Chú ý xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn và chọn lựa, đào tạo cán bộ

Một phần của tài liệu đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975 (Trang 137 - 165)

6. Về bố cục luận văn

3.2.4. Chú ý xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn và chọn lựa, đào tạo cán bộ

Đoàn, cán bộ lãnh đạo phong trào thanh niên miền Nam, nhằm đảm bảo tốt sự lãnh đạo đối với phong trào

Từ khi Đảng ra đời, đã chú ý xây dựng các tổ chức nhằm tập hợp, phát huy sức mạnh của tuổi trẻ, vận động họ hăng hái tham gia trên các trận tuyến của cuộc đấu tranh với kẻ thù. Đó là các Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dƣơng (1931 - 1936); Đoàn Thanh niên Dân chủ (1936 - 1939); Đoàn Thanh niên Phản đế (1939 - 1941); Đoàn Thanh niên Cứu quốc; Đoàn Thanh niên Lao động; Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong Nghị quyết 181 về công tác thanh vận (năm 1968) đã đặt rõ chức năng của Đoàn Thanh niên nhƣ sau: “Là trƣờng học cộng sản chủ nghĩa của thanh niên và đội quân xung kích cách mạng để thực hiện mọi nhiệm vụ và đƣờng lối, chính sách của Đảng và nhà nƣớc; là đội hậu bị của Đảng, tham gia xây dựng, kiện toàn Đảng, đào tạo lực lƣợng hậu bị cho Đảng”[32, tr.17]. Đảng luôn nhìn thấy sức mạnh và khả năng cách mạng ở thế hệ trẻ, ra sức giáo dục, bồi dƣỡng, rèn luyện thế hệ trẻ về mọi mặt, đặt lòng tin vào họ trong mọi sự

nghiệp cách mạng. Lịch sử đã chứng minh, nhiệm vụ cách mạng của Đảng cũng là nhiệm vụ cách mạng của Đoàn, lý tƣởng cộng sản chủ nghĩa cũng là lý tƣởng của Đoàn, của ngƣời thanh niên. Do vậy Đoàn Thanh niên luôn là chiếc cầu nối liền quần chúng thanh niên với Đảng. Thông qua tổ chức của mình, Đoàn có thể tìm hiểu, lắng nghe đƣợc ý kiến và nguyện vọng của quần chúng thanh niên với Đảng, đồng thời Đoàn cũng tuyên truyền đƣờng lối của Đảng tới thanh niên và lôi cuốn quần chúng thanh niên thực hiện những đƣờng lối của mình.

Trong mọi thời kỳ của cuộc cách mạng dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn luôn phát huy đƣợc vai trò đoàn kết các lực lƣợng thanh niên của mình. Ở miền Nam, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, tổ chức Đoàn đã không ngừng đƣợc củng cố và phát triển sao cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của cách mạng. Từ Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng với Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng làm nòng cốt, rồi tới các tổ chức Đoàn ở cơ sở nông thôn, vùng địch chiếm, ở các đô thị, trƣờng học, xí nghiệp, nhà máy - đâu đâu cũng phát huy vai trò tập hợp và lãnh đạo phong trào thanh niên đấu tranh. Vì vậy mà phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của thanh niên, thực hiện những nhiệm vụ mà Đảng đề ra một cách tốt nhất. Đoàn không những là cánh tay, đội hậu bị của Đảng, là đại biểu tin cậy của quần chúng thanh niên mà còn là một bộ phận trong hệ thống chuyên chính vô sản, là rƣờng cột của nền chuyên chính vô sản. Sự lớn mạnh không ngừng của Đoàn qua từng thời kỳ cách mạng khẳng định vai trò chính trị của mình, xứng đáng là trƣờng học cộng sản chủ nghĩa rèn luyện thanh niên, là hạt nhân của phong trào thanh niên, là đội quân xung kích của cách mạng.

Đảng là ngƣời tổ chức, lãnh đạo và động viên mọi thắng lợi của phong trào thanh niên. Mỗi bƣớc đi lên, sự trƣởng thành của phong trào thanh niên và đoàn thanh niên đềi gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Trong công tác vận động thanh niên, Đảng đã đề ra và giải quyết những vấn đề cơ bản nhƣ: Tổ

chức ra đoàn thanh niên để làm cánh tay và hậu bị của Đảng, đoàn kết giáo dục và bồi dƣỡng thanh niên, động viên khả năng hăng hái tham gia đấu tranh cách mạng của thanh niên. Trong từng giai đoạn lịch sử, Đảng đều đƣa ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ thích hợp và kịp thời cho công tác thanh vận. Bất kỳ lúc nào Đảng cũng luôn coi trọng lãnh đạo công tác thanh vận và lãnh đạo chặt chẽ phong trào thanh niên, kiên quyết loại bỏ những sai lầm, những tƣ tƣởng khinh thƣờng, tƣ tƣởng đầu độc thanh niên. Đảng xác định: “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh vận và Đoàn Thanh niên Lao động là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của phong trào thanh niên và các mặt hoạt động của Đoàn Thanh niên trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nƣớc và xây dựng chủ nghĩa xã hội” [10, tr.17].

Hồ Chủ tịch đã căn dặn trong Di chúc: “Bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Đảng ta đã không chỉ coi việc động viên lực lƣợng hùng hậu của thanh niên để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trƣớc mắt mà còn thƣờng xuyên chăm lo, bồi dƣỡng, đào tạo thế hệ thanh niên để chuẩn bị cho sự nghiệp cách mạng lâu dài. Vì vậy đã không ngừng tăng cƣờng sự lãnh đạo đối với công tác thanh vận và phong trào thanh niên.

Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, thông qua Đoàn thanh niên, Đảng đã giáo dục và lãnh đạo thanh niên tích cực đấu tranh lại những âm mƣu lừa phỉnh, đầu độc thanh niên của bọn đế quốc Mỹ. Nhận rõ bản chất của kẻ thù là một việc làm hết sức khó khăn và đòi hỏi sự sáng suốt, Đảng đã lãnh đạo thanh niên miền Nam nhận rõ thực chất của những chính sách của Mỹ- Ngụy đối với thanh niên miền Nam, của cái gọi là “thanh niên cộng hòa”, “cần lao nhân vị”. Trƣớc những tình hình, yêu cầu của nhiệm vụ mới, Đảng ta đã không ngừng tăng cƣờng sự lãnh đạo, nhấn mạnh vai trò và khả năng cách mạng của thanh niên, chỉ ra tầm quan trọng của công tác đào tạo,

bồi dƣỡng thế hệ trẻ. Đồng thời Đảng đã không ngừng đấu tranh nhằm khắc phục những ảnh hƣởng của tƣ tƣởng phong kiến nhƣ coi thƣờng thanh niên, tác phong gia trƣởng của một số cán bộ; tƣ tƣởng tự ti bị động của một số cán bộ đoàn, khuynh hƣớng chỉ nặng về động viên sử dụng thanh niên mà không chú ý đến công tác giáo dục đào tạo thanh niên. Do đó Đảng khẳng định: “Vấn đề tăng cƣờng sự lãnh đạo công tác thanh niên và đào tạo bồi dƣỡng thanh niên thành lớp ngƣời kế tục một cách trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, bảo đảm thắng lợi hiện nay và ngày mai của chúng ta, là một nhiệm vụ cách mạng vô cùng quan trọng, có ý nghĩa chiến lƣợc” [10, tr.6-7].

Thực tế cách mạng đã chứng minh việc giáo dục, bồi dƣỡng cho thanh niên có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Giáo dục thanh niên là một công việc có nội dung phong phú, xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, từ mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài của cả dân tộc. Vào thời điểm đó, nhiệm vụ là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc, đƣa cả nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã biết khơi dậy trong thanh niên truyền thống dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, để từ đó họ có niềm tự hào về thế hệ cha anh mình, sẵn sàng làm bất cứ nhiệm vụ nào vì dân tộc, vì đất nƣớc. Việc giáo dục lý tƣởng cộng sản cho thanh niên, có lý tƣởng cách mạng đúng đắn thì thanh niên mới suy nghĩ và hành động đúng đắn, làm cho thế hệ trẻ nhận thức một cách sâu sắc trung thành với lý tƣởng của Đảng, chiến đấu vì sự nghiệp “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Độc lập, tự do, đó cũng là mục tiêu phấn đấu của cả dân tộc, của cả thế hệ trẻ Việt Nam, là lý tƣởng cách mạng chân chính. Việc giáo dục thanh niên bằng những tấm gƣơng, bằng những điển hình tốt có tác dụng động viên hơn nữa sức mạnh của thanh niên trên các trận tuyến của cuộc đấu tranh cách mạng. Từ những điển hình tốt về những tấm gƣơng chiến đấu và hy sinh anh dũng, có tác dụng khơi dậy trong thanh niên về truyền thống, về

tinh thần quật cƣờng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, do vậy mà động viên đƣợc hơn nữa sức trẻ tham gia các mặt trận của cuộc đấu tranh cách mạng.

Thanh niên là lớp ngƣời hăng hái và nhiệt tình. Trong thực tế đấu tranh Đảng luôn chú ý tới đặc điểm của thanh niên một cách khoa học, chỉ rõ mặt cách mạng cũng nhƣ là những mặt hạn chế cần phải khắc phục. Bởi vậy đề ra phƣơng hƣớng và nội dung, phƣơng pháp thích hợp để vận động thanh niên. Hồ Chủ tịch đã nói: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những ngƣời thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”1

.

Trong cách mạng tháng Tám, để chỉ đạo cho những ngƣời làm công tác thanh vận, Đảng đã chỉ rõ rằng: “Hình thức và phƣơng pháp công tác giáo dục và tranh đấu phải thích hợp hẳn với trình độ và yêu cầu của thanh niên”, “phải tùy theo tâm lý, trình độ mà đƣa khẩu hiệu cho thích hợp với quyền lợi của họ mà hiệu triệu họ vào các hội thông thƣờng theo lối công khai và bán công khai”[61, tr.5].

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tùy điều kiện tình hình hai miền Nam - Bắc mà đề ra những nhiệm vụ cụ thể đối với công tác vận động thanh niên. Ở miền Bắc thì với điều kiện xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến miền Nam mà vận động thanh niên hăng hái tham gia sản xuất, những phong trào thi đua “bốn tốt”, “ba sẵn sàng”, tham gia xung phong phục vụ chi viện tiền tuyến,… Ở miền Nam tùy từng vùng mà Đảng đƣa ra những công tác cụ thể cho thanh niên, nhƣ tích cực đấu tranh chính trị ở đố thị của học sinh, sinh viên, thanh niên, tham gia vạch trần âm mƣu của Mỹ - Ngụy, phản đối chiến tranh; trên toàn miền Nam đã động viên thanh niên tham gia

những phong trào “dũng sĩ diệt Mỹ” “thi đua giết giặc lập công” “năm xung phong”, “ba xung phong”, tòng quân giết giặc,..

Tùy từng đối tƣợng thanh niên mà Đảng có những hình thức cụ thể để vận động họ với những hình thức đấu tranh, khẩu hiệu đấu tranh cho sát với điều kiện thực tế của cách mạng. Do vậy có thể khẳng định, chỉ có trên cơ sở nắm rõ đƣờng lối chỉ đạo của Đảng, đồng thời nắm rõ bản chất, tâm lý của thanh niên thì mới có những phƣơng pháp cách mạng và hình thức vận động phù hợp.

Tiểu kết chương 3

Nhìn nhận lại các giai đoạn phát triển và đặc điểm của phong trào thanh niên miền Nam những năm 1965-1975 có thể khẳng định vai trò to lớn của thế hệ trẻ miền Nam nói riêng, cả nƣớc nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, thống nhất đất nƣớc. Chính thế hệ trẻ miền Nam, những ngƣời ngày đêm chiến đấu với kẻ thù trên mọi mặt trận đã góp công lớn lao vào chiến thắng vĩ đại chung của cả dân tộc. Với đƣờng lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kỳ, Đảng đã vận động đƣợc các thế hệ trẻ Việt Nam, thuộc mọi giới ngành đứng lên chiến đấu với kẻ thù, từ đấu tranh hòa bình đến đấu tranh vũ trang, từ đấu tranh văn hóa, đòi những quyền sống cơ bản đến đấu tranh đòi những quyền con ngƣời, quyền dân tộc. Từ rất sớm, Đảng đã sớm nhìn nhận đƣợc vai trò của ngƣời thanh niên trong mọi lĩnh vực để giáo dục, động viên và bồi dƣỡng họ lên mọi trận tuyến chiến đấu với kẻ thù.

Qua các giai đoạn đấu tranh, phong trào thanh niên đã thể hiện sự phát triển vƣợt bậc của mình, hòa chung với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Phong trào thanh niên miền Nam miền Nam đã thể hiện các hình thức đấu tranh phong phú, quy mô đấu tranh đa dạng, thu hút đƣợc đông đảo mọi giới ngành thanh niên tham gia, là ngọn cờ đầu trong phong trào cách mạng chung. Mặc dù ghi nhận những đóng góp của thanh niên miền Nam trong

cuộc đấu tranh với kẻ thù, nhƣng cũng không thể phủ nhận một số những hạn chế của các phong trào đấu tranh và công tác vận động thanh niên. Song những hạn chế đó cũng chỉ là những điểm sạn nhỏ trong toàn bộ những thắng lợi mà thế hệ trẻ miền Nam đã giành đƣợc.

Qua các phong trào đấu tranh của thanh niên miền Nam những năm 1965-1975 thấy đƣợc một số kinh nghiệm đấu tranh của phong trào thanh niên miền Nam, của quá trình vận động thanh niên của Đảng. Những kinh nghiệm này sẽ là những bài học lịch sử quý giá, mang tính giáo dục sâu sắc đối với những thế hệ trẻ đi sau, để họ có thể học tập và phát huy những giá trị lịch sử hào hùng trong công cuộc xây dựng đất nƣớc ngày một tiến lên.

KẾT LUẬN

Đại thắng mùa xuân năm 1975 là chiến thắng của một dân tộc nhỏ bé đánh bại một đế quốc mạnh nhất các thời đại, chiến thắng của chính nghĩa, đại diện cho sự tiến bộ, sự khát khao độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức. Đó là chiến thắng của sự kết tinh của truyền thống dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng dân tộc Việt Nam. Trong thắng lợi lịch sử hào hùng ấy, đằng sau nó có biết bao ngƣời Việt Nam đã để lại xƣơng máu, hy sinh.

Chiến tranh đã đi qua, không phải ngƣời ta cứ níu giữ mãi quá khứ, sống trong quá khứ, nhƣng với dân tộc chúng ta, một dân tộc mà lịch sử đã gắn liền với những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập thì hồi cố về quá khứ có tác dụng nhƣ một sức mạnh, một điểm tựa để chúng ta có thêm tin tƣởng và tinh thần cho sự vững bƣớc trong tƣơng lai. Vào những năm chiến tranh ác liệt ấy, những thanh niên trẻ tuổi Việt Nam, trên tất cả mọi miền của tổ quốc đã sống và chiến đấu thật hào hùng. Những lời thơ, câu hát, hay những trang nhật ký còn lại ngày hôm nay, mỗi khi đƣợc cất lên nó lại cho phép chúng ta nhớ lại về những năm tháng hào hùng ấy, nhớ về những con ngƣời trẻ tuổi đã hy sinh tuổi xuân của đời ngƣời để giành lấy mùa xuân cho đất nƣớc.

Đƣợc Đảng lãnh đạo và tổ chức, thanh niên miền Nam đã hăng hái tiến lên lập công trên tất cả các chiến trƣờng từ đô thị đến miền nông thôn đồng bằng. Quá trình đấu tranh của thanh niên miền Nam là một quá trình tự rèn luyện, chiến đấu và trƣởng thành cùng với sự phát triển của cuộc chiến đấu và giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc. Phong trào diễn ra diễn ra rộng rãi và đều khắp từ nông thôn đồng bằng cho tới các đô thị miền Nam, phong phú về hình thức, tính chất quyết liệt của các cuộc đấu tranh. Phong trào thanh niên luôn

thể hiện tính tiến công liên tục, các nội dung khẩu hiệu trong các cuộc đấu trnh đều xuất phát từ sự đánh giá tình hình, so sánh tƣơng quan lực lƣợng, nhằm tập hợp quần chúng đấu tranh với các nội dung từ thấp đến cao, từ đấu tranh vì mục đích dân sinh dân chủ đến các hoạt động vũ trang chống Mỹ ngụy, từ các hoạt động văn hóa, biểu tình, bãi công, bãi khóa đến các hoạt động đòi hòa bình, đòi chấm dứt chiến tranh,... Trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn phong trào thanh niên vẫn duy trì liên tục, giai đoạn sau quyết liệt hơn giai đoạn trƣớc, trở thành một mũ nhọn tiến công vào chế độ Mỹ ngụy. Nhờ bám sát các nhiệm vụ chính trị chung của Đảng, phong trào thanh niên đã gắn bó đƣợc với các phong trào chung trong từng giai đoạn cách mạng, nó là một bộ phận khăng khít của cách mạng miền Nam, của cách mạng giải phóng dân tộc.

Đối với phong trào thanh niên ở các đô thị: Ngay từ khi Mỹ vào miền Nam

Một phần của tài liệu đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975 (Trang 137 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)