Đảng bộ tỉnh Hải Dương chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực tu nam 1997 den nam 2009 (Trang 60 - 110)

Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ phát triển NNL

Tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng và năng lực quản lí của hệ thống chính quyền các cấp

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng với ý nghĩa sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quan trọng quyết định cho mọi thắng lợi, Đảng bộ tỉnh Hải Dương luôn xác định đây là một nhiệm vụ then chốt, được chú trọng thường xuyên và toàn diện.

Trong những năm 2001 - 2009, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng,

60

chỉnh đốn Đảng; thường xuyên củng cố hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, xây dựng Đảng bộ Hải Dương trong sạch vững mạnh. Hiện năm 2009, Đảng bộ tỉnh Hải Dương có trên 90 ngàn đảng viên, trên 4.000 chi bộ thuộc gần 800 chi bộ, đảng bộ cơ sở ở 16 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy. Hệ thống tổ chức cơ sở Đảng được xây dựng theo đơn vị sản xuất, các cấp ủy xã, phường, thị trấn đã thành lập tổ chức Đảng theo địa bàn dân cư thôn, tổ dân phố phù hợp với cơ chế quản lí mới.

Công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng được chú trọng. Các cấp ủy Đảng tập trung tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống. Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới, Tỉnh ủy đã tổ chức triển khai, quán triệt, xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết. Tỉnh ủy đã quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị. Bình quân mỗi năm có trên 30.000 lượt cán bộ được bồi dưỡng về lý luận chính trị. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy đã tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Tỉnh tham gia các lớp học về lý luận chính trị, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Quy định số 54 - QĐ/TW của Bộ Chính trị về chế độ học tập lý luận trong Đảng.

Công tác tổ chức cán bộ được Đảng bộ tỉnh Hải Dương xác định là khâu then chốt, đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng và ban hành các quy định về đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ; xây dựng đề án luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lí theo Nghị quyết 11 Bộ Chính trị; tập trung lãnh đạo làm tốt công tác quy hoạch cán bộ. Đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, họ vừa là đại diện của dân trong quản lí nhà nước ở địa phương, vừa là người trực tiếp tổ chức nhân dân thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng. Trong công tác phát triển NNL, các cán bộ, đảng viên chính là những người trực tiếp triển khai các đề án nên các đề án phát triển NNL có

61

đạt được kết quả hay không phụ thuộc nhiều vào năng lực tổ chức cũng như trình độ chuyên môn của họ. Vì vậy trong những năm 2001 - 2009 công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhất là cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn được các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo. Số cán bộ lãnh đạo quản lí trong Tỉnh có trình độ chuyên môn trên đại học là 0,76%, trình độ đại học là 56,5% vào năm 2001, tỷ lệ này tăng lên 3,5% và 82% vào năm 2008. Cán bộ chủ chốt đương chức và dự nguồn của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã hầu hết đều có trình độ đại học chuyên môn và trình độ cử nhân, cao cấp chính trị. Cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn hầu hết có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên [5, tr.370].

Những thành tựu trong công tác nâng cao chất lượng NNL ở Hải Dương là nhờ sự lãnh đạo của Đảng bộ trong việc củng cố các tổ chức cở sở Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực quản lí của chính quyền các cấp. Những năm qua, Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh được nâng lên rõ rệt. Trung bình hàng năm, số cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh đạt gần 80%. Các tổ chức cơ sở Đảng đã chú trọng phát huy vai trò của tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên, thông qua các hoạt động của công cuộc đổi mới; quan tâm đến việc kết nạp đảng viên; tổ chức, bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao trình độ kiến thức cho đội ngũ đảng viên về các mặt chính trị, tư tưởng, học vấn chuyên môn nghiệp vụ; giữ vững nề nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng. Trong 5 năm (2001 - 2005) đã kết nạp 13.632 đảng viên, từ năm 2006 đến 2009 trung bình mỗi năm kết nạp thêm gần 3000 đảng viên. Tỷ lệ đảng viên trẻ, nữ, trí thức tăng. Chất lượng đảng viên cũng được nâng lên đáng kể. Số đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ mỗi năm đạt trên 70% [5, tr.369].

Như vậy, Tỉnh ủy Hải Dương và các cấp ủy Đảng thường xuyên coi trọng công tác xây dựng Đảng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; coi đây là nhiệm vụ then chốt nên đã nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến

62

đấu của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên. Đảng bộ tỉnh Hải Dương được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Bên cạnh việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực quản lí của hệ thống chính quyền các cấp cũng là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết của Đảng bộ và nhân dân Hải Dương để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra trong đó có mục tiêu phát triển NNL. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải Dương, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, các cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân các cấp được kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lí và điều hành. Ủy ban Nhân dân các cấp đã từng bước đổi mới phương thức quản lí, điều hành tập trung, kiên quyết, có trọng tâm, trọng điểm làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo nhiều lĩnh vực có hiệu quả, kịp thời trọng đó có lĩnh vực phát triển NNL.

Trong nhiệm vụ phát triển NNL, để nâng cao năng lực quản lí của hệ thống chính quyền các cấp, Ủy ban Nhân dân Tỉnh đã quán triệt sâu rộng cho cán bộ, đảng viên các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy về phát triển NNL; cụ thể hóa thành chương trình và kế hoạch hành động. Bên cạnh đó Ủy ban Nhân dân Tỉnh còn ban hành nhiều quyết định thực hiện nhiệm vụ phát triển NNL như Quyết định 358/QĐ - UB ngày 4/2/2002 về thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài giai đoạn 200 - 2005; Quyết định 6290/2005/QĐ - UB ngày 23/12/2008 về quy định xét tặng giải thưởng khoa học và công nghệ... Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng NNL, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể về phát triển NNL, đồng thời thành lập ban chỉ đạo chương trình “Nâng cao chất lượng NNL” (2001 - 2005) và Chương trình “Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng NNL” (2006 - 2010). Ban chỉ đạo cấp tỉnh được thành lập bao gồm 15 thành viên do đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh làm trưởng ban có trách nhiệm tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền tổ chức triển khai thực hiện công tác phát triển NNL. Để thực

63

hiện được các mục tiêu của chương trình, ngay sau khi chương trình nâng cao chất lượng NNL được phê duyệt, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo 12 huyện, thành phố xây dựng các đề án: giải quyết việc làm, cho vay vốn giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề... Đối với các xã, phường, thị trấn đã chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm địa phương và đưa ra các mục tiêu phấn đấu thực hiện.

Tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng và năng lực quản lí của hệ thống chính quyền các cấp trở thành một nhân tố quan trọng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển NNL nói riêng và nhiệm vụ phát triển KTXH nói chung.

Đảng bộ tỉnh Hải Dương phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị trong Tỉnh cũng phát huy vai trò tích cực trong công tác phát triển NNL thông qua công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên thực hiện chủ trương nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, quan tâm đầu tư cho giáo dục đào tạo.

Mặt trận Tổ quốc Tỉnh

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KTXH của Tỉnh đề ra hàng năm, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII, XIV về nhiệm vụ phát triển NNL, trong những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong Tỉnh đã có nhiều cố gắng thực hiện có hiệu quả chương trình nâng cao chất lượng NNL. Với vai trò là trung tâm đoàn kết, là nòng cốt của mọi hoạt động, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã chủ động và thường xuyên phối hợp với các ban ngành, các tổ chức đoàn thể trong Tỉnh thực hiện tốt các cuộc vận động như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tổ chức, vận động nhân

64

dân và giám sát có hiệu quả các hoạt động XHH giáo dục; xây dựng “gia đình khuyến học”, “dòng họ khuyến học”. Tính đến năm 2008, toàn Tỉnh đã có 2.830 dòng họ khuyến học, 40.785 gia đình hiếu học. Các cuộc vận động này đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, tinh thần ham học trong các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KTXH của Tỉnh trong đó có mục tiêu phát triển NNL đưa “tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 18,1% năm 2000 lên 26,6% năm 2005 (mục tiêu là 25%)” [5, tr.354]. Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Tỉnh đạt gần 40% [72, tr.6].

Mặt trận và các đoàn thể quần chúng đã vận động nhân dân thực hiện đòan kết, giúp đỡ nhau vốn để phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm và giúp cho người nghèo bằng nhiều hình thức như nguồn quỹ gia tộc, dòng họ, người cao tuổi... Mặt trận các cấp còn đứng ra thế chấp vay vốn với tổng số vốn trên 800 triệu đồng mỗi năm trong giai đoạn 2001 - 2005, giải quyết và thu hút được hàng nghìn lao động có việc làm.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh, Mặt trận các cấp đã vận động nhân dân tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch phổ cập giáo dục, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt học tập, đẩy mạnh XHH giáo dục. Mặt trận đã giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường và vận động 100% các xã, phường, thị trấn và khu dân cư xây dựng quỹ khuyến học đạt trên 7 tỷ đồng; vận động ủng hộ được trên 1,54 tỷ đồng để tham gia xây dựng trường học, giúp đỡ các nhà giáo và trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh giỏi.

Bên cạnh đó, Mặt trận các cấp còn tham gia phối hợp với Sở Y tế tổ chức các hoạt động như Chương trình “Nối vòng tay lớn” vì sức khỏe người nghèo từ tháng 2 năm 2004 mang lại những hiệu quả thiết thực góp phần chăm sóc sức khỏe cho người nghèo.

65

Như vậy, được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp sâu sát của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, sự phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi của các ban, ngành, các tỏ chức đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương đã có những đóng góp thiết thực vào công tác phát triển NNL của Tỉnh.

Hội Liên hiệp phụ nữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với lực lượng lao động nữ chiếm trên 70% lao động toàn Tỉnh, hoạt động chủ yếu trong các lãnh vực nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giáo dục, y tế... phụ nữ Hải Dương đã có những đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển KTXH nói chung cũng như công tác phát triển NNL của Tỉnh nói riêng.

Trong những năm 2001 - 2009, Hội Liên hiệp phụ nữ Tỉnh không xây dựng chương trình cụ thể nhưng đã đưa chương trình nâng cao chất lượng NNL vào chương trình công tác toàn khóa (2001 - 2005 và 2006 - 2010) và xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Hội; đưa việc triển khai thực hiện chương trình vào các chỉ tiêu, nội dung đánh giá công tác thi đua, khen thưởng, đồng thời phân công rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân phụ trách.

Trong lĩnh vực kinh tế, phụ nữ ở từng địa phương đã vượt tích cực học tập, áp dụng các tiến bộ KHKT phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ, phụ nữ đã góp phần khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống của địa phương như nghề thêu ren ở Tứ Kỳ, mây tre đan ở Nam Sách, Chí Linh... Trong những năm qua, Tỉnh hội đã triển khai sâu rộng phong trào thi đua

“Lao động giỏi”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” thu hút hàng nghìn nữ công nhân ở tất cả các cơ quan, doanh nghiệp... trong toàn Tỉnh tham gia. Trong thời gian 2001 - 2009, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh còn tổ chức thực hiện nhiều dự án như: dự án “hỗ trợ hoạt động kinh tế của phụ nữ” do Canada tài trợ; dự án “Đào tạo kiến thức cho nữ doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ” do Hà Lan tài trợ. Dự án đã mang lại những điều kiện thuận lợi để hội viên phát triển kinh tế

66

gia đình, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận với những kiến thức trong kinh doanh và nâng cao trình độ tay nghề tại các doanh nghiệp.

Hội Liên hiệp phụ nữ Tỉnh đã kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong Tỉnh làm tốt công tác khuyến học; tạo điều kiện cho hội viên vay vốn đầu tư học tập cho con em, phát triển kinh tế gia đình. Năm 2001, số vốn vay xóa đói giảm nghèo là 135 tỷ đồng cho 47.073 hội viên; năm 2003, số tiền tăng lên 259,335 tỷ đồng cho 78.638 hội viên. Bên cạnh đó các phong trào “ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” cũng được triển khai đến từng cấp hội, đóng góp số tiền hàng nghìn tỷ đồng cho hội viên nghèo phát triển kinh tế và tạo điều kiện cho con cái học tập.

Các phong trào thi đua như “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” được triển khai đến từng hội viên đã góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng NNL.

Để cải thiện đời sống tinh thần và thể lực cho số đông phụ nữ địa phương, Hội đã tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT quần chúng, góp phần tạo nên phong trào mạnh mẽ ở khắp nơi trong Tỉnh. Hội còn phối hợp với Sở Y tế tổ chức khám chữa bệnh định kì hàng năm cho hội viên ở tất cả các địa phương trong toàn Tỉnh. Trong 5 năm 2001 - 2005 đã tổ chức khám bệnh tập trung đến từng xã cho trên 10 triệu lượt hội viên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS... Đặc biệt, Tỉnh hội đã triển khai dự án F67 do UNICEF tài trợ với hai nội dung: chăm sóc sức khỏe và hoạt động tín dụng tiết kiệm. Các chương trình trọng tâm được Tỉnh hội triển khai rộng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực tu nam 1997 den nam 2009 (Trang 60 - 110)