Đổi mới và phát triển toàn diện nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm phát huy và

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực tu nam 1997 den nam 2009 (Trang 119 - 128)

nhằm phát huy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nhận thức đúng vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo

Giáo dục và đào tạo đóng một vai trò quyết định trong việc gây dựng nguồn lực con người. Để nâng cao chất lượng NNL, giáo dục và đào tạo có một nhiệm vụ quan trọng, là phương tiện cơ bản và hữu hiệu nhất để phát triển trí tuệ, trang bị các tri thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tiềm năng sáng tạo của người lao động. Giáo dục đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến thể lực, trí lực, tâm lực của con người; có tác dụng trực tiếp đến việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Có thể khẳng định rằng, để nâng cao chất lượng NNL phải thông qua giáo dục và đào tạo. Giáo dục đào tạo là con đường, biện pháp trực tiếp để nâng cao chất lượng NNL.

Mở rộng quy mô, đa dạng hóa các hình thức và XHH trong giáo dục đào tạo

Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục đào tạo Hải Dương nhằm thực hiện mục tiêu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của Tỉnh lên 40% vào năm 2010 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV. Mở rộng quy mô với việc tăng số lượng người học thông qua đa dạng hóa các hình thức đào tạo và XHH giáo dục để tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có điều kiện nâng cao dân trí, nhanh chóng nâng cao chất lượng lao động.

119

Để phát triển NNL, giáo dục và đào tạo của Tỉnh cần tập trung làm tốt những nhiệm vụ cụ thể:

Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới các trường học từ bậc mần non đến các cấp phổ thông và dạy nghề để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cư dân và nhu cầu tăng thêm về lực lượng lao động đã qua đào tạo của Tỉnh.

Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả và đa dạng hóa hình thức đào tạo ngành nghề. Đào tạo nghề phải đón trước được nhu cầu sử dụng lao động của các lĩnh vực KTXH của Tỉnh; tránh trùng lắp trong đào tạo nghề bằng cách tạo ra sự liên thông giữa các cơ sở đào tạo nghề trong Tỉnh. Đặc biệt mở rộng việc liên kết với các trường đại học để tạo cơ hội cho những người đang làm việc được học tập để có trình độ cao hơn với các hình thức như chính quy, tại chức, từ xa... Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng dịch chuyển lao động nông nghiệp sang lĩnh vực khác. Phát huy việc truyền nghề trong các làng nghề truyền thống, mở rộng hình thức chuyển giao công nghệ cho nông dân làm tăng chất lượng lao động khu vực nông thôn và nông nghiêp.

Khai thác thế mạnh của Tỉnh với 8 trường Trung ương đóng trên địa bàn Tỉnh để liên kết và trực tiếp đào tạo NNL về một số ngành nghề quan trọng như cơ khí, cơ điện, xây dựng, thương mại - du lịch, y tế...

Tiếp tục đẩy mạnh công tác XHH giáo dục, đào tạo. Khuyến khích các tổ chức cá nhân có vốn đầu tư, có đủ điều kiện theo quy định mở các trường trung học chuyên nghiệp, các trường mần non và phổ thông, các trường dạy nghề dân lập, tư thục...

Nâng cao chất lượng và đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, đào tạo

Chất lượng đào tạo của các trường phải theo sát những tiến bộ về KHKT và sự phát triển về công nghệ nhằm đáp ứng được NNL theo yêu cầu của địa phương, của các cơ sở liên doanh trên địa bàn tỉnh cũng như yêu cầu nguồn lao động xuất khẩu khi mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về lao động.

120

Học sinh cần được nâng cao năng lực thực hành, gắn kiến thức với thực tiễn cuộc sống để khi ra trường thích ứng ngay với xã hội, phát huy tính chủ động và khả năng tự tạo việc làm trong cơ chế thị trường.

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp trong giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều không phát huy được tính chủ động tiếp thu kiến thức và tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học. Phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học nhất là đối với học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp.

Tăng cường việc giáo dục lao động và các kỹ năng về sản xuất trong đời sống xã hội, gắn chặt nhà trường với gia đình và xã hội, xây dựng một môi trường giáo dục thống nhất và đồng bộ. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao... phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục toàn diện. Tổ chức cho học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp tham gia sản xuất, tham gia các đề án, các dịch vụ theo ngành nghề đào tạo để gắn chặt học với hành, rèn luyện tay nghề và có một phần thu nhập. Đặc biệt là sinh viên các trường như Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, Cao đẳng Dược...

Đẩy mạnh việc giáo dục hường nghiệp và dạy nghề đơn giản cho học sinh các trường phổ thông. Củng cố và hoàn thiện về trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thực hành ở 4 trung tâm giáo dục kĩ thuật trung học - Hướng nghiệp - dạy nghề hiện có của Tỉnh để thực hiện được các hoạt động giáo dục có hiệu quả, đồng thời nghiên cứu để thành lập các trung tâm này ở các huyện khác trong Tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động nhất là các huyện thuần nông như Ninh Giang, Tứ Kỳ...

Coi trọng việc phân luồng học sinh sau THCS để thực hiện cơ cấu học sinh vào THPT, Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề một cách hợp lí, phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển KTXH của địa phương. Thực hiện thí

121

điểm việc liên thông giữa các trình độ đào tạo trong các trường chuyên nghiệp để tạo điều kiện cho học sinh đủ điều kiện có thể tiếp tục học ở trình độ cao hơn.

Củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục

Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng nòng cốt, quyết định cho sự phát triển chất lượng giáo dục. Giáo viên không chỉ truyền thụ tri thức mà còn định hướng cả tương lai cho học sinh, chuẩn bị cho thế hệ trẻ về mọi mặt để họ có thể trở thành người công dân có ích cho xã hội, người “vừa hồng vừa chuyên”, làm chủ sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Xuất phát từ vị trí hàng đầu và vai trò quan trọng trong sự phát triển giáo dục và đào tạo nên Hải Dương phải xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp. Những năm qua, đội ngũ giáo viên và người làm công tác quản lí giáo dục ở Hải Dương còn nhiều bất cập so với trọng trách của mình, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là giải pháp quan trọng nhất, bức bách nhất để phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng NNL đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH của Tỉnh.

Trước hết cần tập trung đầu tư và hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, diện tích khuôn viên, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên của trường Cao đẳng Sư phạm Tỉnh để thực sự là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các ngành học, cấp học đồng thời là một cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục của Tỉnh.

Xây dựng quy hoạch đào tạo hợp lí đội ngũ giáo viên để đáp tốt hơn ứng yêu cầu việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đã bắt đầu thực hiện từ năm học 2002 - 2003, chú ý xu hướng học sinh các cấp giảm dần và tăng cường đào tạo các bộ môn hiện còn thiếu nhiều như âm nhạc, mỹ thuật, kỹ thuật, tin học...

122

Tăng cường việc bồi dưỡng để đạt chuẩn cho một bộ phận giáo viên trong đó tập trung vào ngành học mần non để đạt mục tiêu đề ra. Tổ chức hình thức học tập, bồi dưỡng tại huyện để giảm bớt khó khăn và tạo điều kiện cho giáo viên đi học. Tiếp tục cử đi học bồi dưỡng trình độ trên chuẩn, tập trung ưu tiên những đối tượng cán bộ quản lí, chỉ đạo chuyên môn ở Sở, Phòng giáo dục, các giáo viên cốt cán ở các trường trong Tỉnh.

Trong thời gian tới Tỉnh cũng cần xây dựng, hoàn thiện những quy định cụ thể về bổ nhiệm, đánh giá đội ngũ cán bộ, giáo viên, thực hiện tốt việc dân chủ hóa trong các hoạt động của nhà trường. Xử lí kịp thời và nghiêm túc những giáo viên vi phạm về phẩm chất đạo đức, quy chế chuyên môn và có những biểu hiện tiêu cực trong công tác ảnh hưởng đến uy tín của nhà giáo.

Đối với đội ngũ giáo viên và giảng viên, bồi dưỡng và đào tạo phải đảm bảo trang bị cho họ một lượng tri thức tương đối rộng về nhiều lĩnh vực, học sâu một chuyên ngành để từ đó có một vốn kiến thức nhất định phục vụ cho công tác giảng dạy, chuyên môn. Cùng với đó, đào tạo giáo viên, giảng viên phải chú trọng đến việc huấn luyện về phương pháp sư phạm, kỹ năng dạy học; bồi dưỡng năng lực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, rèn luyện đạo đức, nhân cách sư phạm của một người thầy.

Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí giáo dục và đào tạo phải chú ý trang bị cho họ những kiến thức vững vàng về khoa học quản lí, khoa học giáo dục, tâm lí giáo dục... đồng thời hình thành khả năng nhạy bén nắm bắt thời cuộc để chủ động đề ra những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường đầu tư cho giáo dục

Vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của giáo dục đào tạo Hải Dương là việc huy động các nguồn lực. Trước hết tăng tỷ trọng ngân sách đầu tư cho giáo dục, đào tạo, tập trung kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng một

123

số trường trọng điểm của Tỉnh. Huy động nhiều nguồn kinh phí đầu tư để tạo chuyển biến cơ bản về cơ sở vật chất và cảnh quan của các trường phổ thông, tập trung xây dựng những phòng học kiên cố cao tầng và tăng cường thêm trang thiết bị dạy học tạo môi trường học tập thuận lợi cho học sinh.

Bên cạnh đó cần đẩy nhanh tốc độ đầu tư theo đề án để hoàn thiện cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học của Trường công nhân kĩ thuật và Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Tỉnh để triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề có thể lập các cơ sở sản xuất và dịch vụ khoa học phù hợp với ngành nghề đào tạo để ứng dụng kiến thức vào thực tiễn và tạo thêm nguồn kinh phí cho hoạt động của nhà trường.

Đổi mới công tác quản lí giáo dục, đào tạo

Quản lí giáo dục và đào tạo là công tác tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo bao gồm những nội dung: chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách phát triển giáo dục; tổ chức và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nội dung, kế hoạch, chương trình đào tạo, về quy chế thi cử và cấp văn bằng... công tác quản lí giáo dục và đào tạo là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Ở Hải Dương trong những năm qua, công tác quản lí giáo dục đã có những chuyển biến tích cực, tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ mẽ sự nghiệp giáo dục đào tạo của Tỉnh phát triển. Tuy nhiên cùng với những thành công, công tác quản lí giáo dục vẫn còn những bất cập. Để thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo, phát triển NNL hiện nay và trong thời gian tới công tác quản lí giáo dục và đào tạo của Tỉnh cần tiếp tục được đổi mới.

Kiện toàn bộ máy quản lí ngành từ Sở tới các Phòng giáo dục đủ sức hoàn thành các chức năng nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung làm tốt

124

chức năng quản lí nhà nước cả về giáo dục và đào tạo theo quy định của Luật giáo dục.

Tăng cường các biện pháp quản lí và công tác thanh tra giáo dục để ngăn chặn và đẩy lùi, xử lí nghiêm những hiện tượng tiêu cực trong ngành, nhanh chóng lập lại kỷ cương nề nếp trong trường học. Trước mắt cần tập trung dứt điểm tình trạng dạy thêm tràn lan, thu góp tiền không đúng quy định ở một số trường nhất là trên địa bàn thành phố, thị trấn.

Tăng cường sự chỉ đạo và quản lí về chuyên môn nghiệp vụ của Sở giáo dục- đào tạo đối với các lớp đại học tại chức để đảm bảo chất lượng và hiệu quả thiết thực. Thực hiện việc điều chỉnh nhiệm vụ đào tạo tại chức hợp lí giữa các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của Tỉnh với Trung tâm GDTX Tỉnh để tránh chồng chéo nhằm quản lí chặt chẽ về chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao chất lượng đào tạo.

Các Sở, ngành kết hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục Đào tạo thực hiện đúng chức năng quản lí nhà nước đối với các trường Trung ương trên địa bàn Tỉnh nhằm phát huy khả năng của các trường này tham gia tích cực, có hiệu quả vào việc đào tạo NNL cho Tỉnh.

Đổi mới công tác quản lí giáo dục và đào tạo phải tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Tổ chức Đảng phải là hạt nhân lãnh đạo trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục. tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong giáo dục là để đẩy lùi tình trạng tiêu cực, “thương mại hóa”, suy thoái đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trong giáo dục.

3.2.3. Hình thành môi trường xã hội thuận lợi để khai thác hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực

Vai trò NNL chỉ được phát huy khi hội tụ đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển đất nước. Những năng lực ấy chỉ có thể được hình thành khi con người sống trong một môi trường thuận lợi bởi tổng thể các yếu tố như kinh tế, chính trị,

125

pháp luật, tâm lí, đạo đức... Những yếu tố đó có khả năng kích thích tính tích cực sáng tạo và khai thác có hiệu quả các giá trị truyền thống và hiện đại của con người. Để khai thác và sử dụng hiệu quả NNL, Hải Dương cần chú trọng những giải pháp cụ thể:

Tạo không khí dân chủ và công bằng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là động lực mạnh mẽ kích thích tính tích cực và năng lực sáng tạo của con người, đặc biệt là các hoạt động sáng tạo và đòi hỏi trình độ sáng tạo cao. Trước hết phải thực hiện dân chủ trong kinh tế nhằm giải phóng năng lực sản xuất, kích thích tính năng động và tự chủ của người lao động. Điều này được thực hiện thông qua việc áp dụng những chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn, vừa phù hợp với khả năng thực tế của xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Trong điều kiện hiện nay của Tỉnh Hải Dương, để tạo ra tâm lí an tâm, phấn khởi, tích cực của người lao động cần quan tâm đáp ứng nhu cầu chính đáng của số đông người lao động. Đó là nhu cầu về việc làm, thu nhập cao, công bằng xã hội, dân chủ, nâng cao sự hiểu biết... Ngoài ra, để phát huy năng lực của con người cần mở rộng dân chủ

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực tu nam 1997 den nam 2009 (Trang 119 - 128)