Lợi nhuận là một yếu tố tốt nhất để phản ánh lên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Lợi nhuận sẽ bao gồm lợi nhuận trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế. Ở đây đề tài xin phân tích lợi nhuận sau thuế của Cafish trong 3 năm 2010 – 2012.
Bảng 3.5: Lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % Giá trị % LN sau thuế 10.019,92 7.561,78 1.579,65 (2.458,14) (24,53) (5.982,13) (79,11)
Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Cafish 2010 - 2012
Từ bảng trên, ta có thể có cái nhìn tổng quát về lợi nhuận sau thuế của Cafish trong suốt 3 năm qua, nó giảm liên tục nhƣng đều đạt con số dƣơng từ năm 2010 đến 2012. Đây là một dấu hiệu tốt cho quá trình kinh doanh của Công ty ở hiện tại và cả định hƣớng phát triển trong tƣơng lai. Cụ thể, năm 2010 Công ty đã đạt mức lợi nhuận là 10.019,92 triệu đồng, một con số khá cao cho trận đƣờng 6 năm kinh doanh của Công ty Thủy sản Cafish. Tuy nhiên, đến năm 2011 lợi nhuận của Công ty chỉ còn 7.561,78 triệu đồng, đã giảm đi 2.458,14 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 24,53% so với năm 2010. Năm 2011, một năm của sự lạm phát toàn cầu và cũng là một năm của nền kinh tế suy thoái đã làm cho giá cả nguồn nguyên liệu và các chi phí cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu đã tăng lên, làm cho tổng chi phí năm 2011 tăng nhanh hơn sự tăng của doanh thu cùng thời kì. Cụ thể là tổng chi phí của Cafish năm 2011 tăng 32,29% trong khi doanh thu chỉ tăng 31,03% so với năm 2010. Và đây cũng chính là nguyên nhân chính yếu làm suy giảm nguồn lợi nhuận của Công ty trong thời gian này.
32
Chƣa dừng lại ở con số 7.561,78 triệu đồng, lợi nhuận của Công ty lại tiếp tục giảm còn 1.579,65 triệu đồng vào năm 2012. Với một tỷ lệ giảm kỷ lục 79,11%, điều này cho thấy chỉ trong năm 2012 lợi nhuận của Công ty đã mất đi 5.982,13 triệu đồng so với năm 2011. Nối tiếp vấn đề khó khắn về nguồn nguyên liệu đầu vào của năm 2011, vào năm 2012 Công ty phải đối mặt rõ nét hơn với vấn đề về thuế quan, hạn chế của các hàng rào kỹ thuật và sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ từ đối tác nhập khẩu đã làm cho sản lƣợng lẫn giá trị xuất khẩu của Công ty giảm mạnh so với năm trƣớc đó. Cụ thể giảm 20,51% sản lƣợng và 21,12% về kim ngạch. Nhìn chung ta vẫn thấy đƣợc sự hiểu quả của Cafish trong suốt quá trình kinh doanh giai đoạn 2010 – 20112 mặt dù gặp không ít biến động.
Tình hình doanh thu, lợi nhuận và chi phí 6 tháng đầu năm 2013
Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, Cafish đã bỏ lại phía sau những trở ngại đã làm ảnh hƣởng đến doanh thu, lợi nhuận và chi phí của Công ty trong thời gian qua. Đầu năm 2013, nền kinh tế trong nƣớc và thế giới nhìn chung có sự ổn định hơn, lƣợng tiêu thụ thủy sản từ bên ngoài vẫn còn rất lớn, từ thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, Nhật, EU đến các thị trƣờng mới đầy tiềm năng nhƣ Trung Đông. Đây là một dấu hiệu tốt cho xuất khẩu thủy sản của Cafish nói riêng và cho tất cả doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Tận dụng cơ hội đó, Cafish đã tăng cƣờng đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh và xây dựng danh tiếng trên thị trƣờng quốc tế. Điều này có nghĩa là chi phí, doanh thu và lợi nhuận của Cafish trong 6 tháng đầu năm 2013 đồng loạt tăng mạnh so với cùng kỳ năm trƣớc. Với sự ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, tình hình lạm phát sụt giảm cùng với các vấn đề liên quan đến quá trình xuất khẩu ổn định đã làm chi phí của Công ty tuy có tăng nhƣng tốc độ tăng không nhanh so với doanh thu trong thời gian này. Vì thế, con số lợi nhuận của Cafish vào những tháng đầu năm phản ánh lên một khởi đầu tốt cho sự phát triển của Công ty vào thời gian tới.