Mỹ với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam

Một phần của tài liệu đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975 (Trang 56 - 65)

6. Về bố cục luận văn

2.2.1.1. Mỹ với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam

Thất bại ở Mậu Thân 1968, làm phá sản chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ” của Hoa Kỳ, với đòn tấn công này Hoa Kỳ phải xuống thang chiến tranh tuyên bố phi Mỹ hoá chiến tranh, ngừng ném bom miền Bắc vô điều kiện và chịu ngồi vào bàn đàm phán với ta trên bàn ngoại giao. Thực tế là sau Mậu Thân những ngƣời đứng đầu nhà Trắng đã cho rút dần quân khỏi miền Nam. Nhƣng không vì vậy mà mức độ quyết liệt của cuộc chiến tranh suy giảm đi. Sau khi lên làm tổng thống, Nick - Son đã cho ra đời học thuyết mang tên mình và đẩy mạnh tiếp tục cuộc chiến ở Việt Nam và Đông Dƣơng. Học thuyết Nick - Son với chiến lƣợc quân sự “ngăn đe thực tế” đƣợc thay cho chiến lƣợc “Toàn cầu phản ứng linh hoạt” và đƣợc thực hiện ở Việt Nam là “Việt Nam hoá chiến tranh”.

Thực chất của Việt Nam hóa chiến tranh là cuộc chiến giữa ngƣời Việt Nam với ngƣời Việt Nam, âm mƣa của Hoa Kỳ là triệt để lợi dụng xƣơng máu của ngƣời bản xứ để thực hiện những âm mƣa chính trị, quân sự của mình, hay nói một cách hoa mỹ là “thay đổi màu da trên các xác chết”. Thực hiện chiến lƣợc Việt Nam hoá chiến tranh, Nick - Son đƣa ra thực hiện cùng lúc ba loại chiến tranh: “chiến tranh giành dân, chiến tranh huỷ diệt, chiến tranh bóp nghẹt” trên cơ sở huy động sức mạnh tối đa về quân sự của nƣớc Mỹ, kết hợp với những thủ đoạn chính trị và ngoại giao xảo quyệt. Dƣới thời

Nick - Son chính sách bình định đƣợc xây lên thành “quốc sách bình định” trở thành lý luận cho Việt Nam hoá chiến tranh. Để thực hiện cái gọi là quốc sách bình định, Hoa Kỳ đã giúp Sài Gòn thiết lập một hệ thống chính trị và vũ trang hoàn chỉnh ở cơ sở, thi hành chƣơng trình cải cách điền địa, ban hành “luật ngƣời cày có ruộng” (26/03/1970). Đi đôi với việc thực hiện chính sách “bình định”, Hoa Kỳ còn giúp chính quyền Sài Gòn xây dựng lực lƣợng quân chủ lực với hơn một triệu ngƣời đƣợc huấn luyện đầy đủ, trang bị hiện đại để có thể “tự đứng vững”, tự gánh vác chiến tranh.

Tuy nhiên, xét trên thực tế Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ đƣợc thực hiện trong thế thất bại, bế tắc, chứa đầy mâu thuẫn: Vì thất bại và suy yếu mà Hoa Kỳ buộc phải bị động xuống thang, nhƣng lại muốn xuống thang trên thế mạnh.

Rút dần quân Mỹ, nhƣng lại muốn quân Ngụy mạnh lên ngay, có thể thay quân Hoa Kỳ, một điều khó có thể làm đƣợc. Do quân Ngụy quá yếu nên quân Mỹ chƣa thể rút ngay đƣợc, do vậy Hoa Kỳ phải kéo dài chiến tranh và nhƣ thế thƣơng vong càng nhiều, khó khăn chồng chất.

Nếu Hoa Kỳ rút quân sẽ làm Sài Gòn nhanh chóng suy sụp, dẫn đến mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Sài Gòn, mâu thuẫn giữa nội bộ Sài Gòn. “Tìm diệt và bình định” đã không giúp Mỹ - Ngụy thực hiện đƣợc mục đích chiến đấu giành dân, nay chuyển sang chiến lƣợc phòng ngự “quét và giữ” càng không giúp Mỹ - Ngụy thực hiện đƣợc điều đó.

2.1.1.2. Chủ trương đối với phong trào thanh niên miền Nam của Đảng

Trong những thời kỳ cách mạng, thanh niên là lực lƣợng xung phong hàng đầu. Đối với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa ở miền Bắc cũng nhƣ chiến đấu với kẻ thù ở miền Nam thanh niên luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Qua các thời kỳ cách mạng, đƣợc Đảng ta tổ chức và lãnh đạo, đƣợc

Đoàn Thanh niên giáo dục, kế thừa những truyền thống vẻ vang của dân tộc, kế thừa bản chất giai cấp công nhân, đƣợc rèn luyện trong sản xuất và trong chiến đấu, thanh niên ta đã xứng đáng là: “Đội quân xung kích của cách mạng và là lực lƣợng hậu bị của Đảng”.

Trong chỉ thị ngày 22/12/1968 của Trung ƣơng Cục về chủ trƣơng tăng cƣờng công tác phát triển đoàn thanh niên cách mạng miền Nam đã nêu rõ: Đoàn Thanh niên là lực lƣợng xung kích trong các phong trào ở tiền tuyến cũng nhƣ ở hậu phƣơng, lập nhiều thành tích to lớn, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Phong trào “5 xung phong” đƣợc đẩy mạnh và tổ chức thanh niên phát triển mạnh hơn trƣớc. Tuy nhiên thời gian vừa qua các cấp ủy Đảng chƣa quan tâm đúng mức tới công tác vận động thanh niên vào Đoàn và đoàn viên vào Đảng còn ít, nữ thanh niên tham gia mọi hoạt động chƣa nhiều, vai trò đầu tầu của thanh niên chƣa thể hiện rõ nét.

Trƣớc tình hình mới, Chỉ thị nêu rõ yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh vận là:

1. Giáo dục cho thanh niên nhận rõ vai trò, nhiệm vụ của mình vƣợt qua mọi khó khăn gian khổ, kiên quyết chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ xâm lƣợc.

2. Ra sức củng cố phát triển cơ sở đoàn, đẩy mạnh phong trào thanh niên làm lực lƣợng xung kích.

3. Ra sức kiện toàn Ban Chấp hành Đoàn các cấp để bảo đảm sự lãnh đạo của Đoàn đối với thanh niên, đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ thanh niên.

Các hoạt động cụ thể mà các cấp ủy Đảng và Ban Chấp hành Đoàn cần làm là xây dựng cho thanh niên quan điểm đúng đắn về lý tƣởng sống và chiến đấu cho xứng đáng là thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh, thông

qua các hình thức hoạt động phong phú nhƣ hội họp, câu lạc bộ, văn nghệ, thể thao… Đặc biệt, phải phát huy vai trò của Đoàn đối với công tác thanh niên nhƣ kết nạp thanh niên vào Đoàn, vận động thanh niên tham gia các tổ chức quần chúng khác, xây dựng “chi đoàn 4 tốt”, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ Đoàn, cán bộ thanh niên.

Về hoạt động cách mạng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của thanh niên phất cao 5 ngọn cờ xung phong giành “4 nhất thắng Mỹ”. Trƣớc hết là phong trào xung phong tòng quân, đi dân công, tham gia du kích, ở vùng yếu tập trung thanh niên vào các tổ chức công khai hợp pháp đấu tranh bằng ba mũi giáp công hƣớng vào mục tiêu chung chống Mỹ, cứu nƣớc.

Cuối cùng, Chỉ thị nêu rõ các cấp ủy Đảng cần nhận thức rõ vị trí vai trò của công tác thanh niên, chú ý bồi dƣỡng cán bộ trẻ, giao nhiệm vụ tập hợp và tổ chức thanh niên cho Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng phục vụ những nhiệm vụ của cuộc kháng chiến [57, tr.698-700].

Đánh giá về tình hình thanh niên, bản nghị quyết số 181- NQ/TW về công tác thanh niên đã nói rõ: “Ngày nay trong sự nghiệp thiêng liêng chống Mỹ, cứu nƣớc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thanh niên ta đang phát huy truyền thống tốt đẹp và vai trò vẻ vang đó, thanh niên chiếm đại bộ phận trong các lực lƣợng vũ trang nhân dân. Trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, thanh niên đã tỏ ra tỏ ra vô cùng anh dũng, thông minh và sáng tạo, nêu những tấm gƣơng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của quân và dân cả nƣớc” [10, tr.2].

Thanh niên chiếm đa phần trong các ngành sản xuất, 40% trong nông nghiệp và từ 60% đến 80% trong lao động công nghiệp. Họ luôn chiếm lĩnh ƣu thế về mọi lĩnh vực: trong sản xuất, đi đầu giáo dục, văn hóa, y tế thì đội ngũ cán bộ trẻ ngày càng đông đảo. Và “Đƣợc đào tạo và rèn luyện trong

cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, một thế hệ thanh niên mới đang đƣợc hình thành với những phẩm chất cách mạng tốt đẹp” [10, tr.2].

Đánh giá về sức mạnh, sức trẻ về phong trào thanh niên trong những thời kỳ cách mạng trƣớc đó. Bản nghị quyết số 181 của Ban Bí thƣ hiện nay: “Thanh niên ta cũng còn nhiều nhƣợc điểm và khuyết điểm. Giác ngộ về giai cấp của thanh niên còn thấp; thanh niên còn chịu nhiều ảnh hƣởng về tƣ tƣởng và sinh hoạt, lối làm ăn của những ngƣời sản xuất nhỏ trong xã hội cũ nhƣ: chủ nghĩa cá nhân, tính tự do, tản mạn, tác phong lề mề, chậm chạp, thiếu khẩn trƣơng... thanh niên nông thôn, thanh niên các vùng dân tộc, vùng thiên Chúa giáo, còn những thói tự ti, ỷ lại, rụt rè, bảo thủ, mê tín dị đoan...Trong số thanh niên thành thị, còn chịu những ảnh hƣởng tƣ sản, nhất là về đạo đức, sinh hoạt” [10, tr.3].

Trong nghị quyết lần này không những đánh giá về thanh niên, phong trào thanh niên mà Đảng cũng nêu ra, đánh giá sự lãnh đạo của Đoàn, của Đảng đối với thanh niên và phong trào thanh niên.

Đối với sự lãnh đạo của Đoàn, Nghị quyết chỉ rõ: Đoàn Thanh niên Lao động đã có nhiều những tiến bộ trong việc đƣa thanh niên vào các mặt trận công tác: giáo dục, đẩy mạnh sản xuất, tòng quân chiến đấu và tham gia chiến đấu. Trong những lĩnh vực đó Đoàn thanh niên đã bƣớc đầu phát huy đƣợc vai trò lãnh đạo của mình. Tuy nhiên, so với yêu cầu cách mạng và nhiệm vụ chống Mỹ cứu nƣớc, xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sự chỉ đạo đó còn chƣa đáp ứng kịp thời. Trong công tác giáo dục thanh niên, các cấp hộ Đoàn còn chƣa đi sâu vào các đối tƣợng thanh niên và công tác đào tạo giáo dục con ngƣời mới. Trong việc xây dựng Đảng, củng cố tổ chức Đoàn thì Đoàn chƣa thể hiện đƣợc sức mạnh, vai trò còn rất yếu. Nguyên nhân chính là do Đoàn

Thanh niên chƣa quán triệt sâu sắc đƣờng lối, chính sách thanh vận của Đảng, chƣa nhận thức đầy đủ trách nhiệm, vai trò, vị trí chính trị của tổ chức Đoàn, ngƣợc lại Đảng và các ngành chƣa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí công tác thanh vận và Đoàn Thanh niên Lao động trong tình hình mới

Đối với sự lãnh đạo của Đảng: Nghị quyết đã đánh giá về sự chỉ đạo của Đảng: “Qua thực tế ba năm chống Mỹ, cứu nƣớc và sau khi có chỉ thị 105 của Trung ƣơng Đảng, nhiều cấp uỷ Đảng đã quan tâm lãnh đạo công tác thanh vận và Đoàn Thanh niên Lao động hơn trƣớc” [10, tr.5].

Song nghị quyết cũng chỉ ra sự lãnh đạo đó chƣa đƣợc chặt chẽ và thƣờng xuyên. Lý do là do nhận thức chƣa thực đầy đủ về công tác thanh vận và vị trí của đoàn thanh niên, nên nói chung các cấp uỷ Đảng vẫn còn xem nhẹ công tác thanh vận và lãnh đạo Đoàn; sự coi trọng về huy động sử dụng thanh niên và coi nhẹ việc giáo dục, bồi dƣỡng thanh niên...

Trên đây là một số những đánh giá về hoạt động của Đảng, của Đoàn đối với phong trào thanh niên trong thời kỳ cách mạng. Những đánh giá đó là những lời cổ vũ cho phong trào tiến lên đồng thời cũng là bài học để Đảng, Đoàn rút kinh nghiệm vận động thanh niên trong bối cảnh và nhiệm vụ mới.

Về nhiệm vụ của công tác thanh vận trong điều kiện mới

Trong bối cảnh cả nƣớc đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc: chống Mỹ cứu nƣớc ở miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đảng cần tăng cƣờng lãnh đạo công tác thanh vận. Bởi thanh niên là lực lƣợng quan trọng có ý nghĩa quyết định trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nƣớc và xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời là ngƣời kế tục sự nghiệp cách mạng của Chủ nghĩa Cộng sản trong tƣơng lai. Trong tình hình bọn đế quốc và phản động đang tìm mọi cách mua chuộc và dụ dỗ, làm thanh niên hƣ hỏng, phá

hoại những thành quả cách mạng và nô dịch thanh niên, vấn đề tăng cƣờng lãnh đạo công tác thanh vận và đào tạo, bồi dƣỡng thanh niên thành lớp ngƣời kế tục sự nghiệp cách mạng là sự bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng hiện tại và trong tƣơng lai của đất nƣớc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ngày càng ác liệt, Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta đang dành những thắng lợi to lớn. Thanh niên là những ngƣời trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu và giữ vai trò nòng cốt trong sản xuất ở địa phƣơng.

Đối với nhiệm vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội thì thanh niên là lớp trẻ nhiệt tình, hăng hái, đi tiên phong trong ba cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật và cách mạng văn hóa tƣ tƣởng. Bởi vậy, công tác thanh vận góp phần quan trọng vào việc đào tạo con ngƣời mới, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật mới để xây dựng đất nƣớc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đối với sự nghiệp công nghiệp hoá đất nƣớc, do thanh niên là ngƣời chiếm thành phần đa số trong công nhân, công tác thanh vận sẽ góp phần giáo dục, tăng cƣờng hơn nữa bản chất giai cấp công nhân, làm cho giai cấp này ngày càng lớn mạnh.

Công tác thanh vận cũng sẽ góp phần xây dựng đời sống mới, đã phản ánh những hủ tục quan niệm cũ kỹ, phong kiến, thực hiện bình đẳng giới. Nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc đào tạo đảng viên thế hệ trẻ, đối với công tác xây dựng đảng, làm cho đảng không ngừng lớn mạnh về mọi mặt.

Thấy đƣợc ý nghĩa của công tác thanh vận trong tình hình cách mạng mới Đảng đã đề ra nhiệm vụ chung cho công tác thanh vận trong thời gian tới: “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh vận và Đoàn thanh niên, ra sức đào tạo và bồi dƣỡng thế hệ thanh niên mới phát triển

toàn diện để giữ vai trò là lực lƣợng xung kích cách mạng, đi đầu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc và xây dựng chủ nghĩa xã hôi, đồng thời trở thành lớp ngƣời kế tục một cách trung thành và xuất xắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đảng, xây dựng và củng cố thanh niên vững mạnh, thực sự là tổ chức thanh niên cộng sản, xứng đáng là cánh tay và đội hậu bị của Đảng”[10, tr.10].

Đảng cũng đã đề ra nhiệm vụ cụ thể trong công tác thanh vận sắp tới là: “ Tăng cƣờng giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thanh niên nhằm rèn luyện, bồi dƣỡng và đào tạo thế hệ thanh niên mới.

 Phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích của thanh niên đi đầu thực hiện mọi nhiệm vụ cách mạng của Đảng và Nhà nƣớc.

 Hết sức quan tâm tới quyền lợi của thanh niên, phát huy vai trò làm chủ tập thêt của thanh niên.

 Ra sức củng cố, xây dựmg đoàn thanh niên vững mạnh và phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong việc tham gia xây dựng Đảng [10, tr.10,12,14].

Trong bản nghị quyết lần này, Đảng đã hết sức chú ý tới nhiệm vụ bồi dƣỡng và giáo dục thế hệ thanh niên: “Thế hệ thanh niên mới đó vừa kết tinh những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc, vừa là con ngƣời mới, hiện đại có đầy đủ đạo đực phẩm chất cách mạng của giai cấp công nhân, đồng thời có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuận cao để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới”. Sở dĩ nhƣ vậy vì: Thứ nhất: sự nghiệp chống Mỹ cứu nƣớc và xây dựng chủ nghĩa xã hội yêu cầu cao ở thế hệ thanh niên, nếu chỉ đơn thuần là huy động, sử dụng thanh niên mà không đặt vấn đề đào tạo bồi dƣỡng họ thì thanh niên không thể đáp ứng đƣợc nhiệm vụ cách mạng. Nhiệm vụ cách

mạng luôn yêu cầu cao hơn một bƣớc so với trình độ, khả năng của quần chúng, do vậy phải không ngừng bồi dƣỡng tƣ tƣởng, giáo dục thế hệ trẻ để họ nắm vững nhiệm vụ cách mạng, lý tƣởng anh hùng cách mạng dân tộc. Thứ hai, đào tạo, không ngừng bồi dƣỡng thế hệ trẻ trong thời điểm cách mạng, là sự đào tạo cho tƣơng lai “bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Cần giáo dục cho thanh niên nhận thấy tầm quan trọng của mình đối với tƣơng lai của dân tộc, họ chính là mùa xuân của dân tộc, tƣơng lai của đất nƣớc, là những ngƣời sẽ trở thành ngƣời

Một phần của tài liệu đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975 (Trang 56 - 65)