Sự cần thiết phải phân tích hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng số 10 idico (Trang 37)

II. PHẦN CÂU HỎI:

2.1.2.2 Sự cần thiết phải phân tích hoạt động kinh doanh

Việc phân tích hoạt động kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh không cần thiết đối với các nhà quản trị trong doanh nghiệp mà nó có ý nghĩa đối với các đối tƣợng bên ngoài nhƣ các cổ đông, nhà đầu tƣ, cụ thể:

- Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ để phát hiện khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà nó còn là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý kinh doanh. Bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng tồn tại những khả năng tiềm tàng chƣa phát hiện đƣợc, chỉ thông qua phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới có thể phát hiện đƣợc và khai thác triệt để chúng để hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh còn

38

giúp doanh nghiệp thấy rõ nguyên nhân, nguồn gốc của vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải, các giải pháp thích hợp để cải tiến quản lý.

- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà quản trị nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng nhƣ những hạn chế mà doanh nghiệp đang tồn tại. Từ đó sẽ có cơ sở để xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lƣợc kinh doanh có hiệu quả.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định kinh doanh.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để đề phòng rủi ro.

- Tài liệu phân tích kinh doanh không chỉ cung cấp cho nhà quản trị bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho đối tƣợng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể quyết định quyết định đúng đắn trong hợp tác đầu tƣ, cho vay… với doanh nghiệp nữa hay không.

2.1.2.3 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh

Đối tƣợng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có kế hoạch của đơn vị kinh tế, những nhân tố phát sinh bên trong hoặc bên ngoài đơn vị kinh tế, ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dựa trên kết quả phân tích đó để đƣa ra các quyết định quản trị kịp thời trƣớc mắt, ngắn hạn hoặc xây dựng chiến lƣợc dài hạn.

2.1.2.4 Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh

Phƣơng pháp thay thế liên hoàn: là phƣơng pháp mà các nhân tố lần lƣợt đƣợc thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hƣởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tƣợng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

Phƣơng pháp phân tích các chỉ số tài chính: là phƣơng pháp dựa trên ý nghĩa chuẩn mực của các tỷ số về đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Các tỷ số tài chính đƣợc nhóm thành các nhóm tỷ số đặc trƣng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của công ty nhƣ: tỷ số về khả năng thanh toán, tỷ số về hiệu quả hoạt động sinh lời… sau đó thực hiện so sánh tỷ số năm sau so với năm trƣớc đó. Khi so sánh các tỷ số tài

39

chính của công ty sẽ biết đƣợc xu hƣớng biến động của các tỷ số và kết hợp với tình hình sản xuất kinh doanh sẽ đánh giá đƣợc tình hình tài chính của đơn vị.

Phân tích theo chiều ngang: phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian, việc này sẽ làm nổi bật về lƣợng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát biến động của chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân.

Phân tích theo chiều dọc: báo cáo quy mô của từng khoản mục trên báo cáo đƣợc thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục đƣợc chọn làm gốc với tỷ lệ là 100%. Sử dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đƣa về một điều kiện để so sánh, dễ dàng thấy đƣợc kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm nhƣ thế nào, từ đó khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích theo xu hƣớng: các tỷ số xu hƣớng đã xảy ra từng kỳ này qua kỳ khác và đƣợc dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm. Sử dụng phƣơng pháp so sánh tƣơng đối động thái có kỳ gốc cố định tức là so sánh tình hình tài chính với một kỳ cố định từ đó tìm ra xu hƣớng biến động tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2.1.2.5 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh

Là một công cụ kinh tế không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh mang những nhiệm vụ quan trọng cụ thể:

- Đánh giá thƣờng xuyên và toàn diện quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả đạt đƣợc bằng các chỉ tiêu kinh tế: đó là việc đánh giá và việc kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt đƣợc với các mục tiêu kế hoạch, dự toán định mức…đã đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng trên một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh.

- Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến các kết quả đạt đƣợc và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố: sự biến động của các chỉ tiêu là do ảnh hƣởng của các nhân tố gây nên, do đó ta phải xác định trị số của nhân tố và tìm ra nguyên nhân của các biến động của trị số nhân tố đó.

40

- Phát hiện và đề ra các biện pháp, phƣơng pháp nhằm hạn chế những mặt yếu kém, phát huy những mặt tích cực, khai thác các khả năng còn tiềm tàng: phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung chung, mà cũng không chỉ dừng lại ở chỗ xác định nhân tố và tìm nguyên nhân, mà phải từ cơ sở nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần đƣợc khai thác, và những chỗ còn tồn tại những yếu kém nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu của doanh nghiệp của mình.

- Xây dựng phƣơng án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định: bởi vì nhiệm vụ của phân tích là xem xét, đánh giá, dự đoán kết quả đạt đƣợc trong tƣơng lai để nhận biết tiến độ thực hiện và những nguyên nhân sai lệch xảy ra, ngoài ra còn giúp doanh nghiệp phát hiện ra những rủi ro tiếp theo. Nếu nhƣ kiểm tra và đánh giá đúng đắn, nó có tác dụng giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch và tìm ra các giải pháp trong tƣơng lai.

- Định kỳ, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá trên mọi khía cạnh hoạt động đồng thời căn cứ vào các điều kiện tác động bên ngoài, nhƣ môi trƣờng kinh doanh hiện tại và tƣơng lai để xác định vị trí của doanh nghiệp đang đứng ở đâu và hƣớng đi đâu, các phƣơng án xây dựng chiến lƣợc kinh doanh có còn phù hợp nữa hay không? Nếu không còn phù hợp thì phải thay đổi cho kịp thời.

2.1.2.6 Phân tích doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng và hoạt động tài chính của doanh nghiệp góp phần tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu bao gồm ba loại chính: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu khác. Trong đó:

- Doanh thu xây lắp: là toàn bộ số tiền thu đƣợc từ hoạt động xây lắp các công trình, thiết bị máy móc…

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu nhƣ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán.

- Doanh thu hoạt động tài chính: doanh thu phát sinh từ hoạt động liên doanh, liên kết mang lại, thu tiền gởi ngân hàng, lãi về tiền cho vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu từ việc đầu tƣ trái phiếu, cổ phiếu…

41

- Doanh thu khác: là khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trƣớc đƣợc hoặc có dự tính đến nhƣng ít có khả năng thực hiện, hoặc là các khoản thu không mang tính thƣờng xuyên.

2.1.2.7 Phân tích chi phí

Chi phí nói chung là hao phí thể hiện bằng tiền trong kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ, nhằm đến việc đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp đó là doanh thu và lợi nhuận.

- Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và một loại sản phẩm nhất định.

- Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lƣơng, các khoản phụ cấp cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, bao bì, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo…

- Chi phí quản lí doanh nghiệp: là chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao. Đây là những chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi phí nào tăng hơn so với kế hoạch là nó không bình thƣờng, cần xem xét nguyên nhân cụ thể.

2.1.2.8 Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ đi mọi chi phí, là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế.

Bất kì một tổ chức nào cũng có một mục tiêu để hƣớng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế trong thị trƣờng nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hƣớng đến lợi nhuận và tất cả vì mục đích lợi nhuận.

Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì điều kiện cơ chế kinh tế thị trƣờng hiện nay, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển đƣợc hay không, điều quyết định là doanh

42

nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không. Lợi nhuận đƣợc coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời còn là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội.

Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, liên kết, các hoạt động dịch vụ tài chính… Trong đó:

- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu đƣợc của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ nhƣ giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, và trừ giá vốn hàng bán.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu đƣợc tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo.

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đƣợc lấy bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm: thu về nhƣợng bán, thanh lý tài sản cố định, thu về vi phạm hợp đồng, thu từ các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ, các khoản thu nhập kinh doanh của năm trƣớc bị bỏ xót hay quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận bất thƣờng.

2.1.2.9 Phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời

Đây là chỉ số đƣợc các nhà kinh tế cũng nhƣ các nhà quản trị trong doanh nghiệp và các nhà tài trợ đặc biệt quan tâm khi xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này đƣợc coi là các chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời của số vốn kinh doanh của toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp sử dụng nói chung cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp nói riêng. Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):

=

Lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

43

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu đƣợc tạo ra trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận đạt đƣợc. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản đo lƣờng khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lƣờng mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỉ số rất quan trọng với cổ đông vì nó gắng liền với hiệu quả đầu tƣ của họ. Tỷ số này phản ánh cứ một đồng chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng về lợi nhuận.

2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Số liệu thu thập chủ yếu là những số liệu thứ cấp thông qua các sổ kế toán và báo cáo tài chính của công ty bao gồm: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phƣơng pháp đơn giản và đƣợc sử dụng nhiều nhất trong việc phân tích kết

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng số 10 idico (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)