Trong quá trình thực hiện công tác phát triển NNL, bên cạnh những thành tựu

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực tu nam 1997 den nam 2009 (Trang 114 - 117)

những thành tựu tỉnh Hải Dương vẫn còn những tồn tại, hạn chế

Trong quá trình các cấp, các ban ngành, đoàn thể và địa phương thực hiện mục tiêu phát triển NNL dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Tỉnh mặc dù đạt được những thành tựu quan trọng nhưng công tác phát triển NNL ở Hải Dương vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục.

Trong những năm qua, dân số Hải Dương có những biến động về cả quy mô và cơ cấu. Dân số của Tỉnh đứng thứ 11 trong 63 tỉnh, thành của cả nước. Tốc độ gia tăng dân số trong những năm 2006 - 2010 vẫn ở mức 0,36%. Sự gia tăng dân số nhanh đã góp phần tạo ra một áp lực lớn đối với các mục tiêu KTXH. Thêm vào đó, tỉ số giới tính của Tỉnh ở mức cao của cả nước

114

(120 bé trai/100 bé gái), đòi hỏi Tỉnh phải có giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tỉnh, ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng NNL trong tương lai không xa. Chỉ số già hóa của Hải Dương cũng tăng lên nhanh chóng năm 2005 là 46% (cả nước là 35%), năm 2009 là 53% (cả nước là 46%) sẽ gây khó khăn về nguồn lao động những năm tới.

Chất lượng giáo dục đào tạo chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu NNL để phát triển KTXH của Tỉnh trong thời kì mới. Giáo dục phổ thông còn thiếu toàn diện, nặng về lí thuyết với mục đích thi cử mà ít gắn với thực hành, việc giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị chưa được chú trọng đúng mức. Công tác hướng nghiệp chưa thực sự được chú ý. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng, các loại hình. Chất lượng đào tạo nhất là kĩ năng nghề nghiệp của các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp chưa cao, còn bất cập so với sự tiến bộ của KHKT và thực tiễn, chưa đáp ứng được các yêu cầu của thực tiến. Đội ngũ giáo viên phổ thông đông nhưng còn một bộ phận nhỏ chưa đạt chuẩn làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng giảng dạy. Đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp còn thiếu về số lượng, thiếu những giáo viên đầu đàn trong từng lĩnh vực. Các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị nhà trường còn thiếu thốn; thiết bị dạy học nghèo nàn, khuôn viên các trường chật và không đảm bảo cơ sở thực hành trực tiếp cho học sinh. Các hiện tượng tiêu cực như dạy thêm, học thêm tràn lan... còn xảy ra ở một số nơi và chậm được khắc phục. Việc đào tạo còn thiếu quy hoạch và quy trình quản lí chặt chẽ còn chạy theo số lượng. Chủ trương XHH giáo dục chưa phát huy hết tiềm năng và các nguồn lực tham gia.

Chất lượng khám chữa bệnh và tinh thần phục vụ người bệnh nhất là tuyến huyện và cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành y tế còn nhiều hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển NNL về thể lực.

115

Thiết chế văn hóa ở cơ sở chưa hoàn thiện. Quản lí nhà nước về lễ hội, băng đĩa hình, karaoke, dịch vị Internet chưa tốt. Tội phạm, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp và vẫn là những vấn đề bức xúc của xã hội đồng thời tác động không nhỏ đến chất lượng NNL. Công tác XHH còn chậm so với tiềm năng và thực tiễn của lĩnh vực văn hóa xã hội.

Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực giải quyết việc làm song đây vấn là một vấn đề còn nhiều bất cập. Thời gian qua Tỉnh chưa có sự chuẩn bị tích cực về giải quyết việc làm cho nông dân sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu đô thị mới đặc biệt là đối với lao động lớn tuổi, trình độ văn hóa thấp. Vẫn còn một số các xã, phường chưa quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động.

Nguồn lực huy động thực hiện các chương trình, đề án phát triển NNL còn hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra nhất là kinh phí đầu tư trực tiếp. Hàng năm kinh phí nhà nước đầu tư để thực hiện còn ở mức thấp. Trong khi đó, có một số huyện chưa chủ động, tích cực huy động nguồn lực tại chỗ, chưa có cơ chế hiệu quả để huy động sự tham gia, đóng góp tích cực của cộng đồng, các doanh nghiệp... vào công tác phát triển NNL.

Một số cơ chế, chính sách đặc biệt là các biện pháp thu hút những lao động có chất lượng, trình độ cao về làm việc tại Tỉnh chưa được thực sự quan tâm. Chính vì vậy, hàng năm có một số lượng không nhỏ những lao động ở địa phương sau khi đi học ở các trình độ đã không trở về quê hương làm việc. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng NNL.

Công tác theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình chưa được tổ chức một cách hợp lí, có hệ thống và đồng bộ; công tác sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm chưa thường xuyên; hoạt động sơ kết, tổng kết chủ yếu dựa vào báo cáo của các ngành và các địa phương.

116

Trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển NNL, công tác lãnh đạo còn chưa thực sự gắn với việc kiểm tra. Chính vì vậy vẫn đề tồn tại những hạn chế, yếu kém và những tiêu cực như chạy theo thành tích trong giáo dục, chất lượng của những cơ sở đào tạo còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu...

Mặc dù Đảng bộ Tỉnh có sự chỉ đạo đồng bộ song ở các cấp cơ sở các thành viên Ban chỉ đạo phát triển NNL còn chưa đi sâu, chưa nắm bát được nhu cầu của thực tiến chính vì vậy công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền vẫn còn nhiều hạn chế.

Việc phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong phát triển NNL còn chưa hợp lí, chặt chẽ. Sự lồng ghép chương trình còn lỏng lẻo chưa triệt để nên hiệu quả các chương trình có những mặt chưa cao và chưa thực sự vững chắc.

Những kết quả đạt được và những tồn tại trong lãnh đạo công tác phát triển NNL sẽ là những bài học kinh nghiệm thiết thực trong những năm tiếp theo nhằm từng bước hoàn thiện khả năng chỉ đạo, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển NNL, đóng góp quyết định vào sự phát triển KTXH của Tỉnh.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực tu nam 1997 den nam 2009 (Trang 114 - 117)