Đảng với phong trào thanh niên đấu tranh chính trị

Một phần của tài liệu đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975 (Trang 109)

6. Về bố cục luận văn

2.2.4. Đảng với phong trào thanh niên đấu tranh chính trị

Về công tác đấu tranh chính trị nói chung, Đảng chỉ rõ: “Đẩy mạnh toàn diện cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng có kết hợp sử dụng lực lƣợng vũ trang trƣớc hết là phục vụ cho đấu tranh chính trị và xây dựng quyền làm chủ của quần chúng ở cơ sở. Trên cơ sở tập hợp đội ngũ đấu tranh của quần chúng, xây dựng từng bƣớc những tổ chức tự vệ, có những hành động quyết liệt bạo lực chống khủng bố đàn áp của địch. Từ bạo lực chính trị và đội ngũ tự vệ đó, tuyển chọn những phần tử hăng hái tích cực xây dựng những đội du kích mật, những đội biệt động, đặc công, những cơ sở an ninh mật và đơn vị an ninh vũ trang, tổ chức thật tinh gọn, giáo dục giác ngộ sâu sắc về giai cấp, về dân tộc, về phƣơng châm tổ chức và hoạt động của đơn vị vũ trang ở thành thị, phƣơng pháp công tác vận động quần chúng để bí mật tồn tại và hoạt động lâu dài ở thành thị, đƣợc rèn luyện về vũ thuật, kỹ thuật chiến đấu và có trang bị thích hợp1.

Cuộc đấu tranh chính trị phải đƣợc tiến hành bằng nhiều hình thức, nhiều phƣơng pháp, tập hợp và tổ chức quần chúng trong công nhân, lao động, trong thanh niên và học sinh, sinh viên, trong phụ nữ, trong các giới báo chí, văn hoá, trong quần chúng cơ bản tín đồ các tôn giáo nhất là Phật giáo. Phải tìm

1

mọi cách đi vào cơ sở sản xuất và các nghiệp đoàn cơ sở để tập hợp công nhân lao động và lãnh đạo đấu tranh; tập hợp phụ nữ nhất là phụ nữ lao động thành một lực lƣợng xung kích quan trọng; gắn liền phong trào học sinh sinh viên với hoạt động của các từng lớp thanh niên khác để hình thành lực lƣợng và phong trào chung của thanh niên thành thị. Phải làm cho phong trào của từng ngành, từng giới trở thành một lực lƣợng chính trị mạnh của phong trào đấu tranh của nhân dân thành thị; đồng thời phải rất coi trọng tập hợp và tổ chức quần chúng theo địa phƣơng (khu, xóm lao động, các quận, xã, ngoại ô) bao gồm cả quần chúng đã tập hợp theo ngành, theo giới, lấy địa phƣơng làm nơi phối hợp đấu tranh của các giới, của quần chúng lao động cho những yêu cầu chung, từng bƣớc giành thế hợp pháp và quyền làm chủ ở cơ sở, biến các khu xóm lao động, các quận, xã ngoại ô thành những cứ điểm mạnh của mặt trận đấu tranh của nhân dân thành thị [29, tr.627]

Phải “Gắn liền phong trào học sinh, sinh viên với hoạt động của các từng lớp thanh niên khác, hình thành lực lƣợng và phong trào chung của thanh niên thành thị. Phải làm cho phong trào của từng ngành, từng giới trở thành lực lƣợng chính trị mạnh của phong trào đấu tranh của nhân dân các thành thị; đồng thời rất coi trọng tập hợp và tổ chức quần chúng theo địa phƣơng (khu, xóm lao động, các quận, xã, ngoại ô), lấy địa phƣơng làm nơi phối hợp đấu tranh của quần chúng lao động cho những yêu cầu chung, từng bƣớc giành thế hợp pháp và quyền làm chủ ở cơ sở, biến các khu, xóm lao động, các quận, các xã ngoại ô thành những cứ điểm mạnh của mặt trận đấu tranh của nhân dân thành thị” [29, tr.679-680].

Cuộc đấu tranh thời kỳ này nhằm đòi thi hành hiệp định Paris, chống lại các chính sách càn quét của Nguyễn Văn Thiệu - phong trào này diễn ra sôi nổi ở Huế- Sài Gòn nhất là trong năm 1973.

Tại Sài Gòn, làn sóng quần chúng thành phố đón mừng hòa bình, có nguy cơ lật đổ ngụy làm chúng càng ra sức kìm kẹp, khủng bố các giới đồng bào ta. Ngay sau khi Hiệp định Paris vừa kí, nguyến Văn Thiệu lập tức hò hét trên đài phát thanh và truyền hình, công bố 10 biện pháp bắn bỏ. Nhƣng sau khi ngừng bắn, chúng đã vi phạm trắng trặn và ngày càng phá hoại có hệ thống Hiệp định nhƣ liên tục hành quân, càn quét, lấn chiếm vùng giải phóng, gom dân về vùng chiến lƣợc, ra sức bắt lính đôn quân, củng cố lại các tổ chức phòng vệ dân sự. Chúng tăng cƣờng đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, đƣa bọn Tổng ủy dân vận, sinh viên hành chính ngụy xuống tận xã, ấp, khu phố, xí nghiệp, trƣờng học, tập trung xuyên tạc Hiệp định và vu cáo ta vi phạm. Chúng cũng huy động mọi phƣơng tiện thông tin tuyên truyền nhằm đầu độc, lừa bịp, gây tâm lý hoang mang, nghi ngại trong quần chúng đối với cách mạng. Trong trƣờng học, địch cài bọn chân tay vào nắm các ban đại diện sinh viên, học sinh, tổ chức nhiều cuộc đại hội thể dục thể thao, triển lãm, văn nghệ nhằm thu hút, lôi kéo quần chúng. Các hoạt động sinh hoạt lành mạnh tiến bộ bị ngăn cấm, theo dõi, giám sát một cách nghiêm ngặt. Tại các khu phố, chúng tiến hành chia ô, mỗi ô từ 20 đến 30 gia đình có một tên mật vụ cảnh sát theo dõi, kiểm soát thƣờng xuyên. Tại vùng nông thôn, vùng ven, chúng triển khai hệ thống phân chi khu, tăng cƣờng kìm kẹp, cấm đoán gắt gao mọi sinh hoạt đi lại, làm ăn của quần chúng.

Ngay sau khi Hiệp định Paris đƣợc ký kết, bằng nhiều hình thức phong phú, với các hình thức công khai, bí mật, bán công khai, các cán bộ đoàn, thanh niên đã tổ chức các cuộc phát động tuyên truyền trong quần chúng, giải thích Hiệp định, phân tích thắng lợi của cách mạng và thế thất bại tất yếu của địch. Đầu năm 1973, lần lƣợt nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân Cảng Sài Gòn, công nhân Shell, công nhân xí nghiệp Silico và thủy tinh. Ngày 24/4/1973, nghiệp đoàn công nhân hỏa xa lãng công đòi tăng lƣơng, công

nhân xe lam, công nhân Sicovina, công nhân các cƣ xá Mỹ cũng nổ ra đấu tranh đồi quyền sống, chống sa thải, chống đánh thợ. Các cuộc đấu tranh của bà con lao động và chị em buôn bán nhỏ cũng diễn ra với quy mô lớn và ngày càng quyết liệt chống tăng thuế chợ, phạt vạ, đòi cơm áo...

Đầu năm 1974, nhân hoạt động cứu lụt miền Trung, nhiều trƣờng học đã tổ chức trình diễn văn nghệ, vận động thanh niên quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai. Hàng chục trƣờng đại học và trung học đã tổ chức các cuộc sinh hạt trại truyền thống kỷ niệm Trần Văn Ơn, kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ. Đêm văn nghệ giúp đồng bào miền Trung do Ban đại diện trƣờng kỹ thuật Cao Thắng tổ chức ngày 9/12/1973 đã quy tụ trên 1.500 học sinh trong trƣờng và các trƣờng đại học, trung học thành phố, làm sống lại không khí đấu tranh của thanh niên, học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định.

Ngày 26/3/1974, học sinh, sinh viên cùng lực lƣợng các giới trí thức, nhân sĩ tôn giáo đã xuống đƣờng tại chợ Bến Thành rải truyền đơn, đòi trả tự do cho anh Huỳnh Tấn Mẫm và các tù chính trị còn bị giam giữ. Các toán xung kích đã dùng bom xăng, lựu đạn khói làm náo động cả khu trung tâm thành phố. Phong trào đấu tranh cho quyền lợi thiên thân của thanh niên học đƣờng, chống kìm kẹp, đàn áp, chống thủ đoạn chiến tranh tâm lý của địch... cũng diễn ra tại các trƣờng đại học, trung học thành phố. Trong các tháng 1/1974 và tháng 3/1974, Ủy ban bảo vệ quyền lợi của sinh viên đƣợc thành lập, đã phát động cuộc đấu tranh của sinh viên Đại học xá Minh Mạng, đại học Vạn Hạnh, chống nhà trƣờng dung túng cho bọn nhà thầu ăn chặn phần gạo của sinh viên và cuộc đấu tranh chống hành động của ngụy quyền đàn áp 2.000 sinh viên đại học Hòa Hảo...

Học sinh các trƣờng đƣợc sự vận động của cơ sở Đoàn đã đấu tranh với địch bằng hành động phá rối, làm mất trật tự trong các buổi lễ do địch tổ

chức. Học sinh Pétrus Ký đã xé bích chƣơng tuyên truyền của địch, đứng lên chất vấn bọn thuyết trình viên. Khi chúng tổ chức lễ trƣờng Cao Thắng, Ban đại diện học sinh do ta nắm đã chiếm micro phát biểu, lên án chiến tranh đòi ngừng bắn nhƣng lực lƣợng xung kích của ta đã đứng quanh bảo vệ.

Cuối năm 1974, không khí chính trị Sài Gòn - Gia Định sôi nổi với các cuộc đấu tranh của các giới: báo chí, nhân sĩ trí thức, tôn giáo. Theo chỉ đạo của Thành ủy, Thành Đoàn đã chủ trƣơng dựa vào thế của các giới bên trên, bung ra phong trào đấu tranh công khai và các hoạt động của lực lƣợng thứ ba, triệt để khai thác mâu thuẫn của các phe với Nguyễn Văn thiệu.

Ngày 25/8/1974, nhân kỷ niệm ngày Quách Thị Trang hi sinh, hàng trăm thanh niên, sinh viên học sinh và một số dân biểu, trí thức đã tổ chức kỷ niệm tại trung tâm thành phố, sau đó là cuộc tuần hành trên đƣờng phố Sài Gòn. Tại đây, Thanh niên sinh viên, học sinh đã phối hợp với các giới liên tục đấu tranh đòi Thiệu phải từ chức, đòi thi hành Hiệp định Paris, đòi thả tù chính trị. Ngày 3/11/1974 Ủy ban hành dộng cho công bằng xã hội tập hợp gần 11.000 sinh viên công giáo đƣợc thành lập, đêm Noel 24/12/1974, hàng trăm thanh niên học sinh, sinh viên và thanh niên công giáo đã tổ chức mittinh chống bắt lính tại Nhà thờ dòng Chúa cứu thế, nhà thờ Vƣờn Xoài. Đầu năm 1975, phong trào đấu tranh của các giới và quần chúng thanh niên vẫn diễn ra sôi nổi, quyết liệt đồi lật đổ Nguyễn Văn Thiệu, đòi Mỹ phải chấm dứt viện trợ cho ngụy quyền.

Lực lƣợng xung kích trong những cuộc đấu tranh này vẫn là những lực lƣợng sinh viên, học sinh tại các trƣờng đại học, trung học ở các đô thị. Tiêu biểu nhƣ cuộc đấu tranh của sinh viên đại học văn khoa và Đại học Sƣ phạm Huế chống luật lệ thi cử của Thiệu (Huế - 1974), hay phong trào đòi thả tự do cho những sinh viên bị bắt (10/1974) của Đại học sƣ phạm Huế;

cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên Sài Gòn đã thả tự do cho Huỳnh Tấn Mẫm - Chủ tịch hội sinh viên Sài Gòn (tháng 3/1974)... Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi thiết thân của học sinh, sinh viên, chống kìm kẹp, đàn áp của Thiệu tại Sài Gòn (tháng 1 đến tháng 3/1974) - những ủy ban bảo vệ quyền lợi thiết thân của học sinh, sinh viên đƣợc thành lập chịu trách nhiệm lãnh đạo nhiều phong trào.

Phong trào bảo vệ thanh niên, chống bắt lính, chống phòng vệ dân sự, chống địch đôn quân cũng phát triển đều khắp. Thời gian này, tính chất bạo động của những phong trào ngày càng tăng. Phong trào thanh niên tham gia du kích chiến tranh, phá kìm kẹp, diệt ác ôn, lên đƣờng tòng quân cũng đã diễn ra sôi nổi (Bắc Sài Gòn Củ Chi). Đặc biệt là các lực lƣợng vũ trang phát triển ngay trong làng, các thành phố, ngay trong hàng ngũ phòng vệ dân sự.

Song song với các cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên là những cuộc đấu tranh của công nhân. Tiêu biểu là của công nhân ở Sài Gòn: công nhân cảng, xí nghiệp Silico và thủy tinh, nhiều xí nghiệp, nhà máy công nhân đấu tranh đòi tăng lƣơng nhƣ: công nhân xe lam, công nhân sicôva,...

Những cuộc đấu tranh càng ngày càng quy mô và mang hình thức vũ trang cao hơn, thu hút và có sự kết hợp, ủng hộ của các tổ chức, giới, ngành, quần chúng tham gia. Phong trào “hát cho đồng bào ta nghe” thời kỳ này vẫn phát triển mạnh, đi sâu vào quần chúng, có tác dụng giáo dục hơn nữa lòng yêu nƣớc và tinh thần dân tộc, ý chí căm thù kẻ giặc. Những hoạt động này sôi nổi, rộng khắp, làm rối rắm hậu phƣơng của kẻ thù, tạo mâu thuẫn và khó khăn cho chính quyền Ngụy, đẩy mạnh sự cáo chung của Ngụy quyền Sài Gòn.

Những hoạt động của phong trào đấu tranh từ các đô thị với những hình thức công khai bí mật. Đấu tranh đơn vị và vũ trang, đặc biệt là vũ trang của thanh niên các đô thị kết hợp với những cuộc tổng tiến công đều khắp trên

toàn miền Nam đã dẫn tới ngày sụp đổ của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn, làm nên chiến thắng vẻ vang 30/04/1975.

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, tuổi trẻ miền Nam đã anh dũng vƣơn lên, từ những ngày còn gian khổ tới ngày toàn thắng là cả một chặng đƣờng đấu tranh gian khổ và anh dũng. Chặng đƣờng dài hai mƣơi mốt năm đó biết bao thanh niên đã bỏ tuổi xuân của mình, biết bao con ngƣời đã nở nụ cƣời hiên ngang nằm xuống đất mẹ. Tất cả sự hy sinh của họ đều không phải là vô nghĩa. Họ đã sống trong những năm tháng hào hùng của một dân tộc anh hùng, họ mang trong mình lý tƣởng cách mạng tƣơi sáng, mang trong mình lý tƣởng cộng sản trong sáng. Họ đã sống và chiến đấu bằng quá khứ hào hùng của lịch sử dân tộc, bằng hy vọng vào ngày mai độc lập của dân tộc mình. Mỗi bài hát, những trang thơ, những dòng nhật ký còn lại hôm nay cho phép chúng ta hồi tƣởng lại những năm tháng và những con ngƣời ấy. Đó là vinh dự của tuổi trẻ chúng ta, nhiệm vụ của chúng ta là cần phải tìm hiểu hơn nữa về họ và quan trọng là phải sống và cống hiến cho dân tộc hơn nữa, để sao cho xứng với những ngƣời đã hy sinh vì ngày hôm nay.

Tiểu kết chương 2

Đấu tranh trên các đô thị là một trọng điểm hết sức quan trọng cùng với cuộc đấu tranh trên các chiến trƣờng chính ở miền đồng bằng, nó đã nhận đƣợc sự quan tâm sát sao và sự lãnh đạo của Đảng, Trung ƣơng Cục miền Nam. Các cuộc đấu tranh giai đoạn 1969-1975 diễn ra liên tục và rộng khắp, có thể chia cuộc đấu tranh thành các hình thức khác nhau nhƣ: Đấu tranh chính trị, đấu tranh chính trị có sự kết hợp của đấu tranh vũ trang, sự hỗ trợ giúp sức của đấu tranh vũ trang; đấu tranh vũ trang của các lực lƣợng vũ trang tại các đô thị. Ở mỗi hình thức đấu tranh lại có thể phân chia thành các loại đối tƣợng khác nhau: thanh niên, học sinh, sinh viên; thanh niên công nhân

trong các nhà máy xí nghiệp. Các phong trào nổ ra có sự kết hợp giữa các lực lƣợng thanh niên thuộc các giới ngành khác nhau, tính liên kết giữa các cuộc đấu tranh, mức độ gắn kết giữa các phong trào cao hơn.

Phong trào đấu tranh của thanh niên, học sinh, sinh viên luôn luôn có tổ chức lãnh đạo nhƣ: Tổng hội sinh viên, Tổng đoàn học sinh, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Đảng ở các cơ sở quần chúng. Phong trào diễn ra dƣới các hình thức bí mật (vũ trang), bán công khai và công khai (chính trị- biểu tình, mít tinh, bãi khóa). Đối tƣợng đấu tranh của thanh niên, sinh viên là Mỹ- Thiệu, bọn quân phiệt của chế độ này, diễn ra dƣới các hình thức phong trào đòi dân chủ hòa bình, nhằm vào những chính sách phản động của Thiệu mỗi khi đƣợc ban hành (nhƣ tăng học phí, lệnh đàn áp, hoặc tăng tiền giấy báo...). Phong trào thƣờng diễn ra mạnh mẽ, liên tục và sôi nổi nếu có những chính sách phản động của Thiệu - Mỹ, nhằm vào những ngày lễ kỉ niệm. Những khi đó phong trào thƣờng diễn ra sôi nổi và thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

Phong trào học sinh, sinh viên, thanh niên đóng vai trò đi đầu khơi ngòi nổ cho các cuộc đấu tranh chính trị ở các đô thị miền Nam. Những biểu hiện đấu tranh và mục đích đấu tranh của thanh niên là phù hợp với nguyện vọng chính đáng của mỗi ngƣời dân tại các đô thị miền Nam. Do vậy đã đƣợc sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng, sự tham gia đông đảo của mọi giai tầng (phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”).

Phong trào thanh niên tại các đô thị miền Nam thƣờng nổ ra đồng loạt, có mối liên hệ chặt chẽ giữa các đô thị, đặc biệt là tại hai đô thị lớn là Huế và Sài Gòn. Đó là các tổ chức Đại hội liên viện Đại học Huế - Sài Gòn - Đà

Một phần của tài liệu đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975 (Trang 109)