Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu tôm của công ty tnhh xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ vào thị trƣờng mỹ (Trang 78)

4.3.2.1 Môi trường vĩ mô

Yếu tố kinh tế Tỷ giá hối đối

Tỷ giá hối đoái có sự ảnh hƣởng khá lớn đến nguồn doanh thu cũng nhƣ lợi nhuận của Công ty từ hoạt động xuất khẩu. Hầu hết khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trƣờng thế giới các doanh nghiệp Việt Nam đều áp dụng đồng tiền USD cho thanh toán. Đây là đồng tiền có sự chi phối mạnh đến tỷ giá các đồng tiền khác trên thế giới. Tỷ giá USD/VND trong thời gian qua có sự biến động khá đáng kể, biến động mạnh nhất vào những tháng đầu năm 2010 và cả năm 2011, đến năm 2012 và 6 tháng 2013 dƣờng nhƣ tỷ giá này đã có sự ổn định trở lại sau suy thoái kinh tế toàn cầu.

Bảng 4.9: Tỷ giá USD/VND trong 3 năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: VND

Tỷ giá 1/2010 12/2010 1/2011 12/2011 1/2012 12/2012

USD/VND 17.942 18.932 18.932 20.803 20.813 20.828

Nguồn: Bộ tài chính Việt Nam

Đây là tình hình chung cho tỷ giá USD/VND trong giai đoạn từ 1/2010 đến 12/2012. Tỷ giá đã tăng khá nhanh trong 3 năm qua, cụ thể từ 17.942 VND vào tháng 1/2010 tăng lên 18.932 VND vào tháng 1/2011, con số này lại tiếp tục tăng vào tháng 1/2012 đạt 20.813 VND. Biến động của tỷ giá thực sự đã thay đổi theo từng tháng và có sự tăng giảm khá bất ổn trong những tháng đầu năm 2010 và đặc biệt biến động liên tục vào năm 2011 năm của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

67

Nguồn: Bộ tài chính Việt Nam

Hình 4.5 Tỷ giá USD/VND của 12 tháng năm 2011

Trong năm 2011, tỷ giá USD/VND có xu hƣớng tăng dần qua 12 tháng, từ 18.932 đồng ở tháng 1 đã tăng vƣợt lên 20.803 đồng vào tháng 12 và tỷ giá này chỉ giảm nhẹ vào tháng 6, 7 và tháng 8, nhƣng dƣờng nhƣ không đáng kể so với sự tăng vƣợt trội vào tháng 3 và tháng 4 của năm, từ 18.932 đồng vào tháng 2 đã tăng mạnh lên 20.318 đồng vào tháng 3 và đến tháng 4 con số này là 20.673 đồng. Từ tháng 9, tỷ giá USD/VND tăng nhẹ qua mõi tháng đến tháng 12 là 20.803 đồng. Sự biến động nhẹ theo chiều hƣớng tăng của USD/VND trong 12 tháng của năm 2011 giúp cho nguồn thu của Cafish đƣợc ổn định và việc xuất tôm sang thị trƣờng Mỹ đƣợc nhiều thuận lợi hơn. Khi đồng USD tăng giá có nghĩa là Công ty sẽ thu về một khoản chênh lệch khi quy đổi từ USD sang VND để phục vụ cho hoạt động thanh toán và lƣu thông trong nội địa.

Với chính sách nhằm ổn định tỷ giá của chính phủ đã làm cho tỷ giá USD/VND cũng đã dần đi vào quỹ đạo ở năm 2012 và cả 6 tháng đầu năm 2013. Tỷ giá USD/VND có sự tăng nhẹ từ 20.813 đồng vào đầu năm 2012 lên 20.828 đồng vào tháng 2 của năm. Và con số này tiếp tục ổn định và duy trì đến tháng 6 năm 2013. Sự ổn định của tỷ giá góp phần cho Công ty duy trì đƣợc giá trị của các hợp đồng xuất khẩu và tình trạng trả chậm cũng sẽ ít tác động đến nguồn thu của Công ty.

Lạm phát

Lạm phát là một vấn đề làm đau đầu cho các doanh nghiệp và cho cả sự phát triển cuộc một quốc gia. Nó không đơn thuần ảnh hƣởng đến tiêu dùng hay hoạt động thƣơng mại giữa các doang nghiệp mà con số lạm phát còn cho

68

ta thấy đƣợc sự phát triển cƣờng thịnh hay suy thoái của một nền kinh tế trong nƣớc. Nhìn chung lạm phát cao hay thấp đều ảnh hƣởng không tốt đến nền kinh tế, tùy tình hình phát triển của từng quốc gia mà cần điều tiết lạm phát ở một mức thích hợp nhất. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế còn gặp không ít khó khăn, lại còn phải đối mặt với lạm phát cao vào năm 2010 và 2011. Cụ thể, năm 2010 lạm phát ở Việt Nam đạt mức 11,75%, khá cao bởi do nhiều nguyên nhân khách quan. Đến năm 2011, con số này lại tiếp tục đạt ở mức 2 con số 18,13% do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát toàn cầu và thực tế cho thấy bất ổn kinh tế vĩ mô lớn nhất ở Việt Nam là CPI cao hay sự mất giá của đồng tiền. Khi lạm phát cao có nghĩa là đồng tiền trở mất giá hay nói cách khác là cần có một lƣợng tiện lớn hơn để có thể chi cho hoạt động sản xuất của Công ty. Thực tế, điều này đã tác động không ít đến quá trình sản xuất và xuất khẩu của Cafish trong giai đoạn khủng hoảng này. Cafish phải đối mặt với sự tăng giá nguồn tôm đầu vào, điều này làm tăng chi phí cho sản xuất và sự dè chừng trong tiêu dùng từ phía khách hàng làm sản lƣợng xuất khẩu của Công ty có phần giảm mạnh. Với các chính sách kiềm chế lạm phát để phát triển nền kinh tế, năm 2012 lạm phát ở Việt Nam đã có dấu hiệu giảm đáng kể chỉ còn 6,81%. Nền kinh tế vẫn chƣa thoát khỏi suy thoái và thị trƣờng Mỹ vẫn còn quá khắt khe cho xuất khẩu tôm Việt Nam, tuy nhiên tình hình lạm phát giảm và xu hƣớng tiêu dùng đang dần tăng góp phần thúc đấy sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu tôm của Cafish ở giai đoạn này. Trong 6 tháng đầu năm 2013, lạm phát Việt Nam đang ở mức trung bình gần 7%, thấp hơn so với mức trung bình 9,2% cùng kỳ năm ngoái. Với việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Chính phủ, theo các chuyên gia kinh tế cho rằng lạm phát ở Việt Nam sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Mặc dù Mỹ là một quốc gia cần lạm phát cho sự phát triển kinh tế nhƣng tình hình lạm phát thấp của quốc gia này cũng làm cho xuất khẩu tôm của Cafish thêm trì trệ. Kể từ sau khủng hoảng tài chính, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vẫn cố giữ lạm phát khoảng 2% mỗi năm. Chủ tịch FED - Ben Bernanke cho rằng "lạm phát thấp không hề tốt cho nền kinh tế, do nó làm tăng nguy cơ giảm phát, khiến nền kinh tế bị trì trệ" vì thế mà Cafish trong thời gian tới còn phải đối mặt với các chính sách khó đỡ từ quốc gia này. Vừa đối mặt với bất ổn lạm phát trong nƣớc vừa chịu ảnh hƣởng từ tình hình giảm phát ở Mỹ đã gay không ít trở ngại cho Công ty khi đƣa sản phẩm vào thị trƣờng này. Chính vì thế, Cafish nên theo sát sự biến động về vấn đề này để có thể thích ứng và xuất khẩu một cách hiệu quả nhất.

69

Yếu tố chính trị và pháp luật

Nền chính trị ổn định luôn là niềm tự hào cho đất nƣớc Việt Nam. Nó tạo đƣợc niềm tin và sự thu hút đầu tƣ từ các quốc gia phát triển trên toàn thế giới. Tạo cho đất nƣớc còn kém phát triển nhƣ Việt Nam có thêm cơ hội hợp tác phát triển và mở rộng mối hệ trong hoạt động kinh doanh giúp ít cho sự phát triển đất nƣớc ở tƣơng lai. Cùng với đó là mức trợ cấp xuất khẩu và các chính sách hộ trợ đẩy mạnh xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu thủy sản làm cho hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam nói chung và của Công ty Cafish nói riêng đƣợc nhiều thuận lợi.

Về chính trị, Mỹ hầu nhƣ không có sự ảnh hƣởng nghiêm trọng cho xuất khẩu tôm của Cafish khi thâm nhập vào thị trƣờng này. Vấn đề đáng quan tâm và xảy ra siêng suốt cho xuất khẩu tôm ở Việt Nam sang Mỹ đó là thuế chống bán phá giá. Kể từ năm 2004, tôm Việt Nam chính thức bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá với mức thuế khởi đầu gần 5% và đã trải qua 7 đợt rà soát tính đến đầu 2013. Không riêng vì Cafish, hầu nhƣ các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn khi đƣa tôm sang thị trƣờng này. Các vụ kiện chống bán phá giá liên tục xảy ra cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã làm tăng sự e dè trong tiêu dùng và kiểm soát khắt khe hơn của khách hàng đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam trong đó có Cafish. Mặc dù Cafish chƣa từng bị kiện trong suốt quá trình xuất khẩu tôm sang Mỹ nhƣng cũng không thật sự thoải mái và chƣa đƣợc đối xử công bằng trong hợp tác quốc tế. Tính đến giữa năm 2013, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam lần đầu tiên sau gần chục năm đƣợc DOC thừa nhận không bán phá giá và quyết định đƣa mức thuế này về 0%. Tuy nhiên, chƣa kịp vui mừng cho xuất khẩu tôm Cafish trong thời gian tới, thì cuối năm 2012 Việt Nam lại phải đối mặt với mức thuế mới “chống trợ cấp xuất khẩu” do Bộ thƣơng mại Mỹ áp đặt. Cafish lại có thêm một trở ngại khi đẩy mạnh phát triển ở thị trƣờng này. Với mức thuế này vô tình làm giá cả tăng cao và Mỹ có nguy cơ mất dần vị thế hấp dẫn cho xuất khẩu tôm của Công ty cũng nhƣ các doanh nghiệp thủy sản trên toàn thế giới, thấy đƣợc thực tế này nên Bộ thƣơng mại Mỹ đã đẩy mức thuế này xuống 0% vào tháng 9/2013. Dù mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp xuất khẩu ở Việt Nam đạt mức 0% nhƣng Mỹ vẫn còn là một trong những thị trƣờng đòi hòi cao và gay không ít khó khăn cho Cafish trong thời gian tới.

Yếu tố công nghệ

Tận dụng các yếu tố công nghệ kỹ thuật hiện đại vào quá trình hoạt động sản xuất không chỉ đem lại lợi ít cho doanh nghiệp mà còn khẳng định đƣợc sự phát triển kinh tế xã hội nƣớc nhà. Áp dụng các tiến bộ công nghệ sẽ giúp

70

doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm đƣợc đảm bảo theo chuẩn quốc tế. Đồng thời, với nền kinh tế nhƣ hiện nay việc ứng dụng công nghệ là một điều cần thiết, tránh đƣợc sự tụt hậu trong sản xuất và trong quá trình phát triển của đất nƣớc. Với tiêu dùng ngày càng khắt khe của thị trƣờng Mỹ và các thị trƣờng lớn trên toàn cầu, thì tiến bộ công nghệ kỹ thuật đƣợc xem nhƣ là một lợi thế nổi bật giúp doanh nghiệp phát triển mạnh và bền vững.

Chất lƣợng sản phẩm ở Công ty Cafish suốt thời gian qua luôn đảm bảo theo chuẩn quốc tế tạo dựng đƣợc niềm tin, sự hài lòng của khách hàng trên thế giới. Điều này cho thấy Cafish vẫn theo kịp và ứng dụng công nghệ kỹ thuật tân tiến vào trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ra thị trƣờng bên ngoài. Máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật trong Công ty luôn đạt tiêu chuẩn quốc tế và theo một quy trình sản xuất hiện đại để có thể giúp sản phẩm của Công ty cạnh tranh đƣợc với các ông trùm thủy sản trên thế giới. Tuy nhiên, Cafish cũng phải đối mặt với một nguồn chi phí khá lớn do nhập khẩu các trang máy móc thiết bị, đồng thời việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao vào quá trình sản xuất cũng có nghĩa là cần đội ngủ nhân viên có trình độ công nghệ cao đảm bảo vận hành tốt quá trình sản xuất nhằm đem lại hiểu quả tối đa. Có thể nói, xã hội còn phát triển là đòi hỏi Cafish còn phải đổi mới và không ngừng tiếp thu công nghệ kỹ thuật vào hoạt động sản xuất để có đƣợc hiệu quả nhất định cho Công ty và tạo đƣợc sự tính nhiệm lâu dài từ phía khách hàng.

4.3.2.2 Môi trường vi mô

Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh trong ngành thủy sản vốn luôn gay rắt và không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nƣớc mà còn phải đối mặt với hàng loạt đối thủ cùng ngành trên toàn thế giới. Cafish còn khá non trẻ trong lĩnh vực đầy tính cạnh tranh này, nhƣng với nỗ lực tìm kiếm xây dựng khách hàng cũng nhƣ xác định đƣợc tầm ảnh hƣởng của các đối thủ trong ngành, Cafish giờ đây hoàn toàn có khả năng để phát triển bền vững trên thị trƣờng thế giới. Hiểu đƣợc sự cạnh tranh gay rắt vốn không thể tránh khỏi nên Cafish đã chủ động tìm hiểu xem đâu là lợi thế và đâu là bất lợi của từng thị trƣờng, từng doanh nghiệp và từ đó có những chiến lƣợc thích ứng kịp thời cho công ty.

Cạnh trạnh trong nước

Với hàng loạt các Công ty thủy sản xuất hiện ở ĐBSCL nhƣ hiện nay đã làm cho cạnh tranh trong nƣớc trở nên gay rắt và gay nhiều áp lực cho sự phát triển của Cafish không riêng gì ở thị trƣờng Mỹ mà cả những thị trƣờng xuất

71

tiềm lực khác của Công ty. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và có sức ảnh hƣởng mạnh đến Cafish phải kể đến đó là Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – Stapimex, Công ty cổ phần thủy sản Minh Hải, Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú, Công ty TNHH thực phẩm xuất khẩu Nam Hải... đây là những doanh nghiệp phát triển khá mạnh với các sản tôm xuất khầu sang cùng thị trƣờng của Cafish nhƣ: Mỹ, Nhật và Eu.

Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – Stapimex

Với gần 35 năm hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, Stapimex luôn là một trong những doanh nghiệp thủy sản hàng đầu của Việt Nam về chế biến và xuất khẩu tôm Sú. Công ty có hệ thống công nghệ truy xuất nguyên liệu đến tận ao nuôi, cùng với việc đảm bảo nguồn nguyên liệu theo chuẩn mực toàn cầu đã đƣa Stapimex tiên phong trong việc quản lý đƣợc nguồn nguyên liệu tƣơi sạch và an toàn. Với hệ thống chất lƣợng ISO 9001: 2000, BRC, HACCP Stapimex thật sự xây dựng đƣợc niềm tin cho khách hàng trên toàn thế giới với chất lƣợng sản phẩm tốt, an toàn và ổn định. Đƣợc đánh giá cao ngay cả trong nƣớc và thị trƣờng quốc ta, Stapimex thực sự là một đối thủ cạnh tranh nặng ký với sản lƣợng xuất khẩu đạt 6.200 tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 62 triệu USD vào năm 2008.

Điểm mạnh

Do có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản, hiện nay Stapimex đã có một lƣợng khách hàng ổn định và vị trí khá vững trên thị trƣờng thế giới.

Sản phẩm của Công ty đạt tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì thế tạo đƣợc sự hài lòng và ƣu chuộng của khách hàng ở hiện tại và cả tƣơng lai.

Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, máy móc tân tiến đáp ứng nhanh chóng và hiểu quả cho chất lƣợng sản phẩm của Công ty.

Ban quản lý có kinh nghiệm trong ngành, có tinh thần trách nhiệm cao cùng với chiến lƣợc kinh doanh phù hợp đã giúp Stapimex vƣợt qua đƣợc các biến động kinh tế cũng nhƣ là bất ổn trong ngành thủy sản ở nhiều năm qua, đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2011. Và Stapimex nhiều năm liền nằm trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Điểm yếu

Cũng nhƣ Cafish, Stapimex thực sự chƣa chú trọng khai khác thị trƣờng trong nƣớc đầy tìm năng mà chỉ tập chung vào các thị trƣờng lớn trên thế giới nhƣ Mỹ, Nhật Bản, EU...

72

Với nguồn nhân lực Công ty không ít hơn 3.500 tính đến đầu năm 2013, nhƣng Stapimex dƣờng nhƣ chƣa thu hút và tận dụng đƣợc nguồn nhân lao động trẻ, năng động và đầy sáng tạo ở địa phƣơng.

Công ty chƣa chú trọng vào khâu Marketing, chƣa thực sự quảng bá đƣợc thƣơng hiệu ở các thị trƣờng xuất khẩu. Đồng thời chi phí cho quá trình sản xuất khẩu còn khá cao kéo theo lợi nhuận của Công ty chƣa đƣợc khai thác tối đa.

Công ty cổ phẩn tập đoàn thủy sản Minh Phú

Minh Phú một cái tên quá quen thuộc trong ngành thủy sản trong nƣớc lẫn quốc tế. Nhắc đến Minh Phú ngƣời ta lại gán cho danh nghiệp này một tên gọi “ông chùm thủy sản” với kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nƣớc

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu tôm của công ty tnhh xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ vào thị trƣờng mỹ (Trang 78)