Những tồn tại và nguyên nhân từ kết quả phân tích

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng số 10 idico (Trang 87)

II. PHẦN CÂU HỎI:

4.4.2.2 Những tồn tại và nguyên nhân từ kết quả phân tích

- Nguồn vốn của công ty có xu hƣớng ngày càng hạn hẹp. Do đặc điểm của ngành xây dựng biến động nhanh, các công trình luôn đòi hỏi phải ứng dụng kỹ thuật cao, đòi hỏi công ty phải đầu tƣ trang thiết bị hiện đại nhƣng nguồn vốn lại không theo kịp nhu cầu. Bên cạnh đó, công trình xây dựng có những hoạt động thƣờng xuyên sử dụng số vốn khá lớn và lâu thu hổi so với một số ngành nghề khác, nên việc suy giảm vốn đầu tƣ là điều không khả quan mấy đối với công ty.

- Trong những năm gần đây, doanh thu của công ty biến động thất thƣờng. Tăng, giảm không ổn định sẽ làm tình hình kinh doanh trở nên bất ổn và bấp bênh hơn trong kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình khó khăn chung của khối ngành xây dựng nên khiến việc kinh doanh của công ty gặp nhiều trở ngại.

- Công ty do Nhà nƣớc nắm quyền quản lý với 94,45% vốn điều lệ nhƣng trong những năm qua, Nhà nƣớc chƣa thực sự quan tâm đúng mực và chƣa cấp thêm vốn để công ty hoạt động. Nên tình hình tài sản lƣu động đang dần bị thu hẹp qua từng năm, khiến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động bị giảm sút.

88

CHƢƠNG 5

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ

XÂY DỰNG SỐ 10 – IDICO 5.1 GIẢI PHÁP VỀ KẾ TOÁN

- Công ty nên chú ý phân bổ lại các bộ phận kế toán, nếu có thể lập một bộ phận kế toán quản trị riêng sẽ giúp rất nhiều trong công tác quản lý chặt chẽ chi phí hơn. Việc này sẽ giúp xác định đâu là các khoản chi phí hợp lý để từ đó tính toán chính xác hơn cho việc định giá hàng bán, xác định doanh thu và lợi nhuận.

- Công ty nên tuân theo chế độ kế toán và lập đúng số liên chứng từ để tiện cho việc theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lƣu chuyển chứng từ minh bạch hơn.

- Bên cạnh đó, công ty có thể bổ sung các chứng từ, giấy tờ liên quan để chứng minh việc phát sinh các nghiệp vụ hoàn nhập nguyên vật liệu tại công ty. Điều này giúp tránh đƣợc nguy cơ thất thoát nguyên vật liệu cho công ty.

- Về hình thức các loại sổ sách thì công ty nên tuân thủ đúng theo các mẫu sổ đƣợc quy định theo chế độ kế toán hiện hành.

5.2 GIẢI PHÁP KINH DOANH

- Do đặc điểm kinh doanh của xây dựng, việc thiếu hụt vốn là một trong những khó khăn lớn mà công ty cần giải quyết. Nên ngoài việc vay ngân hàng để bổ sung vốn xoay sở cho các hoạt động công trình, công ty có thể sử dụng giải pháp quản lý nợ phải thu khách hàng:

+ Bố trí thêm nhân sự theo dõi khoản phải thu chặt chẽ nhằm đảm bảo các khoản nợ đƣợc thu đúng hạn, thực hiện các thông báo nhắc nhở khách hàng khi đến hạn thanh toán, không quên kèm theo thƣ cảm ơn vì đã lựa chọn công ty.

+ Cần tìm hiểu và đánh giá khả năng tài chính của khách hàng để có cái nhìn khách quan về khả năng kinh doanh và thanh toán của khách hàng.

+ Tăng cƣờng công tác thu hồi nợ: bộ phận kế toán có trách nhiệm theo dõi khoản phải thu và đôn đốc, ghi nhận thời gian thanh toán của khách hàng. Đồng thời, cần kết hợp với bộ phận kinh doanh trong việc thông báo và xác nhận thời hạn trả nợ. Khi khách hàng chậm thanh toán, công ty có thể tìm hiểu nguyên nhân và sẵn sàng giúp đỡ khách hàng nhằm tạo quan hệ lâu dài với khách hàng.

89

+ Đánh giá quản lý nợ phải thu: thƣờng xuyên thực hiện công tác đánh giá quản trị các khoản phải thu qua các chỉ tiêu nhƣ: vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân và đối với các chỉ tiêu trung bình ngành để có cái nhìn tổng quan, chính xác.

- Công ty nên có những kế hoạch chiến lƣợc kinh doanh dài hạn để không bị thất bại trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế hiện nay. Tăng cƣờng tìm kiếm đối tác mới và bên cạnh đó phải kiểm soát doanh thu chi phí hợp lý.

- Các cách kiểm soát doanh thu nhƣ: đối với các công trình đã đƣợc giao, công ty cần tích cực hoàn thành đúng tiến độ, hạn chế đến mức thấp nhất các khoản làm giảm doanh thu.

- Áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất nhƣ đầu tƣ vào các trạm trung chuyển nguyên vật liệu, các thiết bị xây dựng hiện đại, từ đó rút ngắn đƣợc chu kỳ sản xuất và thời gian hoàn thành công trình.

- Công ty cần tìm hiểu công nghệ tiên tiến nhằm tạo sự khác biệt trong sản phẩm xây lắp để nâng cao sức cạnh tranh, tổ chức tốt các quy trình công nghệ. Cố gắng kiểm soát chi phí, không cắt giảm các khoản thu nhập của công nhân vì nguồn nhân lực là rất quan trọng trong ngành xây dựng, nhận thức rõ tầm quan trọng của những lao động có chuyên môn, tay nghề cao. Nếu công ty có đƣợc nguồn nhân lực tốt, các sản phẩm xây dựng, sữa chữa tiên tiến góp phần nâng cao uy tín của công ty, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình, tăng doanh thu.

- Nâng cao hơn nữa về chuyên môn cho bộ phận tiếp thị dự thầu, nghiên cứu tìm hiểu thị trƣờng, tìm nguồn nguyên vật liệu giá cả hợp lí nhƣng vẫn đạt chất lƣợng tốt để ký hợp đồng với nhà cung cấp nhằm ổn định giá cả, giảm giá thành trong xây dựng. Từ đó có thể nâng cao năng lực đấu thầu của công ty vì có thể đƣa ra giá thầu thấp hơn nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng.

- Công ty cần chú trọng hơn việc đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ công nhân viên nhất là trong lĩnh vực tƣ vấn, thiết kế, giám sát công trình vì đây là một thị trƣờng tiềm năng và có thể đem về nguồn doanh thu đáng kể.

- Về vấn đề giá vốn: giá vốn chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của thị trƣờng nên việc kiểm soát giá là điều hết sức khó khăn, công ty cần có những giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng khó khăn về giá vốn.

- Hoạt động xây dựng của công ty ít chịu ảnh hƣởng bởi giá cả nguyên vật liệu nhập ngoại, nguồn nguyên liệu sử dụng tại chỗ, trong nƣớc nên công

90

ty có thể ký hợp đồng bình ổn giá cả nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy và có địa điểm thuận tiện để ký hợp đồng giúp tiết kiệm đƣợc phần chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó, cần cải tiến công tác bảo quản nguyên vật liệu vì các sản phẩm của xây lắp luôn chịu ảnh hƣởng của thời tiết. Công ty cần theo dõi tình hình xuất vật tƣ hằng ngày nhằm giảm thiểu sự mất mát và khi có sai sót cũng dễ dàng xử lý.

- Về vấn đề hàng tồn kho: đối với ngành xây dựng thì nguyên vật liệu tồn kho là yếu tố quan trọng của công ty và luôn trong giá trị lớn nên cần có những chính sách thích hợp để xác lập mức dự trữ nguyên vật liệu một cách hợp lý, chú ý tình trạng tăng giảm lƣợng tồn kho từng tháng, từng quý để duy trì nguyên vật liệu tồn kho thích hợp đảm bảo không thiếu hụt nguyên vật liệu ảnh hƣởng đến uy tín của công ty, đồng thời không làm tăng quá mức chi phí tồn trữ.

- Về vấn đề chi phí quản lý: công ty cũng cần xây dựng các định mức về chi phí điện nƣớc, chi phí tiếp khách, chi phí điện thoại… nâng cao ý thức tiết kiệm, tránh sử dụng lãng phí tài sản của công ty.

- Cần đầu tƣ cho bộ phận kế toán quản trị nhằm xây dựng kế hoạch chi phí cụ thể, quản lý chặt chẽ tình hình thực hiện chi phí theo kế hoạch, những chi phí nào vƣợt kế hoạch phải có sự xem xét, chấp thuận của cấp lãnh đạo.

- Tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị hiện có để đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng, rút ngắn thời gian hoàn thành.

- Quản lý tốt tài sản, trang thiết bị văn phòng nhằm giảm chi phí sửa chữa, mua sắm.

- Sắp xếp lại bộ máy quản lý cho phù hợp với tình hình hiện tại, phân công đúng ngƣời đúng việc, nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực của cán bộ công nhân viên.

91

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu tại công ty, ta thấy thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty khá chặt chẽ và hợp lý, phù hợp với loại hình và quy mô của công ty. Ngoài ra công ty còn có hệ thống sổ sách rõ ràng, dễ hiểu. Quá trình hạch toán sản phẩm tiêu thụ của công ty đƣợc hạch toán tƣơng đối tốt, linh hoạt, ghi chép các nghiệp vụ đầy đủ, dễ dàng hạch toán và xác định kết quả kinh doanh cho từng quý, và từng năm để dễ dàng so sánh và giúp công ty có thể đƣa ra biện pháp đúng đắn để nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty.

Đồng thời ta nhận thấy phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một công việc rất quan trọng của nhà quản trị. Thông qua thực tiễn kiểm nghiệm, phân tích và đánh giá để tìm ra nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của công ty, từ đó mới có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa.

Với một số giải pháp rút ra từ thực trạng hiện nay của công ty mong sẽ góp đƣợc phần nào trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại công ty.

6.2 KIẾN NGHỊ

- Nhà nƣớc cần thƣờng xuyên kiểm tra nhằm kịp thời xử lý mọi hành vi đầu cơ tích trữ, gian lận tạo đƣợc sự cạnh tranh công bằng giữa các công ty trong ngành. Có chính sách hỗ trợ về vốn cho công ty trong tình trạng khó khăn nhƣ hiện nay, công ty rất cần nguồn vốn để xoay sở và tháo gở khó khăn. - Cơ quan nhà nƣớc, ngân hàng có những thông tin kịp thời và chính xác, các giải pháp điều hành kinh tế đƣợc tiến hành đồng bộ, cân nhắc kỹ những hiệu ứng có thể phát sinh khi thực hiện, có lộ trình thực hiện hợp lý giúp các công ty không bị lúng túng khi ra quyết định và lập phƣơng án kinh doanh.

- Đƣa ra chính sách ƣu đãi về lãi suất tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn với chi phí thấp, giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nhằm khuyến khích họ năng nổ hoạt động.

- Quan tâm hơn nữa công tác điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trƣờng, đề ra các biện pháp tích cực nhằm kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả hàng hóa trong nƣớc giúp các doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh. Xây dựng

92

văn bản pháp luật rõ ràng tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh để mọi công ty đều có cơ hội phát triển phát huy năng lực giúp đất nƣớc phát triển.

- Tăng cƣờng tuần tra hải quan, đƣờng biên giới nhằm ngăn chặn hàng nhập lậu, trốn thuế ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp trong nƣớc;

- Xây dựng và sửa chữa các tuyến đƣờng giao thông tạo điều kiện cho hàng hóa của các doanh nghiệp lƣu thông đƣợc dễ dàng;

-Tích cực đƣa ra các chính sách khen thƣởng đối với các doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất.

- Chính quyền địa phƣơng và các cơ quan đầu ngành cần thƣờng xuyên tổ chức các buổi gặp mặt, lấy ý kiến nhằm đƣa ra nhiều biện pháp hỗ trợ công việc kinh doanh của các doanh nghiệp, thƣờng xuyên mở các lớp huấn luyện về nghiệp vụ, phổ biến các thông tƣ, quyết định mới của Nhà nƣớc về kế toán đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến vốn bằng tiền và các khoản phải thu.

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Dƣợc, 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. Tp.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê.

2. Phan Đức Dũng, 2006. Kế toán tài chính. Đại học kinh tế Tp.Hồ Chí Minh. 3. Trần Quốc Dũng, 2009. Giáo trình kế toán tài chính. Đại học Cần Thơ. 4. Võ Văn Nhị, 2004. Bài tập và bài giải nguyên lí kế toán và kế toán tài

chính. Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.

5. Võ Văn Nhị, 2009. 261 sơ đồ kế toán doanh nghiệp. Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.

94

PHỤ LỤC 1

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Sau khi phát sinh nghiệp vụ, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ dựa trên các chứng từ liên quan, bộ chứng từ bao gồm:

- Hợp đồng mua bán. - Hóa đơn GTGT.

Kế toán sẽ dùng hóa đơn GTGT làm căn cứ để ghi sổ, sau đó sẽ đính kèm hợp đồng mua bán để lƣu trữ.

Do hoạt động cung cấp bê tông thƣơng phẩm với số lƣợng lớn và ở nhiều khách hàng khác nhau cùng thời điểm, nên công ty chỉ sử dụng một phiếu xuất kho chung cho tổng khối lƣợng bê tông xuất đi, chứ không lập phiếu xuất kho cho từng đơn hàng xuất đi.

Bên cạnh đó, về phía khách hàng, hầu hết các khách hàng đều thanh toán qua ngân hàng và chia thành từng lần thanh toán. Cứ mỗi khi khách hàng thanh toán thì sẽ chuyển số tiền thanh toán vào tài khoản phía công ty . Nên phía công ty không hề lập phiếu thanh toán nào trong quá trình thu tiền từ hoạt động mua bán.

101

PHỤ LỤC 2

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

PHỤ LỤC 3 GIẤY BÁO LÃI

102

PHỤ LỤC 3 GIẤY BÁO LÃI

103

PHỤ LỤC 4 PHIẾU CHI

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng số 10 idico (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)