Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 49)

3. Yêu cầu của đề tài

2.3.6. Phương pháp so sánh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 3.1.1. Điu kin t nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Vũ Thư nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thái Bình, có toạ độ địa lý từ 20o20’00’’ - 20o32’00’’ độ Vĩ Bắc và 106o10’00’’ - 106o22’00’’ độ Kinh Đông. Địa giới hành chính của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Hưng Hà và Đông Hưng.

- Phía Tây và Tây Nam giáp Thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) - Phía Nam giáp huyện Xuân Trường (tỉnh Nam Định)

- Phía Đông giáp thành phố Thái Bình và huyện Kiến Xương

Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Vũ Thư

Huyện Vũ Thư có vị trí địa lý khá thuận lợi với ưu thế là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Thái Bình, giữa 2 trung tâm kinh tế lớn: thành phố Thái Bình và Thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 phố Nam Định. Nằm trên tuyến đường từ Thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 1, quốc lộ 21 về Nam Định đến Thái Bình, tiếp nối với thành phố Hải Phòng theo tuyến quốc lộ 10. Trên địa bàn huyện có cầu Tân Đệ đã được xây dựng bắc qua sông Hồng, đường quốc lộ 10 đã và đang tiếp tục được nâng cấp chạy qua trung tâm thị trấn huyện lỵ Vũ Thư, sông Hồng chảy theo ranh giới phía Tây Nam và sông Trà Lý chảy theo ranh giới phía Bắc huyện. Vị trí địa lý của huyện có ưu thế góp phần đưa huyện Vũ Thư trở thành vùng kinh tế thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu trao đổi hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói riêng và các tỉnh phía Nam với tam giác tăng trưởng Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Ngoài ra còn là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học công nghệ, nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Vũ Thư là huyện đồng bằng thuộc vùng châu thổ sông Hồng, địa hình của huyện khá bằng phẳng, độ cao trình trung bình từ 1 - 1,5m so với mực nước biển. Tuy nhiên, do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng, cùng với sự tác động của con người, nên địa hình của huyện có đặc điểm cao thấp khác nhau. Nhìn chung địa hình có dạng sống trâu, dải đất thấp chạy ven sông Hồng và sông Trà Lý, dải đất cao nằm ở giữa chạy dọc sông Kiến Giang.

- Khu vực phía Bắc huyện (phía Bắc đường quốc lộ 10) mặt đất hình thành các nếp sóng cao thấp xen kẽ không đều. Dải đất thấp chạy ven đê sông Trà Lý từ xã Xuân Hòa đến xã Tân Phong có độ cao từ (+ 0,75 m) đến (+ 0,5 m). Phần còn lại từ xã Đồng Thanh đến Tân Hòa địa hình có dạng làn sóng. Dải đất từ Thẫm đến xã Tân Phong, xã Tân Hòa ven kênh cấp I của trạm bơm Thanh Trại có độ cao từ (+ 2,5 m) đến (+ 1,75 m). Dải đất thấp ven sông Bạch, sông Kênh, sông Sọng, sông Lạng có độ cao từ (+ 1,00 m) trở xuống.

- Phía Nam huyện (phía Nam đường quốc lộ 10) bên cạnh những dải đất cao nằm ven sông Kiến Giang có độ cao trung bình từ (+ 1,25 m) đến (+ 1,5 m) là những dải đất thấp (Kiêu Thần, Rãng Thông, Tự Tân, Nguyên Xá) và toàn bộ phía

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Nam vùng sông Ngô Xá cốt đất phổ biến của vùng này là từ (+ 0,75 m) đến (+ 1,25 m).

Tóm lại: Địa hình của huyện có nhiều thuận lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng kiến thiết đồng ruộng... Tuy nhiên với đặc điểm cao thấp xen kẽ như đã nêu ở trên gây khó khăn cho quá trình quản lý và điều hành tưới tiêu nước.

3.1.1.3. Khí hậu

Vũ Thư nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng bức xạ mặt trời 8.3000C - 8.5000C với lượng mưa 1.400 - 1.800mm. Số giờ nắng trung bình 1.600 - 1.700 giờ trong năm. Độ ẩm không khí 85 - 90%. Lượng bốc hơi 723mm/năm và nhiệt độ trung bình từ 23-240C. Với 2 mùa chủ yếu trong năm:

- Mùa nóng ẩm, mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10:

+ Mưa: Lượng mưa lớn chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, phân bố không đều trong mùa, có ngày mưa cường độ rất lớn 200 - 300 mm/ngày, mưa lớn thường xuyên xảy ra trong ngày có bão và dông. Mưa mùa này không ổn định, có khi suốt 1 tháng không mưa, có khi mưa cả 1 tuần liền cho nên trong mùa mưa gặp cả úng lẫn hạn.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình từ 23 - 240C. Trong mùa hạ thường gặp 2 kiểu thời tiết, thời tiết dịu mát và thời tiết khô nóng kiểu gió Lào. Những ngày dịu mát nhiệt độ dưới 220C. Ngày khô nóng nhiệt độ có thể lên tới 350C.

+ Gió: Thịnh hành là gió Đông Nam. Tốc độ gió trung bình 2 - 4m/giây. Nhưng mùa này lại hay có bão, kèm theo gió mạnh và mưa to, có sức tàn phá ghê gớm. Mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, có năm tới 6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Thái Bình trong đó có Vũ Thư.

+ Độ ẩm không khí: Mùa hạ độ ẩm rất cao, có ngày lên tới 90%, nhưng nếu gió Tây Nam tràn về độ ẩm xuống thấp dưới 60%.

- Mùa lạnh và khô: Từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau:

+ Mưa chiếm lượng nhỏ, khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 + Nhiệt độ trung bình là 200C, nhiệt độ thấp nhất là 4,10C. Trong mùa này ngày lạnh không kéo dài liên tục mà còn có ngày nóng, ẩm xen kẽ. Chênh lệch ngày nóng và ngày lạnh khoảng 15 - 200C và trong một ngày đêm dao động lên tới 100C.

+ Gió: Gió hướng Bắc, Đông Bắc và Đông. Tuy gió không mạnh nhưng hay gây ra lạnh đột ngột.

+ Độ ẩm không khí: Lượng bốc hơi trong mùa này thường gặp thời tiết khô hanh, nồm, nắng nóng; ngày khô hanh độ ẩm thấp; độ bốc hơi cao thường xuất hiện vào đầu mùa, trong thời kỳ này hay gặp hạn.

Nhìn chung, khí hậu Vũ Thư có nhiều thuận lợi cho sự phát triển các loại cây trồng trong nông nghiệp, vật nuôi phát triển quanh năm theo hướng thâm canh tổng hợp đạt hiệu quả cao. Nhưng do đặc trưng khí hậu nóng ẩm theo mùa, là môi trường phát sinh côn trùng, sâu bệnh, cùng với sự chuyển đổi khí áp, trong lục địa và ngoài đại dương sinh ra bão và gió xoáy. Trung bình mỗi năm có từ 4 - 6 cơn bão kèm theo mưa lớn, gây tổn thất và giảm năng suất mùa màng, hư hỏng tài sản các công trình, thậm chí có năm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng con người. Do đó, đòi hỏi có biện pháp phòng tránh úng, hạn, nóng, lạnh, thiên tai và dịch bệnh.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện Vũ Thư có 2 sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Trà Lý, chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của nguồn nước từ thượng nguồn và ảnh hưởng chế độ nhật triều của biển.

- Sông Hồng chảy qua phía Tây Nam của huyện, có chiều dài 34 km bao quanh 15 xã, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Vũ Thư với tỉnh Nam Định.

- Sông Trà Lý là chi lưu của sông Hồng, chảy qua huyện ở phía Bắc, có chiều dài 23 km bao quanh 8 xã, sông Trà Lý là ranh giới tự nhiên giữa huyện Vũ Thư với các huyện Hưng Hà và Đông Hưng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Ngoài 2 sông chính, trên địa bàn huyện còn có sông Kiến Giang, sông Búng, sông Cự Lâm, sông Lạng, sông Bạch... và hệ thống kênh mương dày đặc. Đặc điểm chung của các sông ngòi của huyện Vũ Thư có các nguồn nước tưới dồi dào cả về tổng lượng và chất lượng, có thể khai thác thỏa mãn yêu cầu tưới, đặc biệt có thể lấy nước phù sa tự chảy vừa giảm chi phí sản xuất, vừa tăng độ phì của đất. Tuy nhiên, do chế độ thủy văn phân hóa theo mùa. Mùa lũ nước từ thượng nguồn đổ về mực nước các sông lên cao, tốc độ dòng chảy lớn, đôi khi trùng với mưa to, gió lớn không chỉ gây úng lụt ở trong nội đồng, mà còn gây xói lở cục bộ đất ngoài đê và nguy hiểm cho hệ thống đê điều. Mùa khô mực nước các sông thấp gây trở ngại cho việc lấy nước tưới cho các vùng cao trong huyện. Hàng năm, huyện đã phải tốn nhiều sức người, sức của để tu bổ hệ thống đê điều vào các công trình thủy lợi.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường a. Tài nguyên đất

Huyện Vũ Thư có diện tích tự nhiên 19.513,84 ha. Xã có diện tích lớn nhất là xã Việt Hùng: 961,35 ha. Thị trấn Vũ Thư có diện tích nhỏ nhất: 118,59 ha. Bình quân diện tích tự nhiên của huyện/đầu người là: 1.185m2/người. Bình quân đất nông nghiệp/đầu người: 583 m2/người, một số xã như Tân Lập, Đồng Thanh chỉ có 400 m2/người.

Trong tổng số quỹ đất đai của huyện, đã có đến hơn 99% được sử dụng cho nông nghiệp và phi nông nghiệp. Còn lại khoảng 0,8% là đất chưa sử dụng. Thực trạng sử dụng đất của huyện Vũ Thư năm 2014 được thể hiện qua bảng sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 Bảng 3.1. Hiện trang sử dụng đất huyện Vũ Thư năm 2014 Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 19.513,80 100 I. Đất nông nghiệp 12.844,30 65,80

1. Đất sản xuất nông nghiệp 11.441,60 89,10

1.1. Đất trồng cây hàng năm 10.531,30 92,00 1.2. Đất trồng cây lâu năm 910,30 7,90

2. Đất nuôi trồng thủy sản 1.380,00 10,74

3. Đất nông nghiệp khác 22,60 0,10

II. Đất phi nông nghiệp 6.517,40 33,40

1. Đất ở 1.636,60 25,10

1.1. Đất ở nông thôn 1.613,50 98,60 1.2. Đất ởđô thị 23,00 1,40

2. Đất chuyên dùng 3.013,30 46,20

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 58,60 0,80

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 232,60 3,60

5. Đất sông suối và MNCD 1574,40 24,20

6. Đất phi nông nghiệp khác 1,70 0,02

III. Đất chưa sử dụng 152,00 0,80

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vũ Thư)

Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng và xây dựng bản đồ đất tỉnh Thái Bình năm 1982, tỷ lệ 1/50.000, đất của huyện Vũ Thư được chia làm 2 nhóm đất chính là:

* Nhóm đất phù sa (P):

Có tổng diện tích 11.440,5 ha; chiếm trên 93% tổng diện tích đất điều tra, trên nền địa hình từ vàn cao đến vàn thấp phân bố ở tất cả các xã trong địa bàn huyện. Đây thuộc loại nhóm đất tốt được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng với đặc điểm đất thường có màu nâu tươi, độ PH trung tính, ít chua, PHkcl

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 khoảng 5,5 và có hướng tăng dần theo chiều sâu của đất. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ, thịt trung bình đến thịt nặng, hàm lượng các chất hữu cơ xếp vào loại khá giàu từ 2,5 - 3%; đạm, lân, kali đều ở mức trung bình đến khá, N (0,15 - 0,25), P2O5< (0,08 - 0,12%), K2O (1,5 - 2,5%). Dung tích hấp thu khá cao thường gặp từ 25 - 29 lđl/100g đất khô.

- Nhóm đất phù sa của huyện bao gồm Đất phù sa được bồi đắp hàng năm và Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm.

Trong nhóm đất phù sa chia ra 5 loại, gồm:

- Đất phù sa được bồi, không có tầng glây của hệ thống sông Hồng (Pb), trên địa hình vàn, vàn cao, có diện tích là 1.633,18, tập trung chủ yếu ở các xã Vũ Vân, Vũ Đoài, Hồng Phong, Bách Thuận, Tân Lập, Hồng Lý, Đồng Thanh.

- Đất phù sa có tầng loang lổ (Pf) của hệ thống sông Hồng (Ph), trên địa hình vàn có diện tích 4345,62 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Việt Thuận, Nguyên Xá, Vũ Tiến, Tự Tân, Song Lãng, Minh Lãng.

- Đất phù sa glây trung bình của hệ thống sông Hồng (Pg) trên nền cát biển, trên địa hình vàn thấp, thấp có diện tích 1.482,73 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Việt Thuận, Nguyên Xá, Vũ Tiến, Vũ Hội, Tự Tân, Song Lãng, Minh Lãng.

- Đất phù sa không được bồi, chua (Pc) trên địa hình vàn, vàn thấp, thấp, trũng có diện tích 1539,61, phân bố chủ yếu ở các xã Đồng Thanh, Hiệp Hoà, Tân Hoà, Dũng Nghĩa, Tam Quang, Hoà Bình, Trung An.

- Đất phù sa trung tính ít chua (Pe) trên địa hình vàn, vàn thấp, có diện tích 2.505,73 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Xuân Hoà, Phúc Thành, Hồng Phong, Hoà Bình.

* Nhóm đất cát (C):

Có diện tích 723,58 ha, phân bố chủ yếu trên nền địa hình cao, tập trung chủ yếu ở các xã Minh Quang, Trung An, Song An, Tân Hòa, Minh Khai, Song Lãng, Hoà Bình, Tự Tân, Minh Lãng, Dũng Nghĩa… Đặc điểm chung của nhóm đất cát là có lượng hạt thô lớn thành phần cơ giới nhẹ, dung tích hấp thu thấp, khả năng giữ nước, giữ phân kém, các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu nghèo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 Trong nhóm đất cát chia ra làm 2 loại:

+ Đất cồn cát, bãi cát ven sông (Cc) có diện tích 4,09 ha. + Đất cát trồng (Cz) có diện tích 719,49 ha.

b. Tài nguyên nước

Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai nguồn:

+ Nguồn nước mặt

Nước mặt chủ yếu là nguồn nước của các sông, hồ. Vũ Thư có 2 sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc, kết hợp với hệ thống đầm, hồ, ao phong phú. Do đó nguồn nước mặt của huyện khá dồi dào, cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt của nhân dân và nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

+ Nguồn nước ngầm

Mực nước ngầm nông, chất lượng khá tốt, nhiều nơi chỉ khoan trên 10 mét đã có nước ngầm chất lượng tốt, song hiện nay, việc khai thác, sử dụng mới ở mức hạn chế để phục vụ nước sạch ở nông thôn. Trong tương lai, dự tính nguồn nước ngầm sẽ được khai thác nhiều hơn để phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng cao của nhân dân.

c. Tài nguyên du lịch, lịch sử - nhân văn

Vũ Thư là vùng đất được hình thành muộn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng (cách đây khoảng 2.000 năm), trải qua nhiều thế kỷ đấu tranh với giặc ngoại xâm, cải tạo chinh phục thiên nhiên, nhân dân huyện Vũ Thư đã góp phần công sức to lớn cùng với nhân dân tỉnh Thái Bình xây dựng nên hình thái đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường, yêu nước trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhân dân Vũ Thư đã viết lên trang sử vàng son trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng quê hương đất nước.

Vũ Thư là huyện có nhiều danh nhân tiêu biểu ở các thời kỳ Đỗ Lý Khiêm, Doãn Uẩn, Doãn Khuê (xã Song Lãng), Hoàng Công Chất, Phạm Tư Trực,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 Nguyễn Xuân Huyên (xã Nguyên Xá), Nguyễn Doãn Cử (xã Duy Nhất), Bùi Mộc Đạc (xã Tân Bình)…

Vũ Thư có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc với loại hình hát múa, trò chơi, trong đó nổi bật nhất là làng vườn Bách Thuận, hội thi pháo đất. Hội thi pháo đất có ở nhiều nơi trên đất Thái Bình, nhưng nổi tiếng nhất là ở hội Đền Lạng, xã Song Lãng. Đền Lạng là nơi thờ Đỗ Đô - 1 thiền sư nổi tiếng thời Lý. Huyện còn có các lễ hội đã được Sở Văn hóa thông tin đưa vào chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể là: Hội chùa Keo (xã Duy Nhất) và Hội sáo đền

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)