau màu được xếp vào nhóm có hiệu quả xã hội khá cao. Những loại hình này đảm bảo một phần lương thực, thực phẩm tại chỗ. Có thị trường tiêu thụ khá ổn định, tận dụng được nguồn lao động dư thừa ở nông thôn, đảm bảo tăng thu nhập. Trong tương lai sau khi được đầu tư về thuỷ lợi có thể thay đổi cơ cấu cây trồng cần áp dụng thêm kiểu sử dụng đất phong phú để nâng cao thu nhập, đảm bảo an toàn lương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 thực, thực phẩm tại chỗ và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)