Quan hệ thƣơng mại Việt – Mỹ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu tôm của công ty tnhh xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ vào thị trƣờng mỹ (Trang 52)

Việt Nam là một quốc gia chƣa thật sự phát triển với nền kinh tế còn nhiều khó khăn và biến động, đặc biệt trong thời kì khủng hoảng kinh tế vào năm 2011 và kéo dài đến năm 2012. Tuy nhiên, Việt Nam luôn đƣợc đánh giá là quốc gia có sức hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên toàn thế giới. Với nền kinh tế phát triển nhanh chóng và trở thành cƣờng quốc số một trên thế giới Mỹ luôn muốn đẩy mạnh thị trƣờng phát triển của mình. Và Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ Hoa Kỳ. Với hơn hàng chục năm ngoại giao, hiện nay Hoa Kỳ đang đẩy mạnh hợp thƣơng mại và là đối tác quan trọng cho xuất khẩu của Việt Nam.

Theo thống kê của cục Hải Quan Việt Nam, tuy trị giá buôn bán hai chiều giữa Việt Nam với Mỹ chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ chƣa đến 1% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của thị trƣờng này nhƣng tính đến năm 2012 Mỹ là thị trƣờng tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của Việt Nam.

41

Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO vào năm 2007, thƣơng mại hàng hóa song phƣơng Việt – Mỹ có những bƣớc tiến đáng kể. Với việc không ngừng xúc tiến thƣơng mại từ hai phía thì Mỹ là đã đối tác lớn thứ hai của Việt Nam trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc tính đến đầu năm 2013.

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Hình 4.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Mỹ giai đoạn 2009 – 2012 Theo số liệu từ hình trên cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ liên tục tăng từ năm 2009 đến năm 2012. Tuy chịu ảnh hƣởng từ biến động kinh tế trong nƣớc lẫn toàn cầu trong các năm nhƣng nhìn chung tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt – Mỹ vẫn duy trì ở mức cao vào năm 2011. Đến năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa 2 quốc gia đã đạt đến con số 24,53 tỷ USD, tăng hơn 12% so với năm 2011 ở mức 21,47 tỷ USD. Cán cân thƣơng mại hàng hóa của Việt Nam trong hợp tác mua bán với Hoa Kỳ luôn duy trì mức thặng dƣ lớn. Cụ thể trong năm 2010, mức thặng dƣ lên đến mức 10 tỷ USD, cao gấp 26,5% so với năm 2009 con số này chỉ đạt 8,39 tỷ USD. Tuy kinh tế của 2 nƣớc còn nhiều biến động vào năm 2011 và 2010 nhƣng cán cân thƣơng mại ở 2 quốc gia vẫn tăng trƣởng tốt. Vào năm 2011 con số này là 12,41 tỷ USD và năm 2012 là 14,87 tỷ USD và đặc biệt vào năm 2012, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ là xuất siêu và giá trị lên đến 14,8 tỷ USD. Lý giãi cho sự phát triển vƣợt trội trong xuất khẩu của Việt Nam vào thời điểm này đó là nhờ kim

42

ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ cao gấp 4 lần so với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nƣớc từ thị trƣờng này và đây là một dấu hiệu tốt cho mở rộng thƣơng mại quốc tế Việt – Mỹ trong thời gian tới.

Trong 6 tháng đầu năm 2013 Hoa Kỳ tiếp tục là thị trƣờng lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với tổng trị giá đạt gần 10,9 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trƣớc và chiếm tới 17,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nƣớc. Song đó, tổng trị giá hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ thị trƣờng Hoa Kỳ cũng đạt 2,6 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trƣớc. Hợp tác thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang theo đà phát triển sâu rộng hơn, tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội hợp tác quốc tế và vƣơn lên thành một quốc gia phát triển trong thời gian tới.

4.2. TÌNH HÌNH VỀ XUẤT KHẨU TÔM CỦA CAFISH SANG MỸ TỪ 2010 – 6/2013

4.2.1 Tình hình thu mua nguyên liệu và sản xuất sản phẩm của Cafish Cafish

4.2.1.1 Hoạt động thu mua nguyên liệu của Công ty

Nguồn nguyên liệu là yếu tố đầu vào tất yếu cho quá trình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của Cafish. Chất lƣợng luôn là yếu tố đƣợc đánh giá cao để Cafish có thể giữ chân khách hàng và có thể đứng vững trên thị trƣờng quốc tế. Vì thế, nguồn nguyên liệu tôm đầu vào phải đƣợc đảm bảo an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và luôn đƣợc kiểm tra kháng sinh trƣớc khi thu mua để có thể đáp ứng đƣợc các tiêu trí về chất lƣợng và vệ sinh thực phẩm từ các thị trƣờng xuất khẩu của Cafish, đặc biệt là Mỹ một thị trƣờng tiêu thụ lớn lƣợng tôm xuất khẩu của Công ty nhƣng rất khó tính và khắt khe trong tiêu dùng.

Bảng 4.1: Sản lƣợng tôm nguyên liệu thu mua của Cafish 2010 – 2012

Nguồn: Báo cáo hoạt động thu mua nguyên liệu của Cafish 2010 - 2012

Nguồn tôm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu của Cafish đƣợc thu mua chủ yếu từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long nhƣ: Cà Mau, Bạc Liệu, Bến Tre, Trà Vinh… trong suốt thời gian qua. Năm 2010, sản lƣợng tôm nguyên liệu thu mua của Công ty đạt 3.315,64 tấn, một lƣợng đủ đáp ứng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

2011/2010 2012/2011

Tấn % Tấn %

Sản lƣợng

43

cho quá trình sản xuất phục vụ cho xuất khẩu của Công ty. Đến năm 2011, con số này đã tăng lên mức 3.461, 85 tấn, tăng 4,41% so với năm 2010. Tuy tăng nhẹ nhƣng qua đây ta cũng có thể thấy đƣợc rằng quy mô xuất khẩu của Cafish đã tăng lên trong năm này. Sự tăng trƣởng này là do có nhiều đơn đặt hàng từ Mỹ cùng với sự mở rộng thêm thị trƣờng Trung Đông, một thị trƣờng mới đầy tìm năng cho xuất khẩu tôm của Công ty. Tuy nhiên, đến năm 2012, sản lƣởng tôm nguyên liệu của Cafish đã giảm 27,10% so với 2011. Một sự sụt giảm nghiêm trọng làm cho sản lƣợng tôm nguyên liệu chỉ đạt còn 2.523,60 tấn vào năm 2012. Nguyên nhân cho sự sụt giảm này là do tình trạng suy thoái của nền kinh tế, kéo theo lạm phát tăng cao từ năm 2011 đã làm cho giá thủy sản bị sụt giảm, đặt biệt là giá tôm đã giảm đáng kể vào thời điểm này. Điều này làm ảnh hƣởng rất nhiều đến tâm lý nuôi trồng của các hộ nông dân ở vùng ĐBSCL. Cụ thể, họ đã bỏ trống gần 30% diện tích nuôi trồng và phải đối mặt với hàng loạt bệnh cho con tôm giống, thời tiết khắc nghiệt và các khoản chi phí tăng cao cho nguồn thức ăn đã gây khó khăn không ít cho ngƣời dân.

Để đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ là an toàn cho nguồn nguyên liệu đầu vào, tất cả nguyên liệu thu mua vào nhà máy đều đƣợc truy xuất đến tận ao nuôi và mõi nguồn cung cấp đều có mã truy xuất bao gồm ao nuôi, ngƣời nuôi, vùng nuôi và phía sau là mã nguồn cung cấp.

Do quy mô hoạt động và nguồn lực về tài chính chƣa đủ mạnh nên Cafish trong suốt thời gian hoạt động chƣa chủ động tự đầu tƣ vào nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất của Công ty mà thu mua nguyên liệu chủ yếu qua ba nguồn cung cấp chính: mua từ đại lý, mua từ hộ nuôi trồng và nhập khẩu từ Ấn Độ.

Mua từ các đại lý

Đây là một hình thức mua bán khá phổ biến cho các doanh nghiệp nhỏ, chƣa mạnh về quy mô sản xuất và khả năng tài chính. Thu mua nguyên liệu tôm từ đại lý chiếm 80% tổng sản lƣợng nguyên liệu tôm của Cafish. Các đại lý cung cấp này đều đƣợc Công ty đánh giá lựa chọn và đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Do không trực tiếp thu mua và kiểm tra chất lƣợng tôm nguyên liệu từ hộ nuôi trồng, nên nguồn nguyên liệu thu mua từ đại lý bắt buộc phải qua sự kiểm tra khắt khe về độ tƣơi, màu sắc, mùi, kháng sinh…. nhằm đảm bảo cho chất lƣợng sản phẩm đầu ra trƣớc khi Công ty xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới. Và theo định kỳ, bên Công ty sẽ xuống tận các đại

44

lý cung cấp nguồn nguyên liệu để kiểm tra về vệ sinh cũng nhƣ là sự bảo quản nguồn tôm nguyên liệu trong suốt quá trình thu mua.

Hình thức này sẽ giúp Cafish tiết kiệm đƣợc thời gian cũng nhƣ là mọi chí phí vận chuyển cho quá trình thu mua. Tuy nhiên Công ty sẽ phải chấp nhận với một mức giá cao hơn hay nói cách khác là một khoảng hoa hồng chi cho các đại lý cung cấp nguyên liệu cho Công ty.

Mua từ hộ nuôi trồng

Sản lƣợng nguyên liệu tôm thu mua từ nông hộ nuôi trồng chiếm tỷ trọng rất thấp, dao động khoảng 10% trong tổng sản lƣợng thu mua. Do tốn nhiều thời gian và chi phí cho quá trình vận chuyển cũng nhƣ là quá trình giám xác chất lƣợng, vệ sinh nguồn tôm đầu vào nên sản lƣợng từ nguồn thu mua này không đáng kể. Cũng giống nhƣ nguồn nguyên liệu thu mua từ đại lý, nguồn tôm này cũng phải đƣợc đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra chất kháng sinh trƣớc thời gian thu hoạch. Hộ nuôi tôm phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến quá trình nuôi từ thức ăn, nguồn giống, hóa chất sử dụng… và phải đảm bảo không sử dụng bất kỳ chất kháng sinh nào bị cấm theo quy định của Bộ thủy sản trong suốt quá trình nuôi cho đến khi thu hoạch.

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH Cafish năm 2011

Hình 4.2 Các tỉnh cung ứng nguyên liệu Công ty Cafish năm 2011 Qua hình trên, ta có thể thấy đƣợc các hộ nuôi trồng cung cấp nguồn tôm nguyên liệu cho Cafish đến từ các tỉnh ĐBSCL và chủ yếu là 4 tỉnh: Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu chiếm 75% trong sản lƣợng thu mua vào

7% 18% 19% 22% 16% 7% 11% Tỷ trọng (%)

Bến Tre Sóc Trăng Trà Vinh Cà Mau

45

năm 2011. Đến năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, cơ cấu tỷ trọng này dƣờng nhƣ không có sự biến động đáng kể.

Nhập khẩu từ Ấn Độ

Do nhiều sự biến động cũng nhƣ là cơ chế nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh ĐBSCL nói riêng chƣa thật sự hoàn thiện. Vì thế tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu tôm đầu vào đang tăng dần trong thời gian qua, đặc biệt là vào năm 2012. Nguyên nhân là do thời tiết, dịch bệnh làm cho sản lƣợng tôm bị sụt giảm nghiêm trọng. Song đó là sự ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, lạm phát đã vô tình đẩy chi phí thức ăn và thuốc thú ý lên cao. Và tất yếu là giá tôm nguyên liệu cũng sẽ gặp không ít biến động làm ảnh hƣởng đến quá trình thu mua và sản xuất của Cafish. Để hạn chế tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu và đảm bảo cho quá trình sản xuất của Công ty đƣợc đúng tiến độ, tạo uy tín với khách hàng, Công ty đã phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu tôm từ Ấn Độ với tỷ trọng chiếm 10%, tƣơng đối thấp so với tổng nguồn nguyên liệu tôm thu mua của Công ty.

Quá trình nhập khẩu từ Ấn Độ đòi hỏi Công ty phải có kinh nghiệm trong mua bán quốc tế và am hiểu về bảo hiểm cũng nhƣ các vấn đề về vận chuyển để giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra. Tuy chất lƣợng tôm nguyên liệu đƣợc đảm bảo hơn nhƣng Công ty tốn khoảng chi phí không ít cho quá trình vận tải và thƣơng mại.

4.2.1.2 Hoạt động chế biến sản phẩm tại Cafish

Giữa năm 2012, nhu cầu thị trƣờng về thủy sản, đặc biệt là tôm đã có dấu hiệu tăng trở lại sau khủng hoảng và nhiều biến động kinh tế thế giới. Nhu cầu tăng đồng nghĩa với nguồn tôm nguyên liệu sẽ trở nên khan hiếm, kéo theo đó là các yêu cầu sẽ càng khắc khe hơn về chất lƣợng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trƣờng nhập khẩu. Đặc biệt là thị trƣờng chủ lực của Cafish, Nhật Bản và Mỹ đây là hai thị trƣờng nổi tiếng khó tính và khắc khe trong tiêu dùng. Điều này đòi hỏi Cafish cần chú trọng nhiều hơn vào các chƣơng trình quản lý chất lƣợng nhƣ: ISO 9002, SQF 2000, HACCP, ACC, HALAL (tiêu chuẩn xuất hàng thực phẩm qua các mƣớc Hồi giáo)… Công ty cũng trang bị các thiết bị tiên tiến để phát hiện dƣ lƣợng kháng sinh ở mức thấp nhất đối với nguyên liệu đầu vào và thành phẩm chế biến mỗi ngày. Bên cạnh đó, Cafish đã thật sự quan tâm đến các sản phẩm giá trị gia tăng để có thể đáp ứng đòi hỏi cao của thị trƣờng và vừa góp phần làm tăng tính cạnh tranh vừa tạo đạt hiệu quả xuất khẩu cao cho Công ty.

46

Bảng 4.2: Sản lƣợng sản xuất tôm thành phẩm của Cafish 2010 – 2012

Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Tấn (%) Tấn (%) Sản lƣợng (tấn) 2.364,84 2.479,61 1.950,71 114,77 4,85 (528,90) (21,33)

Nguồn: Báo cáo hoạt động sản xuất tôm thành phẩm của Cafish 2010 - 2012

Sản lƣợng tôm thành phẩm luôn đi theo một tỷ lệ cùng chiều với sản lƣợng tôm nguyên liệu. Ta có thể ƣớc lƣợng đƣợc sản lƣợng tôm thành phẩm của Công ty thông qua tình hình thu mua nguyên liệu tôm đầu vào. Cụ thể, năm 2011, sản lƣợng tôm thành phẩm của Cafish đạt 2.479,61 tấn, tăng 114,77 tấn so với 2010. Tuy chỉ tăng gần 5% sản lƣợng so với cùng kì năm trƣớc nhƣng đây là một bƣớc ngoặc cho sự phát triển của Công ty trong bối cảnh kinh tế hiện thời. Nhƣ đã nói, sản lƣợng tôm thành phẩm tỷ lệ thuận với nguồn tôm nguyên liệu và cũng có nghĩa là sản lƣợng tôm thành phẩm đã giảm đáng kể vào năm 2012 do nguồn nguyên liệu đầu vào bị sụt giảm nghiêm trọng. Do nhiều nguyên nhân khách quan đã đẩy sản lƣợng tôm thành phẩm xuống còn 1.950,71 tấn và đã giảm hơn 21% so với năm 2011. Dù vậy, Cafish vẫn duy trình đƣợc hoạt động xuất khẩu cũng nhƣ đảm bảo đƣợc uy tín với khách hàng trong suốt thời gian qua.

Và sản lƣợng tôm thành phẩm của Cafish ở 6 tháng đầu năm 2013 đang tăng khá mạnh, bởi lẻ nguồn nguyên liệu khá ổn định do hộ nuôi trồng đã tăng diện tích nuôi khi thấy đƣợc tiềm năng phát triển của nó và nhu cầu tiêu thụ thủy sản từ thị trƣờng nƣớc ngoài đã tăng lên sau nhiều biến động. Ở những tháng đầu năm 2013, Cafish đã tăng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm đạt chuẩn quốc tế và đa dạng hơn để có thể đáp ứng lƣợng tiêu thụ lớn và hạn chế sức ép cạnh tranh trong và ngoài nƣớc. Với sự khắt khe trong tiêu dùng đã thúc đẩy Cafish phải chú trọng nhiều hơn từ chất lƣợng sản phẩm, hàm lƣợng kháng sinh cũng nhƣ là các sản phẩm giá trị gia tăng rồi đến các vấn đề liên quan tới bảo vệ môi trƣờng, hƣớng tới sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Với tình hình này tạo ra cho Cafish một bƣớc đầu tạo đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu để tạo dựng thƣơng hiệu trên thị trƣờng thế giới.

47

4.2.2 Tình hình xuất khẩu tôm của Cafish sang thị trƣờng Mỹ trong hơn ba năm 2010 – 6/2013 hơn ba năm 2010 – 6/2013

Tình hình xuất khẩu của Cafish theo sản lượng và kim ngạch

Khi nhắc đến xứ sở Hoa Kỳ, ngƣời ta thƣờng hay liên tƣởng về một sự phát triển kinh tế vƣợt trội, một xã hội văn minh và một nền văn hóa đa sắc thu nhặt từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Hoa Kỳ cũng đƣợc biết đến nhƣ là một quốc gia có lƣợng tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới. Đằng sau sự phát triển đó là tiềm ẩn số nợ công khổng lồ và sức ép với mức thuế chống bán phá giá và mức thuế chống trợ cấp xuất khẩu ở quốc gia này. Điều này cũng đồng nghĩa thúc đẩy ngƣời dân xứ Mỹ theo xu hƣớng tiêu dùng ngày càng khắc khe hơn. Một câu hỏi đặt ra là: “tại sao lại cần thị trƣờng Mỹ cho xuất

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu tôm của công ty tnhh xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ vào thị trƣờng mỹ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)