0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Thực hiện tốt các chính sách xã hội để phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TU NAM 1997 DEN NAM 2009 (Trang 128 -151 )

Quan tâm chăm sóc sức khỏe, cải thiện môi trường sống và làm việc cho con người

Đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình: công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển KTXH của Tỉnh và là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển thể chất, nhân cách NNL.

Trong những năm qua nhờ thực hiện tốt công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ gia tăng dân số của Tỉnh ở mức thấp so với nhiều tỉnh khác trong cả nước. Tuy vậy, nếu không được quan tâm đúng mức, dân số của Tỉnh sẽ rất dễ tăng nhanh làm cho các vấn đề xã hội trở nên nan giải. Thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,2%/năm, tỷ lệ tăng dân số dưới 1%/ năm đòi hỏi tỉnh Hải Dương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, lồng ghép với việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển KTXH ở các cấp, các ngành và các địa phương trong Tỉnh. Bên cạnh đó đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi người dân đặc biệt là nhóm đối tượng sinh con một bề; tăng cường công tác giáo dục giới tính trong và ngoài nhà trường bằng những biện pháp hợp lí; đẩy mạnh XHH công tác dân số nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội.

Chú trọng chăm lo và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân: Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Đây được coi là nhiệm vụ thường xuyên. Năm 1989, Nhà nước đã ban hành Luật về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân; năm 1991, ban hành Điều lệ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và những văn bản khác về công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trong đó chú ý đặc biệt đến phụ nữ và trẻ em.

Vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước những năm qua Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hải Dương đã chú trọng thực hiện tốt công

128

tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tạo ra những chuyển biến rõ rệt. Tuy vậy, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân vẫn là vấn đề đáng quan tâm và đầu tư nhiều hơn.

Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe là nhu cầu của tất cả mọi người. Tuy nhiên hướng ưu tiên và quan tâm hàng đầu luôn là phụ nữ và trẻ em bởi có chăm sóc tốt sức khỏe cho trẻ em thì mới có người lao động khỏe mạnh của tương lai. Đây là sự chuẩn bị cần thiết về nhân lực cho sự phát triển. Công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ thuốc men, thực phẩm dinh dưỡng nhằm chống suy dinh dưỡng; thực hiện tốt hơn nữa chương trình tiêm chủng mở rộng và công tác kiểm tra sức khỏe định kì cho trẻ em....

Để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, ngành y tế tỉnh Hải Dương có vai trò quan trọng và quyết định nhất. Vì vậy, cần tập trung đầu tư xây dựng ngành y tế của Tỉnh vững mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ Sở Y tế. Không ngừng kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế về cả số lượng và chất lượng. Chú trọng đào tạo đội ngũ y, bác sĩ; tăng cường công tác quản lí nhà nước về y tế. Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập.

Chăm sóc sức khỏe không đơn giản chỉ là phòng và chữa bệnh mà còn phải kể đến tất cả những yếu tố tác động đến sức khỏe của NNL. Vì vậy, giải pháp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân phải là những giải pháp đa ngành, sự tăng cường đầu tư, tổ chức và hoạt động có hiệu quả của hệ thống y tế, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; là điều kiện kinh tế của xã hội, mức thu nhập, nhận thức của người dân và sự chủ động của người dân trong chăm sóc sức khỏe.

Cải thiện môi trường sống và làm việc của người dân: thể lực, trí lực của con người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường sống và làm việc. Do đó, ngăn chặn ảnh hưởng xấu của môi trường đến sức khỏe của con người là một vấn đề cần được quan tâm. Hiện nay, do sự đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và sự quan tâm chưa đúng mức đến môi trường đã làm cho nhiều

129

khu vực trong Tỉnh bị ô nhiễm nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm bụi, ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn tại những khu công nghiệp ven thành phố Hải Dương, khu vực sản xuất xi măng, chế biến thủy sản... Vì vậy, để đảm bảo cho con người phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần đòi hỏi tỉnh Hải Dương phải có hệ thống chính sách vĩ mô, chiến lược lâu dài chứ không đơn thuần chỉ là những giir pháp tình thế. Trước tiên cần xử lí nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường; tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trường; đưa nội dung giáo dục, bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục thông qua những hoạt động ngoại khóa; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường. Có như vậy mới góp phần phát triển NNL chất lượng cao cả thể chất và tinh thần.

Giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo thêm việc làm

Vấn đề giải quyết việc làm đặc biệt là việc làm cho lực lượng lao động ở khu vực nông thôn là một vấn đề nóng bỏng hiện nay của Hải Dương cũng như nhiều tỉnh trong cả nước. Mục tiêu đến năm 2015 của Tỉnh là hàng năm giải quyết thêm 1,5 - 2 vạn lao động có việc làm. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi tỉnh phải xây dựng một chiến lược cụ thể để tạo thêm nhiều việc làm. Trước mắt cần tập trung đào tạo nghề cho lao động để cung cấp cho những ngành nghề thủ công nghiệp ở Tỉnh. Bên cạnh đó cần tập trung phát triển toàn diện nông nghiệp, nâng cao năng suất và sản lượng, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất. Tỉnh cần có những chính sách ưu đãi đối với các dự án sản xuất có nhu cầu sử dụng nhiều lao động tại địa bàn nông thôn, công nghiệp chế biến nông sản để giải quyết việc làm tại chỗ. Ngoài ra, để tạo việc làm mới tỉnh cần sớm khôi phục và phát triển làng nghề thủ công truyền thống là thế mạnh của Tỉnh như sản xuất bánh đậu xanh, bánh gai, hàng mây tre đan, thêu ren... Phát triển các làng nghề thủ công là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân đặc biệt ở khu vực nông thôn.

130

Thiếu vốn sản xuất là một vấn đề đặt ra cho các hộ sản xuất kinh doanh, hạn chế khả năng tạo ra việc làm mới. Chính vì vậy, Tỉnh cần duy trì và mở rộng hình thức cho vay vốn, đặc biệt là các hộ nông dân, hướng dẫn họ mở rộng ngành nghề mới, phát triển những nghề truyền thống. Bên cạnh đó, cần có chính sách đầu tư máy móc, trang thiết bị, khoa học công nghệ vào những ngành sản xuất ở khu vực nông thôn hiện còn thô sơ như ngành chế biến; nuôi trồng thủy sản... Đây là những ngành đem lại giá trị kinh tế cao và có khả năng thu hút nhiều lao động.

Sắp xếp và tổ chức lao động xã hội hợp lí

Trong những năm qua cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, Hải Dương đã có những thay đổi quan trọng trong chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động từng bước gắn với cơ chế thị trường. Những cố gắng đó đã phát huy tác động tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy vậy để tăng khả năng khai thác, sử dụng lao động hợp lí và có hiệu quả, phù hợp với cơ chế chung của nền kinh tế cần đẩy mạnh hơn nữa việc gắn chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động thực sự gắn với cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Thực hiện tốt điều đó sẽ cho phép phát huy triệt để tiềm năng của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động tự do lựa chọn việc làm và đóng góp khả năng của mình. Trước hết cần thực hiện nghiêm túc, khoa học, khách quan công tác tuyển dụng lao động đặc biệt là những lao động có chuyên môn kĩ thuật cao, công chức nhà nước. Xác định năng lực thực chất của người lao động thông qua hình thức thi tuyển, kiểm tra thực tiễn mà không chỉ đơn thuần là thông qua bằng cấp, chứng chỉ. Bên cạnh đó cũng cần đa dạng hóa các loại hình tuyển dụng và sử dụng lao động như tuyển dụng chính thức vào biên chế, tuyển dụng theo hợp đồng làm viêc có thời hạn, tuyển hợp đồng theo vụ việc... làm được điều này sẽ tiết kiệm được lao động, tạo điều kiện

131

cho lao động thực hiện đúng ngành nghề, trình độ chuyên môn kĩ thuật để đạt hiệu quả lao động cao.

Như vậy, có thể thấy rằng từ thực tiễn lãnh đạo phát triển NNL, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã lãnh đạo thực hiện tốt công tác phát triển NNL. Tuy vậy trong quá trình đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định đòi hỏi phải khắc phục trong thời gian tới bằng một hệ thống các giải pháp đồng bộ. Những giải pháp ấy phải được thực hiện thống nhất, không tách rời để giải quyết ngay những mặt hạn chế, bất cập và tiếp tục phát triển những mặt mạnh để phát triển NNL đáp ứng tốt hơn nữa sự nghiệp CNH, HĐH của Tỉnh.

132

KẾT LUẬN

1. Phát triển NNL và nhiệm vụ phát triển NNL không chỉ là vấn đề đặt ra với riêng bất cứ một quốc gia nào mà là vấn đề mang tính chiến lược với tất cả các nước trên thế giới và cần phải được đặc biệt quan tâm. Ở nước ta, Đảng luôn xác định “lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Bước vào thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH thì việc phát huy NNL lại càng có vai trò quan trọng. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển kinh tế, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến việc phát triển NNL. Coi đây là một hướng chiến lược quan trọng, là chìa khóa vàng để thực hiện các mục tiêu KTXH, hướng tới thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Chủ trương phát triển NNL trở thành một cuộc vận động lớn, một chương trình quy mô, một mục tiêu quốc gia làm cho mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức đoàn thể đều thấy ý nghĩa, trách nhiệm đối với nhiệm vụ phát triển NNL.

Tỉnh Hải Dương sau hơn 10 năm tái lập đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển KTXH, củng cố an ninh quốc phong và là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về nhiều lĩnh vực như tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư, thành tựu giáo dục đào tạo... Một trong những nguyên nhân đưa đến những thành công ấy là do Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã rất quan tâm đến phát huy nguồn lực con người trong xây dựng và phát triển. Tuy vậy, chất lượng NNL của Tỉnh vẫn còn là một vấn đề bức xúc đòi hỏi phải được chú trọng hơn nữa. Vì vậy, phát triển NNL trở thành một nội dung, một công tác quan trọng và tiến hành thường xuyên trong những năm qua.

2. Phát triển NNL bao gồm rất nhiều lĩnh vực, đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều yếu tố để đảm bảo NNL phát triển toàn diện không chỉ số lượng mà cả chất lượng; không chỉ thể lực mà cả trí lực, đạo đức, thái độ; không chỉ trình độ chuyên môn mà cả tác phong, kĩ năng nghề nghiệp... Chính vì vậy, đòi hỏi sự phối kết hợp của nhiều cơ quan ban ngành, đoàn thể mà mọi tầng

133

lớp nhân dân. Trong đó, sự nghiệp giáo dục đào tạo có vai trò quyết định nhất. Với sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời và sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương và sự quan tâm phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, công tác phát triển NNL ở Tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng. NNL của Tỉnh có những chuyển biến tích cực về cả số lượng và chất lượng đang phát huy vai trò nguồn lực then chốt đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển quê hương.

Những thành tựu của ngày hôm nay của Tỉnh Hải Dương trong nhiệm vụ phát triển NNL đã góp phần thúc đẩy Hải Dương đi lên, hòa nhịp cùng cả nước đồng thời khơi dậy niềm tin sâu sắc của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và Đảng bộ tỉnh Hải Dương nói riêng.

3. Thực tiễn ở Hải Dương những năm qua cho thấy, muốn nâng cao chất lượng NNL trước hết cần tăng cường vai trò chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lí điều hành chặt chẽ của chính quyền các cấp đối với công tác phát triển NNL. Sẽ không thể nâng cao chất lượng NNL nếu không có sự lãnh đạo, tổ chức của Đảng và chính quyền. Phải tuyên truyền sâu rộng để tất cả các tầng lớp nhân dân nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực con người đối với công cuộc phát triển KTXH. Thực hiện tuyên truyền sâu rộng về chủ trương phát triển NNL trong cộng đồng và vận động cả cộng đồng cùng tham gia đắc lực vào chương trình, biến chủ trương của Đảng, nguyện vọng của nhân dân thành hành động thực hiện trong cuộc sống. Bên cạnh đó, phải tổ chức đồng bộ, có hiệu quả, đan xen các chương trình, đề án phát triển NNL cũng như sự kết hợp chạt chẽ, kịp thời giữa các ban ngành, đoàn thể, tổ chức để phát huy sức mạnh của cộng đồng.

Những thành tựu trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển NNL mà Hải Dương đã đạt được trong những năm qua có ý nghĩa vô cùng quan trọng để Đảng bộ tỉnh Hải Dương tiếp tục phát huy để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phát triển NNL trong thời gian tới. Tạo thành động lực để Hải Dương nhanh chóng trở thành một tỉnh “Giàu mạnh, văn minh”.

134

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Anh (2003), Đội ngũ tri thức Hải Dương trong sự nghiệp CNH, HĐH - thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

2. Vũ Quỳnh Anh, Phạm Văn Thuấn, Đoàn Thị Thu Uyên (2003), Chào mừng quý khách đến Hải Dương, Nxb. Thông tấn.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2002), Các chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Lưu trữ tại Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2007), Các chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Lưu trữ tại Phòng lưu trữ Tỉnh ủy.

5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương tập 2 (1975 - 2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Trần Thanh Bình (2003), Đào tạo NNL phục vụ quá trình CNH, HĐH nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

7. Cục thống kê Hải Dương (2010), Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm 2006 - 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

8. Cục thống kê Hải Dương (2010), Tỉnh Hải Dương xây dựng và phát triển 5 năm 2006 - 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

9. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Trịnh Đức Dụ, Bành Tiến Long, Dương văn Quảng (2009), Kỷ yếu hội thảo “Đào tạo NNL phục vụ hội nhập quốc tế”, Nxb. Thế giới.

11. Hồ Anh Dũng (1994), Yếu tố con người trong lực lượng sản xuất và việc phát huy yếu tố đó ở nước ta hiện nay, Viện Triết học.

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TU NAM 1997 DEN NAM 2009 (Trang 128 -151 )

×