Đảng với phong trào thanh niên “Bảo vệ vùng giải phóng”

Một phần của tài liệu đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975 (Trang 96 - 106)

6. Về bố cục luận văn

2.2.2. Đảng với phong trào thanh niên “Bảo vệ vùng giải phóng”

Vùng giải phóng bao gồm các lõm giải phóng xen kẽ ở vùng nông thôn phía trƣớc, nhất là các xã, ấp mới mở ra (không kể các căn cứ giải phóng lớn thuộc chuyên đề xây dựng phía sau). Yêu cầu cấp bách đối với vùng này là phải nhanh chóng động viên một phong trào quần chúng với khí thế nổi dậy nỗ lực khẩn trƣơng xây dựng xã, ấp giải phóng, phát triển sản xuất, xây dựng xã, ấp chiến đấu, xây dựng thực lực cách mạng, sẵn sàng đánh trả địch quyết liệt và dồn sức ra phía trƣớc tấn công địch.

Đảng chỉ rõ: “Phải kịp thời xác định rõ nhiệm vụ, phƣơng hƣớng tiến lên của vùng giải phóng, nhất là vùng mới mở ra, làm cho trong Đảng, du kích và quần chúng quán triệt để ra sức và khẩn trƣơng xây dựng vùng giải phóng vững chắc, dồn sức tấn công ra phía trƣớc. Có tấn công địch ở phía trƣớc mới giữ vững đƣợc xã, ấp, bảo vệ đƣợc cuộc sống. Đồng thời tiến hành một cuộc vận động quần chúng sâu sắc, sôi nổi bằng cách tổng kết tội ác của

địch, thành tích của xã, ấp, xóm trong quá trình đánh bình định, tổ chức bình công, báo công trong quần chúng để phát động căm thù, phát động giai cấp, động viên truyền thống cách mạng nâng cao lòng tự hào, tin tƣởng phấn khởi, nâng cao một mức giác ngộ cách mạng, đoàn kết đấu tranh, qua đó mà xây dựng, củng cố và phát triển thực lực” [30, tr.393]

Công tác bảo vệ vùng giải phóng luôn đƣợc coi là một nhiệm vụ chính quan trọng trong nhiệm vụ của các lực lƣợng vũ trang: “giữ vững vùng giải phóng, xây dựng một thế liên hoàn vững chắc, giữ vững vùng rừng núi từ vĩ tuyến 17 đến miền Đông Nam Bộ, xây dựng thành một căn cứ hoàn chỉnh, phối hợp với việc giữ vững các vùng giải phóng ở đồng bằng, để tạo thế uy hiếp thành thị, giúp sức cho phong trào đấu tranh chính trị trong vùng tranh chấp và vùng địch kiểm soát phát triển. Bộ đội chủ lực cũng nhƣ bộ đội địa phƣơng và du kích phải luôn luôn chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng trong tƣ thế đánh bại mọi hành động quân sự của địch, chặn đứng và đập tan mọi cuộc hành quân lấn chiếm của địch, kiên quyết thực hành phản công để tiến công, đánh những trận tiêu diệt thật đau, thật mạnh để bảo vệ vùng giải phóng và căn cứ, bảo vệ quần chúng, tạo thế cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, tuỳ nơi tuỳ lúc thu hồi lại những vùng bị địch lấn chiếm [29, tr.620].

Về chính trị: Tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt các chính sách của Đảng ở vùng giải phóng (nhất là chính sách ruộng đất, chính sách hoà hợp dân tộc, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, chính sách công thƣơng nghiệp, các quy định về bảo vệ trật tự trị an, v.v.) đồng thời tăng cƣờng giáo dục chính trị tƣ tƣởng trong toàn thể cán bộ và chiến sĩ, nhân dân, củng cố lòng tin tƣởng phấn khởi, tự hào đối với vùng giải phóng, làm cho mọi ngƣời ngày càng gắn bó với cách mạng, phát huy tinh thần làm chủ, ý thức tự lực tự cƣờng, đoàn kết tƣơng trợ lẫn nhau, quyết tâm xây dựng và bảo vệ vùng

giải phóng, bảo vệ chế độ và chính quyền cách mạng, luôn luôn cảnh giác và tích cực chống mọi âm mƣu thủ đoạn của địch lấn chiếm, gây rối và khoét vùng ta và góp phần vào tấn công ra phía trƣớc1

Về quân sự: đẩy mạnh chiến đấu, phá các cuộc hành quân bình định và lấn chiếm của nguỵ, tiêu diệt và tiêu hao nhiều sinh lực địch, thu hồi các vùng bị địch lấn chiếm, bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ các căn cứ địa; ra sức thực hiện ba mũi giáp công để giành thắng lợi lớn hơn nữa [30, tr.120].

Về công tác thanh niên ở vùng giải phóng: “phải đƣợc quan tâm đúng mức và đặt ra trong quá trình đánh bình định nhất là trong tình hình vùng giải phóng ngày càng mở rộng. Nơi đã giải phóng, phát động phong trào thanh niên vui khoẻ. Tập hợp thanh niên vào đội ngũ, quân sự hoá thanh niên, đƣa thanh niên vào nếp sống mới. Động viên lòng tự hào dân tộc, tự hào của tuổi trẻ thanh niên "thế hệ Hồ Chí Minh" sẵn sàng chiến đấu, tòng quân giết giặc cứu nƣớc. Cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải gƣơng mẫu trong phong trào này. Nơi có điều kiện, tỉnh cần mở trƣờng thiếu sinh quân do tỉnh đội và tỉnh đoàn phụ trách.

Đối với số thanh niên trốn lính và lính trốn ở vùng tranh chấp vào giải phóng cần chú ý nắm chặt, giáo dục, hƣớng dẫn, giao việc từng bƣớc, tạo điều kiện đƣa anh em về địa phƣơng chiến đấu và công tác. Nếu anh em ở lại tham gia công tác và chiến đấu ở vùng giải phóng thì chú ý giải quyết ruộng đất, giúp đỡ phƣơng tiện sản xuất [30, tr.395].

Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, tuyên bố của Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng đã tiến hành họp Đại hội lần thứ hai tại căn cứ Tây Ninh. Tại Đại hội, Đảng nhân dân cách mạng Việt Nam đã trao cho tổ chức Đoàn, Đội và phong trào của tuổi trẻ hai lá cờ thêu dòng chữ “Thế hệ anh hùng, thắng Mỹ vẻ vang, thanh

niên anh hùng tiến lên” và “phát huy truyền thống dân tộc anh hùng, tiếp tục sự nghiệp Bác Hồ vĩ đại, thiếu niên hãy sẵn sàng”. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ mới cho thanh niên trong tình hình mới phát động phong trào “Ba xung phong giành giữ hòa bình” bao gồm:

Xung phong đấu tranh chính trị.

Xung phong tham gia xây dựng lực lƣợng vũ trang.

Xung phong xây dựng vùng giải phóng và căn địa cách mạng.

Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng đã đề ra nghị quyết động viên đoàn viên và thanh niên tiến lên hàng đầu trong công cuộc và phát huy thế chủ động chiến lƣợc, làm chuyển biến cục diện chiến trƣờng. Thực hiên nhiệm vụ chung, đƣa cách mạng miền Nam tiến lên giành thắng lợi, thanh niên đã hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó. Về những hoạt động của thanh niên trong thời gian này đáng chú ý mấy nét trọng tâm:

Phong trào thanh niên hăng hái tham gia phục vụ giao thông vận tải. Trong nhiệm vụ này, thanh niên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, cùng với những đội thanh niên xung phong miền Nam, thanh niên đã mở, thay nhiều tuyến đƣờng, vận chuyển nhiều vũ khí đạn dƣợc, phƣơng tiện chiến tranh, gấp rút những bƣớc chuẩn bị cuối cùng cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy toàn miền Nam.

Với quyết tâm “tranh thủ từng giờ mở thêm đƣờng mới”, 35.000 đoàn viên và thanh niên trong lực lƣợng thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nƣớc (Nhiệm kỳ 3) cùng với các chiến sĩ binh đoàn Trƣờng Sơn đã lao động quên mình mở thêm hàng vạn con đƣờng. Con đƣờng Trƣờng Sơn đƣợc mở ra từ những năm trƣớc đó đƣợc nâng cấp, nối liền đƣờng 9 Quảng Trị vào tới Đông Nam Bộ. Đầu năm 1975, tổng số chiều dài đƣờng chiến lƣợc và chiến

dịch lên tới 20.000 km, dọc đƣờng chiến lƣợc Đông Trƣờng Sơn còn có hệ thống 5.000 km đƣờng ống dầu kéo dài từ Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh, đủ sức tiếp tế xăng dầu cho hàng chục nghìn xe các loại.

Phong trào thanh niên “Bảo vệ vùng giải phóng” là một nét nổi bật trong thời kỳ này. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và quan trọng. Thanh niên đƣợc trang bị vũ khí vừa đánh địch vừa giữ gìn vùng giải phóng. Ở nhiều địa phƣơng, tổ chức đoàn đã đƣợc công bố kiện toàn và phát triển. Ở Nam Bộ, cho đến tháng 12/1974, chỉ có từ 18 - 20% ấp trắng chƣa có đoàn viên (2000 trong tổng số 11.000 ấp). Tây Nam Bộ có 2.025 ấp thì 1.490 ấp có tổ chức Đoàn (chiếm 73%). Trung Nam Bộ, trong 479 xã có 276 xã có tổ chức Đoàn xã, 96 xã có chi đoàn và đoàn viên, 107 xã “trắng”. Cho đến 1974 đã có 40.000 đoàn viên.

Song song với các hình thức đấu tranh bảo vệ vùng giải phóng thì công tác binh vận đƣợc Đảng xác định là một nhiệm vụ không thể thiếu: “là một mũi tấn công rất quan trọng để làm tê liệt và làm tan rã hàng ngũ địch, buộc địch từng bƣớc đi vào hoà bình và hoà hợp dân tộc, làm cho chính quyền của địch nhất là ở cơ sở ngày càng suy yếu, thực hiện công nông binh liên hiệp và tạo điều kiện cho cao trào cách mạng của quần chúng. Phải gắn chặt công tác binh vận với phong trào đấu tranh chính trị và thông qua phong trào đấu tranh của quần chúng mà từng bƣớc phát động phong trào đấu tranh của binh sĩ”1

.

Thực hiện các chỉ thị và chủ trƣơng của Đảng, các phong trào diễn ra sôi nổi ở các tỉnh, địa phƣơng, ở một số nơi cụ thể nhƣ:

Tại Sài Gòn - Gia định, phong trào bảo vệ thanh niên, chống bắt lính, chống phòng vệ dân sự, chống địch đôn quân phát triển đều khắp trong nội thành cũng nhƣ ở vùng ven, hình thành một mặt trận đấu tranh chống bắt lính

1

ở cơ sở, trong vùng xóm ấp, khu lao động, xƣởng máy. Tính chất đấu tranh bạo lực trong phong trào này càng đƣợc nâng cao, phổ biến. Ở Gò Vấp có 14 gia đình dùng gậy, dao bao vây một tiểu đội cảnh sát ngụy đòi bọn này phải trả bốn thanh niên. Hàng trăm nữ thanh niên và đồng bào xã Phƣớc Vĩnh An - Củ Chi đã dùng gạch đá, gậy gộc cản đầu xe bọn bắt lính, giành lại đƣợc số thanh niên trong xã bị chúng bắt. Cả khu xóm huy động lực lƣợng ùa ra đánh bọn công an, giải vây cho thanh niên. Phong trào đấu tranh chống phòng vệ dân sự cũng đã diễn ra liên tục nhƣ chống tập, bỏ gác, chống phá địa hình, viện lý do đau bệnh, làm ăn để không tham gia. Trƣớc sự phản kháng của quần chúng, tổ chức phòng vệ dân sự của địch bị vô hiệu hóa tại nhiều nơi. Ở Củ Chi, có ấp chỉ còn vài phòng vệ dân sự tham gia gác, tại nhiều ấp Gò Vấp, phòng vệ dân sự bỏ gác hoàn toàn, hoặc chỉ có hình thức… [36, tr.87].

Tại tỉnh Bình Định, trƣớc nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, tháng 3/1973, Đại hội Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng tỉnh lần thứ III đƣợc tổ chức xã Ân Đức, trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt đƣợc và chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, Đại hội đã triển khai phong trào “Ba xung phong quyết thắng” do Khu đoàn V phát động: Xung phong giết giặc; Xung phong chống đôn quân, bắt lính, xung phong tòng quân và thoát ly tham gia cách mạng; Xung phong xây dựng quê hƣơng giàu đẹp [41, tr.265].

Về mặt phát triển số lƣợng đoàn viên, trong 6 tháng đầu năm 1973, tổ chức đoàn cấp xã đã phát triển đƣợc 819 đoàn viên, nâng tổng số lên 4.912 đoàn viên. Trên mặt trận chiến đấu với kẻ thù, trong năm 1973, quân và dân Bình Định mà nòng cốt là lực lƣợng thanh niên đã đánh thiệt hại 1 trung đoàn, 5 tiểu đoàn, 39 đại đội, 115 trung đội, phá hủy và bắn hỏng 217 xe quân sự, bắn rơi và bắt hỏng 11 máy bay, loại 16.308 tên địch. Riêng lực lƣợng du kích loại 4.669 địch, diệt 15 trung đội và 2 tiểu đội, bắn cháy và bắn hỏng 34 xe quân sự, 2 trực thăng. Đánh giỏi là tiểu đoàn 50, DD30, biệt động thị xã, bộ

đọi huyện Hoài Nhơn, du kích các xã Hoài Châu, Hoài Hảo, Hoài Thanh, Mỹ Trinh, Mỹ Hiệp, du kích mật Cát Hanh,…[41, tr.269].

Phong trào tòng quân và tham gia Thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến phục vụ chiến trƣờng đƣợc tổ chức Doàn các cấp phát động rộng rãi trong đoàn viên, thanh thiếu niên. Trong năm 1973, có 2.300 thanh niên nhập ngũ, thoát ly tham ga cách mạng. Huy động 356.729 ngày công phục vụ chiến trƣờng, làm 60 km đƣờng cho xe cơ giới nhẹ [41, tr.269]. Những đóng góp này của Đoàn và phong trào thanh niên đã góp phần cùng quân và dân toàn tỉnh giữ đƣợc 17 xã và 100 thôn đồng bằng giải phóng hoàn chỉnh với gần 7.000 dân, làm chủ 5 thôn với 41.000 dân, tranh chấp 4 xã và 22 thôn với 100.000 dân. Tổng số dân nắm gần 218.000 ngƣời, chiếm 30% dân số toàn tỉnh, riêng số dân ở vùng giải phóng và làm chủ gần 118.000 ngƣời [41, tr.270].

Trong chiến dịch Xuân 1974, đoàn viên và thanh niên trong tỉnh tha gia dấu tranh giành lại 250 thanh niên bị địch bắt lính, kết nạp 132 đoàn viên, phát triển 96 du kích xã, 116 du kích thon, 97 du kích mật, 31 an ninh vũ trang, xây dựng 320 cơ sở, phát triển 65 hội viên thanh niên, 40 đội viên, 109 thanh niên tót ly. Hơn 19.000 lƣợt quần chúng tham gia đấu tranh trực diện chống khủng bố, đàn áp tại các vùng tranh chấp và vùng địch kiểm soát [41, tr.273]. Trong vùng giải phóng, Tỉnh đoàn chỉ đạo cách Huyện đoàn tổ chức đoàn vên, thanh niên tích cực tham gia sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, vận chuyển đạn dƣợc, vũ khí, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Tháng 5/1974, đoàn viên, thanh niên trong bộ đội tỉnh phối hợp với bộ đội, du kích đánh tan các cứ điểm quân sự quan trọng của địch tại Gò Dông (Mỹ Tài), Đồi Tranh (Trung Thứ - Mỹ Chánh), đuổi địch chạy khỏi Thái An, Chánh An, giải phóng liên mảng 5 xã đông nam Phù Mỹ, bắc Phù Cát, pháo kích sân bay Quy Nhơn, đốt cháy kho xăng Phú Hòa, diệt hơn 10 trung đội bảo an và dân vệ ở Cát Hiệp, Cát Trinh, Bình Giang, Phƣớc Long, Phƣớc Hòa, Nhơn Lộc. Ở

Bình Khê, phá khu dồn Vƣờn Xoài (Bình Giang), đƣa 1.000 dân về làng cũ, tiến công một số chốt ở dọc đƣờng 19. Cuối tháng 5/1974, kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” xóa “thế da báo” của Nguyễn Văn Thiệu bị phá sản hoàn toàn [41, tr.275].

Cho đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, hàng ngàn đoàn viên và thanh niên Bình Định đƣợc tổng động viên bổ sung các lực lƣợng vũ trang và bán vũ trang, tham gia đội quân khởi nghĩa của quần chúng. Hàng trăm đoàn viên, thanh niên du kích các huyện miền núi và vùng giải phóng tăng cƣờng cho tiền tuyến. Hàng vạn lƣợt thanh niên xung phong và dân công ngày đêm phục vụ hỏa tuyến. Lực lƣợng thanh niên vũ trang đƣợc bố trí là xung kích dẫn đƣờng cho bộ đội đánh chiếm các mục tiêu quân sự, chính trị, tất cả đều hăng hái với tinh thần quyết liệt, phấn khởi hơn bao giờ hết.

Tại Bình Thuận, cho đến giữa năm 1973, Tỉnh Đoàn Bình Thuận - Bình Tuy đã tổ chức học tập, phát động phong trào “3 xung phong giành giữa hòa bình” cho Đoàn viên và thanh niên. Tuy mức độ học tập tham gia trên từng vùng có khác nhau nhƣng đã thu hút đông đảo thanh niên hƣởng ứng sôi nổi và nhân dân đồng tình ủng hộ: Xung phong đấu tranh vũ trang tiêu diệt địch vi phạm hiệp định, gìn giữ hòa bình; Xung phong đấu tranh chính trị, binh vận buộc định thi hành hiệp định, gìn giữ hòa bình; Xung phong lao động sản xuất, thực hiện mọi mặt công tác cách mạng, gìn giữ hòa bình. Cuộc dấu tranh chính trị, binh vận buộc địch thi hành hiệp định, gìn giữ hòa bình diễn ra sôi nổi, thanh niên và quần chúng đã liên tiếp tổ chức nhiều cuộc đấu tranh đến bọn ngụy quyền xã, huyện, tỉnh đòi tự do đi lại làm ăn, đòi chấm dứt ném bom bắn phá bừa bãi, đòi thi hành hiệp định ngừng bắn… Ở Võ Đắt (Hoài Đức), đã có hơn 500 đồng bào và thanh niên kéo đén quận, đấu tranh chống địch duổi nhà gom dân, chống cƣớp giật lúa gạo của đồng bào, hàng trăm thanh niên và đồng bào Võ Xu đòi địch chấm dứt bắn phá bừa bãi, gài mìn

quanh ấp. Hơn 1000 đồng bào và thanh niên thuộc các xã thuộc vùng Tam

Một phần của tài liệu đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975 (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)