Đảng với phong trào bảo vệ thanh niên, chống đôn quân, bắt lính

Một phần của tài liệu đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975 (Trang 65 - 75)

6. Về bố cục luận văn

2.1.2. Đảng với phong trào bảo vệ thanh niên, chống đôn quân, bắt lính

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Miền Nam quyết tâm vƣợt mọi khó khăn, tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc, thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch “Quân dân cả nƣớc ta, triệu ngƣời nhƣ một, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ hy sinh, không sợ gian khổ, quyết kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, quyết chiến quyết thắng, đánh cho quân Mỹ phải rút hết sạch, đánh cho Ngụy quân và Ngụy quyền sụp đổ hết, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất nƣớc nhà”.

Đối với thanh niên, đánh giá đúng đắn khả năng cách mạng to lớn của thế hệ trẻ, Hồ Chủ tịch và Đảng luôn giành sự quan tâm giáo dục, bồi dƣỡng thanh niên thành đội quân xung kích của cách mạng, thành lực lƣợng hậu bị của Đảng. Hồ Chủ tịch, đƣơng thời đã giành sự quam tâm, hy vọng của mình vào thế hệ trẻ.

“Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cƣờng, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy Bác rất thấy tự hào, sung sƣớng và thấy nhƣ mình trẻ lại, thấy tƣơng lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang. Trong công cuộc chống Mỹ cứu nƣớc tuy chúng ta còn gặp nhiều khó khăn gian khổ, nhƣng cả nƣớc ta đoàn kết nhất trí, thanh niên dũng cảm tiến lên, toàn dân, toàn quân ta kiên quyết chiến đấu, lại có các nƣớc anh em và nhân dân thế

giới đồng tình và ủng hộ cho nên Mỹ nhất định thua, ta nhất đinh thắng lợi” [49, tr.209-210].

Hồ Chủ tịch đã coi sự trƣởng thành của tầng lớp thanh niên nƣớc ta là một trong những thành quả vĩ đại của cách mạng, có quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong Di chúc, Ngƣời đã giành tình yêu vô vàn tới thanh niên và nhi đồng. Ngƣời đánh giá “thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ và can đảm” và “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những ngƣời kế thừa xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”. Ngƣời khẳng định “Bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”1

.

Thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác, đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ va theo đề nghị của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, ngày 03/02/1970 nhân kỉ niệm ngày thành lập Đảng, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đã ra nghị quyết cho Đoàn Thanh niên và đội thiếu niên nhi đồng đƣợc mang tên Bác: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam nay là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh. Đội Thiếu niên tiền phong Việt Nam nay là Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đội Nhi đồng Việt Nam nay là Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh.

Ngày 30/3/1970, Thƣờng vụ Trung ƣơng Cục miền Nam ra Thông tri về việc Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên nhi đồng ở miền Nam chƣa công khai mang tên Hồ Chí Minh nhƣ ở miền Bắc: Thông tri nêu rõ do hoàn cảnh và nhiệm vụ cách mạng, tổ chức cách mạng và danh nghĩa đối với ngoài nƣớc đều có khác với miền Bắc cho nên Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng và Đội thiếu niên nhi đồng ở miền Nam chƣa thể công khai mang tên Hồ Chí

1

Minh. Nhƣng thực chất việc giáo dục, rèn luyện vẫn phải bảo đảm cho thế hệ mới thấy đƣợc vinh dự to lớn và có đạo đức, tài năng xứng đáng là những ngƣời nối nghiệp Bác Hồ.

Thông tri chỉ rõ: việc củng cố, phát triển Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng thật vững mạnh là cánh tay đắc lực của Đảng, việc giáo dục, tập hợp đông đảo thanh thiếu niên vào đội ngũ cách mạng, việc làm cho khẩu hiệu “không có gì quý hơn độc lập tự do” thấm nhuần sâu sắc trong các tầng lớp thanh thiếu niên và có sự động viên họ mạnh mẽ trên các mặt trận chiến đấu, sản xuất, công tác và học tập là những công tác rất khẩn trƣơng để thiết thực giáo dục rèn luyện thanh thiếu niên xứng đáng là thế hệ trẻ nối nghiệp Bác Hồ [57, tr.772-773].

Ngày 14/4/1970, Thƣờng vụ Trung ƣơng Cục ra Chỉ thị đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh vận đáp ứng yêu cầu giành thắng lợi ngày càng to lớn.

Tính đến tháng 4/1970, phong trào thanh niên và công tác thanh vận đã có nhiều chuyển biến tốt. Ở đô thị, thanh niên, công nhân lao động, sinh viên, học sinh, trí thức trẻ liên tiếp đấu tranh chống bắt lính, chống vào phòng vệ dân sự, chống đàn áp khủng bố, đòi tự do họi họp, đòi chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, tham gia biệt động, du kích mật, diệt ác trừ gian. Thanh niên ở vùng tranh chấp và vùng giải phóng đẩy mạnh đấu tranh vũ trang tiêu diệt địch, phối hợp cùng nhân dân nổi dậy với khí thế khởi nghĩa, phát triển du kích chiến tranh, lập xã, ấp chiến dấu, tham gia phong trào tòng quân giết giặc. Nhiều tổ chức Đoàn đã phát triển thêm nhiều đoàn viên mới, chấn chỉnh lại các chi đoàn cơ sở,… Tuy nhiên, phong trào thanh niên chƣa đều khắp, công tác thanh vận làm còn chậm, lực lƣợng đoàn viên vẫn còn ít. Nhằm tăng cƣờng, củng cố sức mạnh của Đoàn thanh niên trong đấu tranh cách mạng,

Thƣờng vụ Trung ƣơng Cục ra chỉ thị về đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh vận và xác định nhiệm vụ công tác thanh vận trong tình hình mới.

Về nhiệm vụ trƣớc mắt của công tác thanh vận, Trung ƣơng Cục nêu rõ: “Cần ra sức động viên cao độ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của trên ba triệu thanh niên trên khắp miền Nam thuộc các tầng lớp lao vào cuộc chiến đấu quyết liệt và vẻ vang hiện nay của giai đoạn tổng công kích- tổng khởi nghĩa. Kiên quyết đập tan âm mƣu bình định cấp tốc của địch, không để cho địch sử dụng thanh niên vào mƣu đồ Việt Nam hóa chiến tranh, dùng ngƣời Việt đánh vào mƣu đồ Việt Nam hóa chiến tranh, dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt của đế quốc Mỹ, đồng thời khẩn trƣơng xây dựng và phát triển Đoàn Thanh niên vững mạnh về số lƣợng, đủ sức làm nòng cốt cho Mặt trận liên hiệp thanh niên chống Mỹ cứu nƣớc”.

Chỉ thị nhấn mạnh mục tiêu chủ yếu của công tác thanh vận trong thời gian tới nhằm: Tập trung giáo dục phát động thanh niên miền Nam dũng cảm trong mọi hoạt động công tác, đầu tàu gƣơng mẫu xông lên giành thắng lợi to lớn. Phát động phong trào 5 xung phong thanh niên. Ra sức xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn thanh niên vững mạnh [57, tr.776-777].

Từ ngày 30/6/1970, tổ chức Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng và đội thiếu niên nhi đồng cũng chính thức đƣợc mang tên Bác. Đƣợc mang tên Bác, thanh niên càng phải thấy nghĩa vụ và sự vinh quang trên vai mình, phải là những ngƣời luôn sống có lý tƣởng “không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Từ khi Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng đƣợc mang tên Bác, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đoàn đã chủ trƣơng đẩy mạnh công tác phát triển Đoàn lên một bƣớc mới, không chỉ trên địa bàn các vùng giải phóng, các cơ quan mà còn đi sâu vào những vùng trọng yếu, nhất là ở các thị xã, thị trấn, các thành phố lớn, làm tăng đáng kể số lƣợng đoàn viên lên. Đến

cuối năm 1969, trên toàn miền Nam đã có 39.762 đoàn viên so với 36.260 đoàn viên năm 1965 (không kể đoàn viên trong lực lƣợng vũ trang và thanh niên xung phong). Các tỉnh thành đều thành lập thêm nhiều chi đoàn, phân đoàn hợp pháp, làm cho tổng số chi đoàn của toàn miền lên đến 2.529 chi đoàn. Nhiều chi đoàn nhỏ linh hoạt hoạt động bí mật đƣợc thành lập trong các thành phố. Ví dụ chỉ trong 6 tháng năm 1971 ở Bến Tre đã phát triển đƣợc 37 chi đoàn mật, số “ấp trắng” từ 87 xuống còn 48. Ở Mỹ Tho đã phát triển đƣợc 349 đoàn viên mật, lập 27 chi đoàn mật, xoá đƣợc 87 ấp trắng.

Đáng chú ý trên mặt trận chiến đấu với kẻ thù là sự giành giật thanh niên về phía cách mạng. Với Việt Nam hoá chiến tranh, Hoa Kỳ lấy bình định là quốc sách và làm nòng cốt, địch đã tiến hành huy động tới 70% quân chủ lực và hầu hết bảo an dân vệ cùng hàng vạn cảnh sát dã chiến và trên 40 ngàn cán bộ bình định càn quét, đánh phá, cho đi sát hại các vùng đông dân, những vùng nông thôn với những biện pháp cực kỳ tàn bạo thâm độc.

Năm 1969, Mỹ - Ngụy tập trung sức vào việc đẩy lùi các đơn vị chủ lực của ta ra khỏi những vùng đông dân, ráo riết phá hoại các cơ sở cách mạng, đẩy mạnh gom dân, đóng bốt, xây dựng bộ máy kìm kẹp, vơ vét của cải nhằm kiểm soát cho đƣợc vùng nông thôn, củng cố tinh thần Ngụy quân Ngụy quyền với chiến lƣợc quét và giữ ráo riết của Mỹ- Ngụy, các cơ sở cách mạng của Đảng, Đoàn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều cơ sở bị địch đẩy ra xa, xoá trắng.

Thanh niên các địa phƣơng phải đối phó với các kế hoạch, đôn quân bắt lính rất gắt gao của địch, do phải thay thế dần Ngụy quân cho quân viễn chinh Mỹ. Chúng cƣỡng ép, thúc bách thanh niên vào các tổ chức “phòng vệ dân sự”, “nhân dân tự vệ”. Thực hiện cái gọi là “tự phòng” Ngụy quyền cố gắng xây dựng một lực lƣợng hậu bị lên tới hơn một triệu ngƣời. Chúng chia các tổ

chức phòng vệ làm ba loại: Số lớn tuổi từ 40 tuổi trở lên, nếu chịu nộp mỗi tháng từ 500 đồng đến 700 đồng thì đƣợc miễn canh gác; lứa tuổi thanh niên bắt phải tập quân sự, trang bị súng và lựu đạn, bắt canh gác ở những nơi công cộng vào ban đêm. Một số thanh niên đƣợc đƣa vào tổ chức phòng vệ xung kích (gọi là nhân dân tự vệ chiến đấu và nhân dân tự vệ nòng cốt), đƣợc trang bị súng đạn khá hiện đại. Chúng còn lấy thanh niên đi học ở những lớp chính trị, quân sự để tiện chỉ huy ở những địa phƣơng. Với lực lƣợng thanh niên địa phƣơng này dễ dàng càn quét lực lƣợng cách mạng và đôn quân bắt lính.

Đối với các vùng tôn giáo, chúng lợi dụng danh nghĩa “bảo vệ đạo” để thu hút thanh niên vào các tổ chức thanh niên, các tổ chức bán vũ trang và các sắc lính làm nhiệm vụ bắt lính, đôn quân cho chúng.

Đứng trƣớc tình hình đó Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 10-6-1969 chỉ rõ âm mƣu của địch: “Chúng đã ra sức khôi phục quân ngụy, bổ sung quân Mỹ, duy trì đƣợc lực lƣợng của chúng về số lƣợng, dồn lực lƣợng về giữ thành thị, nhất là các thành thị lớn, củng cố những vùng trọng điểm, những địa bàn chiến lƣợc quan trọng, đánh phá quyết liệt các căn cứ bàn đạp và đƣờng hành lang của ta. Chúng ra sức "bình định" nông thôn, giành dân, bắt lính, kiểm soát những vùng xung yếu với những thủ đoạn vô cùng tàn bạo, đồng thời phải đánh mạnh vào các tuyến hậu cần và căn cứ hậu phƣơng của ta” [25, tr.123-124]. Chính vì vậy phải “Chú ý đánh mạnh vào lực lƣợng dự bị chiến lƣợc và lực lƣợng ngụy chuẩn bị thay thế cho quân Mỹ rút lui; phải tiêu diệt lực lƣợng ngụy kìm kẹp nhân dân, bọn ác ôn, bọn bình định và kết hợp với công tác binh vận mà làm rã từng bộ phận lực lƣợng vũ trang địa phƣơng của ngụy, đi đôi với đánh mạnh vào các trung tâm huấn luyện, các trƣờng đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan, tích cực chống bắt lính để triệt nguồn bổ sung của chúng, làm cho quân ngụy không thể thay thế đƣợc quân Mỹ, đánh bại âm mƣu "phi Mỹ hoá" của Mỹ [25, tr.399].

Phong trào chống đôn quân, bắt lính, vận động binh lính đƣợc chỉ đạo rộng khắp, không những ở vùng địch kìm kẹp mà cả ở những đô thị, đặc biệt là Sài Gòn. Nghị quyết Trung ƣơng Cục lần thứ 9 nhấn mạnh: “Đấu tranh chính trị ở vùng ven phải kết hợp ba mũi giáp công thƣờng xuyên và rộng khắp nhằm đánh bại âm mƣu bình định, xúc tát dân, bắt lính, lập tề và phòng vệ dân sự của địch, đặc biệt ở vùng ven Sài Gòn và một số nơi khác, phải đẩy mạnh phong trào bung ra khỏi khu tập trung, vùng ấp chiến lƣợc, v.v. để sản xuất và chiến đấu, lấp vùng trắng, chống ủi phá địa hình, chống cƣớp bóc kìm kẹp, khủng bố tàn sát nhân dân” [25, tr.410].

Ở thành thị: “Phải coi trọng kết hợp ba mũi giáp công quân sự, chính trị và binh vận ở thành thị để thực hiện khẩu hiệu công nông binh liên hiệp. Tăng cƣờng công tác vận động gia đình binh sĩ ngụy và nhân viên ngụy quyền, đẩy mạnh phong trào chống bắt lính, giúp binh sĩ ngụy bỏ ngũ, phát triển rộng rãi các tổ chức chống bắt lính hiện đang có tác dụng quan trọng ở một số thành thị” [26, tr.74]. Ở nông thôn: “phải tăng cƣờng giáo dục chính trị cho quần chúng, tăng cƣờng chỉ đạo đấu tranh chính trị nhằm vạch trần các thủ đoạn xảo quyệt của địch, đánh bại các thủ đoạn chiến tranh tâm lý, các thủ đoạn "chiêu hồi, chiêu hàng", các âm mƣu dồn dân, bắt lính của địch” [26, tr.74]… Đồng thời phải làm cho mọi ngƣời thấy rõ: trong gia đình có ngƣời đi làm cách mạng là vinh quang, trong gia đình có ngƣời phải đi lính cho địch là một sự đau xót, một mối nhục. Phải ra sức gây dựng lại và phát động một phong trào chống bắt lính rộng khắp ở đô thị và nông thôn. Chỉ đạo các cấp phải có quyết tâm cao và đi sâu chỉ đạo để đƣa lên cho đƣợc phong trào này. Phải thấy công tác này càng ngày càng rất quan trọng và ta đang có nhiều khả năng, có thế mới để đƣa lên thành phong trào [26, tr.436].

Đảng cũng đã đề ra các phƣơng pháp cụ thể, đề ra các khẩu hiệu hành động từ thấp đến cao nhƣ chống lệnh đi chiến đấu, bỏ ngũ, trung lập, ly khai, làm nội ứng đến đứng dậy khởi nghĩa, từ hành động lẻ tẻ đến hành động tập thể. Phải phát động và lãnh đạo phong trào nhân dân làm binh vận, phong trào chống bắt lính, phong trào gia đình binh sĩ ngụy đòi chồng con, phong trào quần chúng giúp đỡ binh sĩ ngụy bỏ ngũ. Phong trào binh biến phải luôn luôn kết hợp với phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Các cấp uỷ đảng cho đến chi uỷ ở cơ sở phải có phân công chuyên trách lãnh đạo công tác binh vận, biết kết hợp chặt chẽ hơn nữa binh vận với tác chiến và đấu tranh chính trị, với các công tác khác nhƣ dân vận, việc chấp hành các chính sách, v.v. “Phải phát động cho đƣợc các gia đình binh sĩ nguỵ, gây phong trào đấu tranh thật rộng, thật mạnh đòi chồng, con, em bỏ ngũ trở về, không đi lính, không chịu để đôn quân, không làm phòng vệ dân sự. Tất cả các phong trào chính trị ở thành thị, nông thôn, các hoạt động xã hội, tôn giáo có xu hƣớng tiến bộ đều phải gắn với mục tiêu đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hoà bình, với công tác vận động binh lính bỏ ngũ, phản chiến, với phong trào chống bắt lính, chống tổng động viên” [27, tr.327].

Tính từ tháng 7 đến tháng 11/1971 về công tác vận động binh lính đã có 7.200 binh lính địch đào rã ngũ, riêng ở bốn tỉnh Quảng Đà, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên có 330 vụ binh biến diệt 1.560 địch, cơ sở trong hàng ngũ địch tăng 20% so với đầu năm 1971, công tác tuyên truyền, xây dựng cơ sở có tiến bộ, đấu tranh phá rã phụ quân kết quả khá, nhƣng phong trào quần chúng làm binh vận, công tác vận động gia đình binh sĩ, đấu tranh chống bắt lính và xây dựng cơ sở trong hàng ngũ địch vẫn còn yếu [27, tr.564].

Cùng với những chỉ đạo chung của Bộ Chính trị và Trung ƣơng

Một phần của tài liệu đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975 (Trang 65 - 75)