Đối với phong trào thanh niê nở các đô thị miền Nam

Một phần của tài liệu đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975 (Trang 32 - 56)

6. Về bố cục luận văn

1.2.2. Đối với phong trào thanh niê nở các đô thị miền Nam

Từ sau khi Hoa Kỳ tăng cƣờng quân đội viễn chinh vào miền Nam, làm cho tình hình ngày càng căng thẳng, mâu thuẫn giữa toàn dân miền Nam với Mỹ - Ngụy ngày càng sâu sắc. Đáng chú ý là tại các đô thị miền Nam, nơi mà

theo quân viễn chinh Hoa Kỳ, nạn du đãng, sách báo, phim ảnh, văn hóa đồi trụy,… đƣợc du nhập cách ồ ạt, rồi tình trạng binh lính Hoa Kỳ khinh bỉ ngƣời Việt Nam. Tất cả nó diễn ra hàng ngày trƣớc mắt ngƣời dân đô thị. Trong khi đó, ở nông thôn quân đội Hoa Kỳ ra sức đốt phá xóm làng, bắt lính, đôn quân, giết hại đồng bào. Ký giả Maccơlô trong báo Lefigaro (Pháp) viết: “Ở tất cả các khối dân sự hay quân sự miền Nam Việt Nam không ngớt nổi lên lời khiếu nại than vãn rằng: Họ không tôn trọng độc lập của chúng ta, họ coi đây nhƣ đất chiếm đóng của họ, Nam Việt Nam là tiểu bang thứ 52 của nƣớc Mỹ” [7, tr.94].

Trong bối cảnh đó, tháng 7/1965 Bộ Chính trị điện gửi Khu ủy Sài Gòn – Gia Định về chủ trƣơng xây dựng và phát triển phong trào đô thị. Chủ trƣơng chỉ rõ:

- Ra sức giành những thắng lợi lớn về chính trị và quân sự, làm cho địch lúng túng hơn nữa về mọi mặt.

- Tiếp tục củng cố phong trào đồng bằng, nắm chắc vùng Tây Nguyên, ra sức giành cho đƣợc dân ở các vùng đô thị.

Đẩy mạnh công tác xây dựng, mở rộng mặt trận trong đô thị, lôi kéo, tranh thủ cho đƣợc lực lƣợng trung gian. Khẩu hiệu đấu tranh mang tính chiến lƣợc và sách lƣợc là “đòi hòa bình dân chủ”, “chống chính sách tiếp tục chiến tranh”, “chống chế độ độc tài phát xít”… Tìm mọi cách khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ địch từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, giữa chính quyền và quân đội Ngụy, giữa tƣớng tá, sĩ quan mới và cũ… Tập trung vào mục tiêu chống đế quốc Mỹ. Đẩy mạnh công tác binh vận, đẩy quân Ngụy vào tình trạng khủng hoảng hơn nữa… Về chỉ đạo phong trào đô thị phải hết sức linh hoạt, cụ thể, chủ động hơn hữa, phải nắm vững thời cơ, động viên toàn quân, toàn

dân cố gắng vƣợt bậc, giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong thời gian trƣớc mắt [57, tr.501].

Trong điện mật của Bộ Chính trịsố 110, ngày 22 tháng 4 năm 1966 gửi Trung ƣơng Cục, Khu V, Liên tỉnh 1 về phong trào đấu tranh của quần chúng ở đô thị miền Nam nêu rõ tính chất, đặc điểm, mục đích của phong trào đấu tranh của quần chúng đô thị miền Nam.

Về tính chất: “đó rõ ràng là một phong trào quần chúng rộng lớn ở đô thị, bao gồm cả một số binh lính và công chức nguỵ quyền, trƣớc những thắng lợi liên tiếp của ta và thất bại của Mỹ và tay sai, trƣớc âm mƣu mở rộng và kéo dài chiến tranh của chúng, trƣớc tình hình nghẹt thở do khó khăn về đời sống và chiến tranh gây ra, đã nhân cơ hội nội bộ địch mâu thuẫn gay gắt mà vùng dậy đòi độc lập, dân chủ, hoà bình và cải thiện đời sống” [22, tr.121].

Về đặc điểm của phong trào: “Đặc điểm của phong trào lần này là đông đảo quần chúng ở đô thị đã vùng dậy đấu tranh trong khi Mỹ đã đƣa vào miền Nam trên 20 vạn quân và đã liên tiếp thất bại nặng. Phong trào quần chúng nổ ra chính là do ta đã liên tiếp thắng Mỹ - nguỵ và do mâu thuẫn sâu sắc giữa đế quốc Mỹ và tay sai với dân tộc và quảng đại nhân dân ta. Phong trào ấy không khởi sự bằng những hình thức đấu tranh huyền bí của tôn giáo nhƣ trƣớc đây, mà rõ ràng là một phong trào quần chúng chống Mỹ và tay sai, chống chiến tranh xâm lƣợc đòi hoà bình, chủ quyền và những quyền lợi bức thiết khác của mình” [22, tr.121].

Về mục đích và yêu cầu của cuộc đấu tranh, Bộ Chính trị chỉ rõ: “1) Tập trung mọi khả năng làm tan rã khối nguỵ quân; 2) Đồng thời tiếp tục phá thế kìm kẹp của địch ở đô thị, tập hợp lực lƣợng ở đô thị, xây dựng cơ sở quần chúng mạnh ở khu phố, ấp, phƣờng, khóm chiến lƣợc… đƣa phong trào ở đô thị tiến lên mạnh mẽ, chuẩn bị chống địch khủng bố, tạo ra một thời cơ

thuận lợi mới để làm cho các cố gắng tăng cƣờng và mở rộng chiến tranh của Mỹ càng mau thất bại” [22, tr.123].

Bộ Chính trị cũng vạch rõ các yêu cầu cụ thể cho cuộc đấu tranh ở các đô thị: “1. Yêu cầu làm tan rã khối nguỵ quân lúc này là yêu cầu chủ yếu của ta nhằm sử dụng tốt những cuộc đấu tranh của quần chúng vào một mục đích nhất định của ta; nó không làm thay đổi gì về ý định chiến lƣợc và đối tƣợng tác chiến của ta là đánh cả Mỹ lẫn nguỵ, mà chỉ tạo thêm điều kiện cho ta thực hiện thuận lợi hơn quyết tâm chiến lƣợc của ta nhƣ đã nêu trong Nghị quyết Trung ƣơng lần thứ 12.

Để thực hiện yêu cầu này, mỗi cấp, mỗi địa phƣơng của ta cần phải nghiên cứu và có sáng kiến đề ra cho mỗi vùng, mỗi khu chiến thuật, mỗi thứ quân và từng đơn vị quân nguỵ những hình thức, yêu cầu, khẩu hiệu gì cụ thể để chia cắt, ly khai, tranh thủ, trung lập, cô lập và tác chiến tiêu diệt nhằm làm tan rã từng loại, từng đơn vị quân nguỵ.

Điều kiện cơ bản để làm tan rã nguỵ quân, nguỵ quyền, chủ yếu là nguỵ quân, là đẩy mạnh tác chiến tiêu diệt quân Mỹ và quân nguỵ kết hợp chặt chẽ với công tác binh vận, địch vận và các cuộc đấu tranh chính trị rộng lớn của hàng triệu quần chúng ở đô thị.

Riêng về công tác vận động làm tan rã quân nguỵ, cần phải tập trung làm với những hình thức phong phú hơn:

- Nếu trƣớc đây ta đã phát động quần chúng và nêu ra những chỉ tiêu cụ thể về phá ấp chiến lƣợc, thì lần này càng phải phát động quần chúng thật mạnh mẽ, rộng rãi cả ở thành thị và nông thôn; ở mỗi chiến trƣờng, mỗi địa phƣơng cũng phải nêu ra rõ chỉ tiêu phấn đấu, những hình thức, những khẩu hiệu cụ thể để làm tan rã từng thứ quân, từng đơn vị quân nguỵ đóng ở địa phƣơng mình.

- Đối với những bọn nguỵ đi càn, không những chỉ tích cực tiêu diệt địch, mà còn phải ra sức chia cắt, kêu gọi chúng đầu hàng trở về với nhân dân, không đi theo Mỹ và Thiệu - Kỳ giết hại đồng bào.

- Ở các nơi đƣơng thực hiện các hình thức du kích bao vây các đồn bốt của nguỵ quân nhƣ ở Khu II, Khu III, có thể kết hợp cả bao vây, tiêu diệt, bức hàng với kêu gọi binh sĩ nguỵ ly khai, khởi nghĩa trở về với nhân dân, với gia đình.

- Cần phải triệt để sử dụng gia đình binh sĩ để kêu gọi chúng trở về, nói rõ đây là con đƣờng duy nhất để chống Mỹ cứu nhà, cứu nƣớc và cứu sinh mạng của bản thân mình. Làm sao kéo cho đƣợc từng đại đội, từng tiểu đoàn quân nguỵ ra vùng giải phóng để kêu gọi và kích động nhiều đơn vị khác kéo ra vùng giải phóng hay bỏ hàng ngũ địch về nhà làm ăn.

- Ở thành phố, cần phải sử dụng hàng triệu quần chúng đƣơng tham gia đấu tranh để làm công tác binh vận nhằm chia cắt, tranh thủ, trung lập hoặc cô lập lính nguỵ, kéo binh sĩ tham gia đấu tranh cho khẩu hiệu đòi hoà bình, chống chiến tranh, chống tàn sát khủng bố nhân dân. Có thể dùng lực lƣợng đông đảo của phụ nữ để kêu gọi nguỵ quân, công an, cảnh sát địch đứng về phía nhân dân, chống chiến tranh xâm lƣợc, chống quân Mỹ hà hiếp, ngang ngƣợc, khinh bỉ ngƣời Việt Nam. Đối với bọn cảnh sát ác ôn, các lực lƣợng quân địch hung hãn đi đàn áp quần chúng, cần phải nghiêm khắc cảnh cáo và trừng trị đích đáng.

2. Để đạt đƣợc yêu cầu phá thế kìm kẹp ở đô thị và tập hợp lực lƣợng quần chúng ở khu phố, phƣờng và các vùng ngoại ô, v.v. cần phải nắm vững hơn nữa lực lƣợng nòng cốt của quần chúng ở các địa phƣơng ấy, biết lợi dụng những hình thức linh hoạt công khai tập hợp tất cả các lực lƣợng tôn giáo, phe phái, thanh niên, sinh viên, phụ nữ, lao động, các tầng lớp bên trên.

Để có thể tập hợp đƣợc lực lƣợng bên dƣới, cần phải mở rộng, kéo dài mâu thuẫn bên trên, tìm mọi cách, mọi khía cạnh tăng cƣờng, mở rộng mâu thuẫn bên trên, luôn luôn kích động phong trào có tính chất rộng rãi bên trên.

Trong tình hình hiện nay, cần chú ý trong khi tập hợp lực lƣợng bên dƣới, cần che giấu lực lƣợng nòng cốt của quần chúng ta, tránh để lộ những tổ chức bí mật của ta” [22, tr.123-124].

Về các khẩu hiệu đấu tranh: “Để làm tan rã nguỵ quân, phá thế kìm kẹp của địch và đƣa phong trào đô thị tiến lên, cần tập trung vào mấy khẩu hiệu chính là hoà bình, chủ quyền, dân chủ, dân sinh.

Khẩu hiệu hoà bình có khả năng tranh thủ mọi từng lớp nhân dân, kể cả các từng lớp trung gian và binh sĩ nguỵ, và ngay cả quân Mỹ. Nêu khẩu hiệu hoà bình là đánh vào chính sách kéo dài và mở rộng chiến tranh, chĩa mũi nhọn vào đế quốc Mỹ xâm lƣợc và bọn Thiệu - Kỳ và các bọn tay sai ngoan cố khác, nêu ra nguyện vọng hoà bình thực sự của nhân dân, và không sợ rơi vào khẩu hiệu “thƣơng lƣợng hoà bình” giả dối của Mỹ. Qua khẩu hiệu đòi hoà bình thực sự mà chống mọi hoạt động chiến tranh tội ác của Mỹ và tay sai nhƣ chất độc hoá học, hơi độc, phi pháo, máy bay B.52, đồng thời kêu gọi binh sĩ nguỵ phản chiến, bỏ hàng ngũ địch trở về với nhân dân, với gia đình và phản đối địch khủng bố phong trào.

- Các khẩu hiệu đòi hoà bình, chủ quyền thuộc về ngƣời Việt Nam, dân chủ và cải thiện đời sống, cần phải đƣợc cụ thể hoá cho hợp với yêu cầu bức thiết của từng nơi, từng giới quần chúng, qua quá trình phát triển của cuộc đấu tranh mà nâng dần lên cho phù hợp.

- Để không phân tán mục tiêu và lực lƣợng đấu tranh, cần phải tập hợp đông đảo quần chúng đấu tranh mạnh mẽ từng đợt cho từng khẩu hiệu chính trên đây. Qua mỗi đợt đấu tranh cho mỗi khẩu hiệu, phải biết nêu lên và củng

cố thắng lợi, củng cố và tăng cƣờng lực lƣợng để tiếp tục đấu tranh đợt khác và cho khẩu hiệu khác” [22, tr.125-126].

Tình hình này đã thổi bùng ngọn lửa của phong trào đô thị miền Nam lên rất cao. Khi Thiệu - Kỳ vừa lên cầm quyền thì phong trào đô thị của thanh niên miền Nam đã diễn ra rất sôi nổi.

Phong trào của thanh niên, học sinh, sinh viên

Đáng chú ý nhất trong phong thanh niên phải kể đến các trung tâm đô thị lớn ở miền Nam, nhƣ Huế, Sài Gòn. Những nơi đây chính là hậu cứ an toàn của Mỹ - Ngụy. Tƣởng rằng là nơi đƣợc trang bị về phòng thủ, quân số khá hoàn thiện thì những hoạt động yêu nƣớc và phản đối chính phủ bù nhìn và quân xâm lƣợc không thể diễn ra. Trái lại, đây chính là nơi diễn ra phong trào đô thị mạnh mẽ nhất ở miền Nam.

Đầu năm 1966, tại Sài Gòn, khu ủy Sài Gòn - Gia Định đã mở hội nghị thảo luận đánh giá tình hình và đề ra nhiệm vụ cho cuộc đấu tranh ở đô thị: “Trong điều kiện Mỹ vào, ta vẫn giữ quyết tâm đẩy mạnh đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, tích lũy lực lƣợng chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa. Mỹ vào là thời cơ để phát động tinh thần dân tộc. Mỹ gây ra chiến tranh cục bộ, ta chuyển toàn lực lƣợng sang tiến công chúng mạnh mẽ và liên tục, ta phải đƣa chiến tranh vào thành phố và vùng ven nông thôn” [36, tr.39].

Để triển khai hội nghị của khu ủy Sài Gòn 4/1965, Hội nghị thanh niên của thƣờng vụ khu ủy do Đảng trực tiếp chỉ đạo và kiện toàn tổ chức đã quyết định thành lập khu đoàn Sài Gòn - Gia Định. Đƣợc sự quan tâm của Đảng, Khu Đoàn đã phát triển vƣợt bậc, hòa cùng sự phát triển của phong trào thanh niên đô thị trên toàn miền Nam.

Sau đám tang Lê Văn Ngọc (đây chính là một dịp đấu tranh của thanh niên Sài Gòn chống lại Mỹ - Ngụy, đòi những quyền lợi của thanh niên học

sinh, sinh viên) chính quyền Sài Gòn đã ráo riết khủng bố, đàn áp phong trào sinh viên học sinh, chúng đã tiến hành bắt bớ 20 sinh viên, học sinh trong đó có Nguyễn Chơn Trung - Chủ tịch Đoàn học sinh Sài Gòn - Gia Định. Nhân dịp này ngày 3/1/1965, trên 12.000 thanh niên, sinh viên, học sinh và đồng bào đã xuống đƣờng biểu tình đòi thả những ngƣời bị bắt. Ngày 4/1/1965, địch mở phiên tòa quân sự tại bến Bạch Đằng, đƣa 20 sinh viên, học sinh ra xét xử về tội phá hoại trị an. Hàng ngàn thanh niên và đồng bào đã tập hợp mittinh, bao vây phiên tòa, trƣớc sức mạnh quần chúng, địch tuyên bố sẽ mở lại phiên tòa. Ngày 5/1/1965, học sinh trƣờng Pétrus Ký và phân khoa đại học đồng loạt bãi khóa đòi thả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt.

Trong cuộc đấu tranh chính trị ở các đô thị, học sinh, sinh viên, thanh niên đã tiến hành đi đầu và khơi dậy phong trào đấu tranh chung. Giới lãnh đạo - Ban cán sự thanh niên sinh viên, học sinh đã phối hợp cùng các giới, các tổ chức cùng đấu tranh nhân dịp các ngày lễ, kỉ niệm một ngày truyền thống hoặc ngày một nhân vật nào đó đã hy sinh. Ngày 9/1/1965, nhân kỷ niệm ngày Trần Văn Ơn hy sinh, học sinh trƣờng Pétrus Ký đã tranh thủ đƣợc giới lãnh đạo trƣờng, các vị giáo sƣ đề nghị chính quyền Sài Gòn cho tổ chức ông khai ngày lễ này. Đây là dịp mà học sinh, sinh viên đã tập trung, thu hút đƣợc đông đảo các lực lƣợng quần chúng tham gia, mittinh, biểu dƣơng lực lƣợng, thể hiện tinh thần yêu nƣớc, tinh thần dân tộc và công khai chống Mỹ - Ngụy, gây đƣợc tiếng vang lớn.

Với việc Hoa Kỳ đƣa quân viễn chinh vào miền Nam và hành động khiêu khích của chúng. Trên toàn miền Nam, tại các đô thị đã dấy lên một phong trào đòi hòa bình, đòi Hoa Kỳ rút quân về nƣớc. Tại Sài Gòn, Ban cán sự thanh niên sinh viên học sinh đƣợc khu ủy giao trách nhiệm cùng các cánh đô thị, chỉ định thành lập một trung tâm công khai lấy tên là “Mặt trận dân tộc tự quyết” quy tụ các giới nhân sĩ, trí thức, công nhân lao động, phụ nữ và các

thành phần tôn giáo, mà lực lƣợng nòng cốt là các tổ chức quần chúng thanh niên. “Mặt trận dân tộc tự quyết” ra đời ngày 25/2/1965 và đã công bố danh sách các thành viên, ra lời kêu gọi với nội dung tố cáo Hoa Kỳ ném bom miền Bắc, đòi đàm phán với Mặt trận dân tộc giải phóng trên tinh thần nội bộ, tìm ra giải pháp vãn hồi hòa bình. Mặt trận Dân tộc tự quyết đã vận động chữ ký ủng hộ của hàng ngàn ngƣời các giới, các ngành, kể cả một số viên chức cao cấp của Ngụy quyền Sài Gòn. Việc Mặt trận dân tộc tự quyết ra đời làm cho ngọn cờ đấu tranh chính trị công khai ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn và rộng rãi hơn. Nhƣng từ khi Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ lên cầm quyền đã lập ra cái gọi là “nội các chiến tranh” dọn đƣờng cho quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam. Thiệu đã thẳng tay phản kích phong trào cách mạng thành thị. Phong trào hòa bình, phản đối chiến tranh của mặt trận dân tộc tự quyết vì thế mà bị đánh phá ác liệt. Chúng đã lên đài phát thanh ra lệnh cho

Một phần của tài liệu đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975 (Trang 32 - 56)