Đảng với phong trào thanh niê nở đô thị miền Nam

Một phần của tài liệu đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975 (Trang 75 - 94)

6. Về bố cục luận văn

2.1.3 Đảng với phong trào thanh niê nở đô thị miền Nam

Về phong trào học sinh - sinh viên

Sau Mậu Thân 1968, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã toan tính cho một âm mƣu chính trị và quân sự mới. Nhƣ đã nói ở trên, Hoa Kỳ đã đề ra chiến lƣợc “Việt Nam hoá chiến tranh” ở Việt Nam với hàng loạt những kế hoạch và sự tăng cƣờng cho nó. Tại các đô thị miền Nam Ngụy quyền chủ trƣơng nhanh chóng củng cố bộ máy đầu não, thẳng tay trấn áp phong trào đấu tranh tiến bộ yêu nƣớc, ban hành lệnh tổng động viên, mở rộng tuổi bắt lính, gia tăng thuế khóa, ra sức vơ vét sức ngƣời, sức của phục vụ cho nhu cầu của bộ máy chiến tranh.

Tại Huế, Mỹ - Ngụy dốc sức củng cố lại hậu phƣơng của chúng vốn đã bị phá hỏng qua cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, đồng thời tiến hành khủng bố trả thù những ngƣời có quan hệ với cách mạng. Tại các trƣờng học, nhất là đại học, Mỹ - Thiệu ban hành các quy chế thi cử ngặt nghèo, tăng cƣờng bắt lính, cho ra đời tổ chức “quân sự học đƣờng” để nắm chặt sinh viên. Mỹ - Thiệu đã cho thành lập tổ chức phòng vệ dân sự, tất cả các công dân nam (từ 17 đến 45 tuổi); Nữ (từ 17 đến 25 tuổi) không ở trong hàng ngũ Ngụy quân bắt buộc phải tham gia. Ngụy quyền tổ chức những cuộc mít tinh, đám tang tập thể nhằm lừa bịp nhân dân.

Tại Sài Gòn, Mỹ - Thiệu ra sức lôi kéo thanh niên, học sinh, sinh viên phục vụ cho âm mƣu chính trị của chúng. Trong giai đoạn này, trƣờng học đã biến thành “trại lính khổng lồ”, là lực lƣợng dự trữ đối với quân đội Ngụy. Những đối tƣợng nhƣ thanh niên công nhân, thanh niên nông dân lao động, thanh niên trốn lính là những ngƣời bị truy lùng bởi những tên mật thám và chỉ điểm. Chúng gieo rắc lối sống ích kỷ ham hƣởng thụ, trụy lạc. Nhằm đầu độc thanh niên, cùng với những hành động bắt bớ đàn áp thanh niên yêu nƣớc, chúng sử dụng bọn tay chân phản động, dựng ra nhiều tổ chức núp dƣới

những hình thức sinh hoạt vui vẻ, dân tộc giả hiệu, để giành giật quần chúng thanh niên với phong trào đấu tranh tiến bộ.

Tháng 10/1968, chính quyền Thiệu đã ban hành luật phát xít (10/1968) cấm tất cả các cuộc tập hợp, biểu tình, bãi công…

Với tình hình nhƣ vậy, đặc biệt đánh giá đúng vai trò của học sinh, sinh viên, thanh niên đối với cuộc đấu tranh tại các đô thị, Đảng đã kịp thời đề ra nghị quyết về mở rộng cuộc đấu tranh chính trị tại các đô thị miền Nam. “Phải chuẩn bị ngay từ bây giờ để phát động một phong trào quần chúng rộng rãi hƣởng ứng cuộc đấu tranh sắp tới của nhân dân Mỹ và Nick-Son phải rút hết quân về nƣớc”. Đảng đã dự bị và huy động lực lƣợng đấu tranh “Lực lƣợng có thể huy động là thanh niên, học sinh, sinh viên, lao động, phật giáo… có thể dùng các hình thức đấu tranh nhƣ mít tinh, hội thảo, làm kiến nghị, xuống đƣờng biểu thị sự ủng hộ phong trào” [25, tr.293].

Nhận định về phong trào đấu tranh của các tầng lớp thanh niên tại các đô thị miền Nam, Đảng chỉ rõ “Phong trào chính trị ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam gần đây đã có một sự chuyển biến mới về chất lƣợng (tuy chƣa đều và còn có mặt yếu). Khẩu hiệu hòa bình, đòi chấm dứt chiến tranh, đòi Mỹ rút quân, đòi thay đổi chế độ Thiệu - Kỳ - Khiêm đã trở thành khẩu hiệu đấu tranh công khai của quần chúng. Từ mấy tháng đầu năm 1970 đến nay, mở đầu là học sinh, sinh viên rồi đến báo chí, công nhân lao động, thƣơng phế binh, đấu tranh đòi quyền sống, v.v., các phong trào đều đập thẳng vào chế độ tay sai Thiệu - Kỳ - Khiêm, tập trung xung quanh các khẩu hiệu dân sinh dân chủ, hòa bình chấm dứt chiến tranh, Mỹ rút quân, thay đổi Thiệu - Kỳ - Khiêm. Phong trào phát triển với quy mô rộng lớn, hình thức rất phong phú, liên kết chặt chẽ với nhau và gần đây đã dẫn tới sự ra đời của Mặt trận nhân dân tranh thủ hòa bình. Đáng chú ý là ngày càng có nhiều lực lƣợng mới tham

gia nhƣ lực lƣợng trí thức và học sinh, sinh viên, công giáo, thƣơng phế binh, v.v., [26, tr.383-384].

Trong cuộc đấu tranh ác liệt này, các lực lƣợng thanh niên luôn là bộ phận nòng cốt, đóng vai trò quan trọng, vì vậy “một vấn đề rất quan trọng là phải xây dựng cho đƣợc một đội quân xung kích về đấu tranh chính trịở từng địa phƣơng và từng nhà máy. Đội quân xung kích phải bao gồm những phần tử tích cực, kiên quyết cách mạng trong các lực lƣợng lao động và học sinh, sinh viên, dũng cảm và sẵn sàng xông lên phía trƣớc làm nòng cốt, lôi cuốn các tầng lớp trung gian và quần chúng đông đảo trong các cuộc đấu tranh chính trị [26, tr.75]. Ngoài các lực lƣợng nòng cốt, Thanh niên, học sinh, sinh viên bị bắt lính rất hăng hái trong cuộc đấu tranh chính trị này, phải biết sử dụng tốt các phong trào, các tổ chức công khai đã có và các báo chí công khai. Ta thắng lợi đến mức nào chủ yếu là do ta có dấy lên đƣợc một phong trào đấu tranh công khai, quyết liệt, rộng rãi, đủ sức chống lại mọi sự đàn áp của địch, và có đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc những lực lƣợng nòng cốt của các phong trào thành cốt cán và cán bộ của ta. Đồng thời phải tích cực “vận động thanh niên và học sinh, sinh viên ra khu kháng chiến, tham gia bộ đội, cơ quan cách mạng, không đi lính cho địch, không đi làm cho địch... Có nhƣ vậy mới mau đánh bại Việt Nam hoá của địch và đƣa cách mạng mau đến thắng lợi [27, tr.552].

Để thực hiện đƣợc các chủ trƣơng ở trên, Đảng hết sức quan tâm tới công tác vận động và tập hợp các lực lƣợng quần chúng, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong cuộc đấu tranh tại các đô thị: “Để có thể tập hợp đƣợc quần chúng, phải coi trọng việc sử dụng các tổ chức công khai hiện có nhƣ: Mặt trận nhân dân tranh thủ hoà bình, Uỷ ban vận động cho công bằng xã hội, phong trào phụ nữ đòi quyền sống, các nghiệp đoàn lao động, tổng hội sinh viên, học sinh, để động viên lực lƣợng quần chúng thành một mặt trận rộng

rãi, đặc biệt phải biết phát triển những tổ chức này ở cơ sở để ta có thể nắm đƣợc nhiều quần chúng. Trong các từng lớp quần chúng ở thành thị, ta phải hết sức chú ý động viên thật đông đảo công nhân lao động và học sinh, sinh viên, liên kết đƣợc phong trào của hai lực lƣợng này thành hành động chung, từ đó tạo điều kiện tiến tới hành động chung giữa công nhân, sinh viên, học sinh và các từng lớp khác...

Cần phải biết sử dụng cốt cán của ta để đi sâu tuyên truyền trong quần chúng; có thể lấy lực lƣợng nòng cốt là sinh viên, học sinh không phải chỉ để vận động quần chúng rộng rãi trong học sinh, sinh viên mà cả trong công nhân lao động và các từng lớp khác và lấy nòng cốt trong nhân dân lao động để tuyên truyền vận động các từng lớp khác, gây thành phong trào chung, tập hợp chung, công khai đƣa yêu sách, đƣa nguyện vọng kiến nghị cho các ngƣời đại biểu thƣợng nghị viện, hạ nghị viện hoặc các dân biểu tiến bộ, đòi họ phải thi hành các quyền tự do dân chủ; hoặc gặp gỡ những ứng cử viên ít nhiều tiến bộ đề đạt những nguyện vọng về hoà bình, dân chủ, dân sinh và ủng hộ những điểm phù hợp với yêu cầu bức thiết của quần chúng trong chƣơng trình tranh cử của họ. Việc tập hợp các từng lớp quần chúng để đƣa yêu sách không phải là hành động cải lƣơng, mà là phƣơng tiện công khai để gây phong trào, để tập hợp phong trào [27, tr.381-283].

Thực hiện sự chỉ đạo về đấu tranh đơn vị tại các đô thị miền Nam, các tầng lớp nhất là giới trẻ đã gia sức hƣởng ứng phong trào và đấu tranh mạnh mẽ với mọi hình thức đấu tranh.

Mở đầu cho những phong trào đô thị tại miền Nam là phong trào đấu tranh đòi hoà bình, phản đối chiến tranh đòi Mỹ rút quân về nƣớc, đòi Thiệu - Kỳ từ chức, tố cáo địch đàn áp, bắt bớ sinh viên, học sinh, chống lệnh tổng động viên và quân sự hoá học đƣờng. Các phong trào của thanh niên đấu tranh hô vang khẩu hiệu “tự do hay là chết”.

Tại Sài Gòn, nhân ngày lễ Phật Đản năm 1969, Ủy ban thanh niên sinh viên học sinh tranh thủ dân chủ và hoà bình đƣợc thành lập, phối hợp với các giới lên án Mỹ - Ngụy tiến hành chiến tranh huỷ diệt. Thành lập “Nội các vãn hồi hoà bình” để góp sức chia lửa với chiến trƣờng nông thôn, ngăn chặn bàn tay tội ác của địch đang reo rắc đau thƣơng trên khắp miền Nam.

Sôi nổi trong các cuộc đấu tranh của thanh niên tại các đô thị là phong trào học sinh, sinh viên tại các trƣờng trung học và đại học. Những phong trào đấu tranh này nhằm yêu cầu những mục tiêu phản đối lại những chính sách của Thiệu - Kỳ nhƣ tăng học phí trƣờng công, tăng tiền giấy và đặc biệt là chính sách quân sự hoá học đƣờng của Mỹ - Ngụy. Những cuộc đấu tranh tiêu biểu có thể kể ra liên tục và mạnh mẽ ở Sài Gòn nhƣ: Cuộc đấu tranh ngày 20/12/1969, chính quyền Sài Gòn quyết định tăng 100% giấy báo. Ngay lập tức bốn hội đoàn báo chí Sài Gòn đã họp lên án Thiệu - Kỳ bóp nghẹt báo chí và quyết định đấu tranh trên nhiều hình thức: Mặt trận dƣ luận tại thành phố sôi nổi hẳn lên, 124 nghiệp đoàn công nhân, các nhân sĩ trí thức đã lên tiếng ủng hộ. Hai ban thƣờng vụ: Đoàn uỷ sinh viên và học sinh đã quyết định phối hợp chỉ đạo nổ ra đấu tranh ủng hộ giới báo chí. Tổng hội sinh viên Sài Gòn, ban đại diện một số phân khoa, ban đại diện trƣờng Cao Thắng đã ra tuyên cáo và treo nhiều biểu ngữ với nội dung:

“Phản đối chính quyền bóp nghẹt “đệ tứ quyền” để tiến đến chính sách ngu dân.

Sinh viên, học sinh trong tƣ thế sẵn sàng hành động để ủng hộ đấu tranh của giới báo chí” [36, tr.66].

Cùng với việc tăng giá giấy, bộ giáo dục lại tăng học phí trƣờng công. Quyết định này đã gây ra những bất bình sâu sắc trong quần chúng. Ngày 8/3/1970, Tổng hội sinh viên Sài Gòn đã tổ chức cuộc họp với ban đại diện

các khoa và khối trƣờng trung học, làm kế hoạch tổng bãi khóa và ủng hộ cuộc đấu tranh của giới báo chí. Ngày 10/3/1970, trên 1.000 học sinh trƣờng kỹ thuật Cao Thắng bất chấp sự ngăn cản, đe dọa của nhà trƣờng đã không chịu vào lớp học, hƣởng ứng lời kêu gọi của ban lãnh đạo học sinh. Cuộc đấu tranh đã nổ ra và bộ giáo dục phải ngừng lệnh thu học phí.

Ngày 11/3/1970, chính quyền Thiệu bắt giữ anh Huỳnh Tấn Mẫm - Chủ tịch hội sinh viên Sài Gòn, học sinh Lê Văn Nuôi và một số học sinh, sinh viên khác, kết tội họ “hoạt động cho cộng sản”. Ngay lập tức phong trào ủng hộ đấu tranh đòi thả anh Mẫm đã lan rộng và công khai trên báo chí. Học sinh, sinh viên các trƣờng tiến hành đấu tranh ủng hộ các đồng chí bị bắt. Ngày 23/3/1970, hơn 6000 sinh viên Đại học Dƣợc khoa bãi khóa mở đầu cuộc tổng bãi khóa của sinh viên học sinh Sài Gòn, lên án Ngụy quyền Thiệu - Kỳ đàn áp, khủng bố sinh viên, đòi chúng phải trả tự do cho các sinh viên bị bắt. Ngoài ra học sinh trƣờng Quách Thị Trang tuyệt thực, ngày 26/3 các trƣờng Y, Nông Lâm Súc, Khoa học, Kiến Trúc, Sƣ phạm, Mỹ thuật… đồng loạt hƣởng ứng đấu tranh. Số sinh viên bãi khoá đã lên tới hàng vạn ngƣời.

Tại Huế, để ủng hộ cuộc đấu tranh của sinh viên Sài Gòn, ngày 27/3/1970, Hội đồng đại diện sinh viên Huế đƣợc thành lập. Ngày 28/3, tổ chức này đã ra tuyên cáo số 1, nghiêm khắc lên án Ngụy quyền Sài Gòn bắt bớ, đàn áp sinh viên, học sinh và tuyên bố ủng hộ sinh viên Sài Gòn. Ngày 31/3/1970 lễ ra mắt Hội đồng đại diện sinh viên Huế đã biến thành một cuộc hội thảo hƣởng ứng cuộc đấu tranh bằng quyết định bãi khóa 2 ngày. Tới ngày 6/4 Đại hội sinh viên, học sinh Huế kỳ I đƣợc tổ chức tại giảng đƣờng C trƣờng Đại học Khoa học, nhiều đại diện sinh viên, học sinh nối tiếp nhau lên diễn đàn tố cáo những tội ác của chính quyền tai say Nguyễn Văn Thiệu đối với sinh viên, học sinh. Đại hội quyết định các hoạt động bãi khóa và thành

lập Ủy ban sinh viên, học sinh Huế tranh đấu. Cuộc đấu tranh của sinh viên, học sinh ở Huế còn diễn ra liên tục vào nhiều ngày tiếp theo. Sau đó bằng những hình thức nhƣ bãi khóa, hội thảo lên án, tố cáo những tội ác của chính quyền Thiệu đối với sinh viên.

Tại Sài Gòn, sinh viên học sinh nêu cao khẩu hiệu: “Chống Lon Nol sát hại Việt kiều”, “Cực lực lên án hành động sát nhân của tập đoàn Lon Nol”, “Im lặng trƣớc sự giết hại dã man đồng bào ta là đồng lõa với tội ác”. Ngày 20/4/1970, sinh viên Sài Gòn biểu tình và kéo đến tòa án quân sự và tràn vào trụ sở Quốc hội Sài Gòn phản đối Thiệu - Kỳ xử trái phép sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm. Ngụy quyền buộc phải tuyên bố hoãn việc xét xử và trả tự do cho 10 sinh viên. Ngày 24/4/1970, sinh viên, học sinh chiếm tòa Đại sứ của Lon Nol tại Sài Gòn và treo biểu ngữ dài 50 thƣớc với nội dung: “Tổng hội sinh vien Sài Gòn chiếm căn nhà của bọn sát nhân này dùng làm trụ sở tạm của sinh viên cho đến khi chính phủ Lon Nol chấm dứt tàn sát Việt kiều”. Cảnh sát Ngụy tổ chức nhiều đợt tấn công nhƣng đến ngày 5/5/1970 chúng mới chiếm lại đƣợc trụ sở này.

Tại Huế, ngày 13/4/1970 sinh viên trƣờng Đại học Khoa học tổ chức hội thảo lên án chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bắt bớ sinh viên, học sinh. Đồng thời, sinh viên, học sinh và đông đảo đồng bào đã xuống đƣờng biểu tình lên án ngụy quyền Sài Gòn vô trách nhiệm, đồng lõa trƣớc việc tập đoàn Lon Nol sát hại Việt kiều ở Campuchia. Ngày 14/4/1970, nữ sinh trƣờng Đồng Khánh tổ chức hội thảo khẳng định sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh của sinh viên, học sinh Sài Gòn.

Ngày 15/4/197, Đại hội sinh viên, học sinh Huế kỳ II đƣợc tổ chức tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế. Đại hội khẳng định tiếp tục phối hợp với cuộc đấu tranh của sinh viên, học sinh Sài Gòn một cách có hiệu quả. Ngay sau khi

Đại hội kết thúc, sinh viên, học sinh đã kéo tới trƣờng Đại học Khoa học, nơi đang diễn ra cuộc tuyệt thực 24 giờ của sinh viên để tham dự “Đêm Hùng Vƣơng”. Tiếp theo đó, ngày 20/4 sinh viên, học sinh tổ chức “Đêm cốt nhục” tại trƣờng Đại học Khoa học, đêm đƣợc khai mạc bằng một bản cáo trạng, nghiêm khắc lên án hành động tàn sát Việt kiều của tập đoàn Lon Nol ở Campuchia, sau đó là đốt hình nộm Lon Nol.

Sang tháng 5, phong trào vẫn tiếp tục phát triển. Tại Huế, ngày 8/5, tại Đại học Sƣ phạm, học sinh liên trƣờng công, tƣ thục tổ chức Đại hội học sinh Huế kỳ I. Đại hội đã thông qua tối hậu thƣ gửi thƣ Tổng trƣởng Giáo dục và Thanh niên chính quyền Sài Gòn, yêu cầu can thiệp để mở ngay các trƣờng trung học công, tƣ thục tại Sài Gòn, 50 học sinh đƣợc cử vào đoàn đại biểu thay mặt Đại hội đến gặp tỉnh trƣởng Thừa Thiên để nhờ chuyển tối hậu thƣ, nhƣng đã bị chặn lại. Lập tức đoàn thể học sinh đang tham gia Đại hội kéo

Một phần của tài liệu đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975 (Trang 75 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)