6. Về bố cục luận văn
2.2.1. Tình hình miền Nam sau sau khi Hiệp định Paris được ký kết
Sau những thất bại trên chiến trƣờng Việt Nam và chiến trƣờng Đông Dƣơng, Hoa Kỳ phải xuống thang ký hiệp định Paris, lập lại hòa bình ở miền Nam, cam kết tôn trọng các quyền độc lập tự chủ, quyền tự quyết dân tộc, rút hết quân đội khỏi miền Nam Việt Nam, chấm dứt dính lứu quân sự và can thiệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam. Nhƣng với bản chất hiếu chiến và xâm lƣợc, Hoa Kỳ vẫn không chịu từ bỏ chính sách cơ bản của chúng là học thuyết Nick-Son, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới, âm mƣu chia cắt lâu dài đất nƣớc ta. Trƣớc khi rút quân, đế quốc Mỹ đã đƣa thêm vào miền Nam Việt Nam 700 máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép và nhiều phƣơng tiện chiến tranh. Chúng còn để lại ở miền Nam khoảng hai vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự. Về phía Thiệu, từ trƣớc, chúng đã không muốn ký vào bản Hiệp định Paris, bởi đó chính là bản tuyên án cho số phận diệt vong ở miền Nam, việc Hoa Kỳ chấp nhận ký hiệp định Paris chính là một sự “bỏ rơi” vận mệnh đối với họ. Tuy nhiên, để tỏ ra là một ngƣời bạn luôn ở bên Thiệu, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục viện trợ cho Thiệu. Do vậy, Thiệu ra sức phá hoại hiệp định Paris.
Hiệp định ký chƣa ráo mực, Nguyễn Văn Thiệu đã hò hét “tràn ngập lãnh thổ”, tập trung thực hiện các kế hoạch bình định ba năm 1973 - 1975, “kế hoạch bình định 6 tháng”, “Kế hoạch quân sự Lý Thƣờng Kiệt”, “kế hoạch xây dựng quân đội 1974 - 1979”...
Riêng năm 1973, Thiệu đã tổ chức vây bắt hơn 240.000 thanh niên đƣa vào các sắc lính, thực hiện đôn quân một cách trắng trợn, và đến cuối năm, lực lƣợng quân Ngụy đã lên tới 700.000 tên, cộng với 1.5 triệu tên trong lực lƣợng bảo an. Thiệu hò hét “bắn bỏ” tất cả những ai đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris, đòi dân sinh, dân chủ. Hàng vạn ngƣời yêu nƣớc, mong muốn hòa bình bị chúng bắt vào tù sau hiệp định Paris, chƣa kể số 200.000 tù chính trị và 13.000 tù quân sự bị chúng giam giữ không chịu thả theo điều khoản của Hiệp định Paris. Với lực lƣợng quân số đông chúng ra sức đánh phá vào các vùng bãi của ta. Trong năm 1973, chúng đã huy động 60% quân chủ lực và toàn bộ lực lƣợng vũ trang địa phƣơng, mở trên 360 cuộc hành quân lớn nhỏ, lấn chiếm và tấn công với lực lƣợng lớn vào các vùng giải phóng của ta nhƣ: Sa Huỳnh, Bắc KonTum, Kiên Đức, Quảng Đức, Nam Bắc Lộ 4 ở Mỹ Tho, Chƣơng Thiện, Tri Tôn... Những hành động này của chúng nhằm xóa bỏ trạng thái hai vùng, hai quân đội, hai chính quyền, biến miền Nam thành vùng do chúng kiểm soát và kìm kẹp.
Trƣớc tình hình và bối cảnh miền Nam nhƣ vậy, Bộ Chính trị đã họp hội nghị lần thứ 21 và đề ra nhiệm vụ của cách mạng miền Nam.
“Con đƣờng của cách mạng miền Nam là con đƣờng bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đƣờng lối chiến lƣợc tấn công và chỉ đạo linh hoạt để đƣa cách mạng miền Nam tiến lên. Hiện nay, phƣơng hƣớng chủ động tích cực, có lợi nhất cho sự nghiệp cách mạng của cả nƣớc là nêu gƣơng ngọn cờ hòa bình và chính nghĩa, đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao, buộc địch phải thi hành hiệp định để thắng địch” [28, tr.232-233].
Quán triệt chủ trƣơng đó của Đảng, ngày 8/10/1973, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố vạch rõ: Chính phủ
Hoa Kỳ phải chấm dứt hoàn toàn và triệt để mọi dính lứu quân sự và công việc nội bộ của miền Nam phải rút hết nhân viên quân sự đội lốt dân sự ra khỏi miền Nam Việt Nam theo nhƣ Hiệp định Paris đã quy định.
Đánh đổ Nguyễn Văn Thiệu và phe cánh, thành lập ở Sài Gòn một chính quyền tán thành chính sách hòa bình, hòa hợp dân tộc, thi hành hiệp định Paris. Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam sẵn sàng đàm phán với một chính quyền nhƣ vậy để giải quyết nhiều vấn đề ở miền Nam.
Thể theo nhiệm vụ của Đảng giao phó, thanh niên miền Nam, những đoàn viên trẻ trong cả nƣớc đã tham gia đợt sinh hoạt chính trị về tình hình và nhiệm vụ, tập trung hết sức mình thực hiện sứ mệnh lịch sử là đội quân xung kích trên tất cả các trận tuyến, chuẩn bị cho một giai đoạn cách mạng mới, đƣa sự nghiệp thống nhất nƣớc nhà tới toàn thắng.