Cần có hình thức, biện pháp, phương pháp thích hợp để vận động,

Một phần của tài liệu đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975 (Trang 132 - 135)

6. Về bố cục luận văn

3.2.2. Cần có hình thức, biện pháp, phương pháp thích hợp để vận động,

chức các phong trào phù hợp với đặc điểm của thanh niên

Công tác vận động, tổ chức các phong trào thanh niên phải luôn xuất phát từ các yêu cầu cơ bản, đó là khơi dậy tinh thần yêu nƣớc trong mỗi ngƣời, khơi dậy lòng căm thù sâu sắc của quần chúng trong cảnh áp bức bất

công của Mỹ ngụy. Chính vì vậy phong trào vận động thanh niên phải là một bộ phận của phong trào đấu tranh dành độc lập của dân tộc.

Phong trào vận động thanh niên phải tập hợp đƣợc đông đảo thanh niên thuộc các thành phần xã hội khác nhau, vừa không ngừng nâng cao giác ngộ dân tộc và giai cấp cho quần chúng, vừa bảo vệ đồng bào, chĩa mũi nhọn vào kẻ địch. Phải luôn đề ra các khẩu hiệu, hình thức đấu tranh xuất phát từ sự đánh giá tình hình, so sánh tƣơng quan lực lƣợng nhằm tập hợp quần chúng đấu tranh với những nội dung từ thấp đến cao, từ sinh hoạt tập thể để tƣơng trợ, đấu tranh dân sinh dân chủ đến đoàn kết đấu tranh chống Mỹ ngụy, từ các hoạt động văn hóa, bãi khóa, biểu tình,...

Cần kết hợp một cách nhuần nhuyễn xuyên suốt và sáng tạo việc sử dụng bạo lực chính trị quần chúng và bạo lực vũ trang. Công tác vận động quần chúng thanh niên đƣợc chú trọng từ khâu tuyên truyền phát động, nâng cao giác ngộ quần chúng, đƣa quần chúng vào hoạt động đấu tranh cho đến khâu xây dựng lực lƣợng chính trị của Đoàn, qua đó tiến tới phát động vũ trang cách mạng và xây dựng lực lƣợng vũ trang tuyên truyền. Quá trình này phải đƣợc thực hiện một cách rộng rãi ở tất các địa phƣơng, vùng địch chiếm đóng, từ nông thôn đến đô thị nhằm phát huy đƣợc sức mạnh đấu tranh của toàn thể các lực lƣợng.

Phải căn cứ vào tình hình, đặc điểm cụ thể của từng địa phƣơng, từng vùng để có các biện pháp, các hình thức đấu tranh cụ thể phù hợp với từng đối tƣợng thanh niên. Cụ thể nhƣ:

Phong trào thanh niên trốn lính và lính trốn phải đƣợc coi là phong trào đấu tranh mang tính chất quần chúng sâu sắc, phải phát động nhiều hình thức sinh động và sáng tạo, đặc biệt là các hình thức đấu tranh bạo lực, đấu tranh công khai, bất hợp pháp (truyền đơn, loa phóng thanh...). Phong trào phải

đƣợc tổ chức rộng rãi không chỉ ở các vùng nông thôn, đô thị, mà cả ở những vùng địch chiếm đóng, đặc biệt những nơi mà kẻ địch tập trung bắt lính. Cùng với đó là phong trào chống quân sự hóa học đƣờng đƣợc tổ chức tại các trƣờng đại học, các trƣờng phổ thông. Các cuộc đấu tranh này cần đƣợc nâng lên thành phong trào, có tính hệ thống và liên kết ở nhiều nơi nhằm gây sức ép và tiếng nói chung.

Đối với các phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, chống vơ vét bóc lột thì lại có hình thức đấu tranh phù hợp khác: đòi tăng lƣơng, chống thuế, chống sa thải, chống bắn pháo vào ruộng vƣờn, đòi về quê cũ làm ăn, chống tăng học phí, đòi quyền lợi học tập. Các phong trào đấu tranh dân sinh đã tập hợp quần chúng đứng dậy đòi quyền sống, đòi cơm áo, chống thuế khóa bất công, góp phần hiệu quả trong việc giáo dục quần chúng, tiến công vạch trần bộ mặt kẻ thù và làm thất bại những âm mƣu chính sách thâm độc của địch.

Phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ tập trung vào các khẩu hiệu chống kìm kẹp, bắt bớ, chống đàn áp thanh niên, đòi thả tù chính trị, đòi tự trị đại học, đòi tự do ngôn luận và tự do báo chí, văn nghệ, lành mạnh,... Căn cứ vào tình hình từng nơi, nhất là ở các đô thị đã phát động các hình thức đấu tranh phong phú, phong trào đáu tranh dân chủ đã gắn bó mật thiết với các nội dung dân sinh và phong trào đấu tranh chính trị, đã thu hút đƣợc đông đào thanh niên các giới tham gia với quy mô ngày càng lớn. Phong trào còn mang tính cách mạng sâu sắc vì luôn nâng cao giác ngộ quần chúng trong đấu tranh, bằng nhiều hình thức sáng tạo, đã làm cho tình hình chính trị ở các đô thị xáo trộn, đƣa quần chúng vào thế tiến công, làm suy yếu về chính trị.

Phong trào đòi hòa bình, chống chiến tranh, đòi Mỹ rút quân, phong trào dân tộc tự quyết, phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc,... là các phong trào đã thể hiện đƣợc truyền thống kiên cƣờng, bất khuất chống ngoại xâm. Phong

trào này đã kết hợp với các phong trào khác nhƣ: đòi dân sinh dân chủ, chống bắt lính,... Đƣa các nội dung đấu tranh của phong trào từ thấp đến cao, từ đòi cơm áo đến đuổi Mỹ lật Thiệu, từ đòi đọc lập, chủ quyền dân tộc đến đấu tranh đòi Mỹ rút về nƣớc, đòi thi hành hiệp định Paris, đòi Thiệu từ chức,...

Một phần của tài liệu đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975 (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)