Dạng thức nghiên cứu: Thực nghiệm hay suy diễn

Một phần của tài liệu Khủng hoảng thương hiệu dưới tác động khuếch tán của truyền thông đại chúng và mạng xã hội trường hợp malaysia airlines và tân hiệp phát (Trang 42 - 43)

8. Kết cấu đề tài

3.1.1.Dạng thức nghiên cứu: Thực nghiệm hay suy diễn

Dạng thức nghiên cứu giúp định hướng việc thu thập và sử dụng thông tin, từ đó cho phép tác giả đưa ra được những kết quả mang tính thực tiễn và hợp lý hơn. Theo định nghĩa của Guba và Lincoln (2004), dạng thức nghiên cứu được hiểu là những quy tắc cơ bản giúp định hướng cho người nghiên cứu trong suốt quá trình nghiên cứu. Nói cách khác, dạng thức nghiên cứu chính là nền tảng của phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu được lựa chọn cho đề tài.

Hai dạng thức nghiên cứu chính hiện nay là nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu suy diễn. Trong đó, nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến các lĩnh vực khoa học và mục tiêu chính đặt ra là hình thành được những kết quả có tính tổng quát và đo lường được. Nghiên cứu thực nghiệm chú trọng việc quan sát và chứng minh, nhằm từ đó xây dựng được lý thuyết và quy luật dự báo và kiểm soát một sự kiện nào đó. Ngược lại, đối với dạng nghiên cứu suy diễn, mục tiêu trọng tâm là hiểu biết về quan điểm và hành vi của chủ thể nghiên cứu. Quy luật và lý thuyết được đưa ra theo nghiên cứu suy diễn thường được đúc kết từ những cảm nhận chung nhất của mọi người.

Ở đây, đối với đề tài nghiên cứu “Khủng hoảng thương hiệu dưới tác động khuếch tán của truyền thông đại chúng và mạng xã hội – Trường hợp Malaysia Airlines và Tân Hiệp Phát”, tác giả nhận thấy dạng thức nghiên cứu suy diễn là phù hợp. Bài nghiên cứu nhằm khám phá tác động của truyền thông và mạng xã hội trong bối cảnh khủng hoảng. Có thể nhận thấy truyền thông và mạng xã hội là nơi thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, lý luận và hành vi của các cá nhân. Do đó, lựa chọn nghiên cứu thực nghiệm là không phù hợp.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng thương hiệu dưới tác động khuếch tán của truyền thông đại chúng và mạng xã hội trường hợp malaysia airlines và tân hiệp phát (Trang 42 - 43)