Chủ trương của phát triển nguồn nhân lực của Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực tu nam 1997 den nam 2009 (Trang 29 - 31)

sản Việt Nam

Phát triển NNL là một vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của tất cả các quốc gia, các dân tộc. Thực tế lịch sử đã chỉ ra rằng quốc gia nào quan tâm, chăm lo phát triển, sử dụng hợp lí và có hiệu quả NNL thì tất sẽ dẫn đến thành công.

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước luôn nhận thức và khẳng định tầm quan trọng của vấn đề phát triển NNL trong mọi giai đoạn lịch sử.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập và rèn luyện Đảng đã luôn nhắc nhở, căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [38, tr.56] và “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa” [38, tr.222]. Khi đề cập đến con người với tư cách là “vốn quý nhất”, là lực lượng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Người không chỉ nói đến trí tuệ, tài năng, sức khỏe của con người mà còn nói đến nhiều yếu tố khác trong đó có những giá trị xã hội được kết tinh trong bản thân từng người thông qua hoạt động thực tiễn và cải tạo xã hội. Với quan điểm về sự phát triển con người toàn diện, trong suốt những năm tháng lãnh đạo cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến việc giáo dục và thường xuyên nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kĩ thuật cho mọi người đồng thời ra sức nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

29

Quán triệt quan điểm đó của Đảng và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta một lần nữa khẳng định chủ trương “phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội” [16, tr.13].

Đặc biệt từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII với đường lối tiến hành CNH, HĐH đất nước thì vai trò của phát triển NNL lại càng được nhấn mạnh, Đảng đã khẳng định CNH, HĐH là một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cách mạng con người, vì con người và do con người bởi khi nói về tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội chúng ta phải khẳng định “những ưu việt ấy không ai đưa đến cho chúng ta, cũng không thể tự nhiên mà có. Đó là kết quả của những nỗ lực vượt bậc và bền bỉ của toàn dân ta, với những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng” [17, tr.5-6].

Vì vậy, để đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đưa sự nghiệp cách mạng thành công ở một nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu như nước ta, chúng ta không thể không phát triển con người. Đó là động lực mạnh mẽ nhất. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH” [20, tr.21].

Chăm lo, phát triển nguồn lực con người là một định hướng lớn trong chiến lược phát triển đất nước được đề cập đến trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội VIII, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các phương hướng phát triển trí tuệ, thể chất của con người Việt Nam.

30

Từ năm 1996, Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết về phương hướng, mục tiêu, điều kiện và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII thể hiện rõ quan điểm của Đảng về vấn đề phát triển NNL, tựu trung lại là: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [20, tr.85]; phát triển nguồn lực con người một cách toàn diện về cả trí tuệ, sức khỏe, đạo đức, thái độ...; phát triển NNL phải là sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội bằng nhiều biện pháp trong đó giáo dục và đào tạo là then chốt; mọi kế hoạch xây dựng và phát triển KTXH phải được đặt trong mối quan hệ không thể tách rời với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng Việt Nam, cho xây dựng và phát triển NNL nhiều về số lượng, mạnh về chất lượng.

Những quan điểm, chủ trương trên của Đảng đã được cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng NNL, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng đất nước.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực tu nam 1997 den nam 2009 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)