Bộ máy quản lý của Cafish gồm
Ban Giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc, Ban Giám đốc chịu
trách nhiệm việc điều hành mọi hoạt động của Công ty.
Các phòng ban: trong mõi phòng điều có 1 Trƣởng phòng (hoặc tổ
trƣởng phụ trách tổ nghiệp vụ), làm việc theo sự phân công của Giám đốc, những ngƣời còn lại là nhân viên phụ trách từng công việc riêng biệt.
20
Nguồn: công ty Cafish 2012
Hình 3.3 Sơ đồ bộ máy quản lý của Cafish
Chức năng của ban giám đốc
Giám đốc: là ngƣời có quyền điều hành cao nhất tại Công ty, quản lý
điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty. Tổ chức các mối quan hệ kinh tế với khách hàng thông qua hợp đồng kinh tế. Đƣa ra các biện pháp thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch sao cho đảm bảo việc kinh doanh của Công ty có hiệu quả. Giám đốc là ngƣời chịu trách nhiệm toàn diện trƣớc pháp luật Nhà nƣớc và tập thể cán bộ công nhân viên của mình.
Phó Giám đốc nhân sự: điều động bố trí nhân sự vào các vị trí thích hợp
theo chức năng của từng nhân viên trong Công ty. Quản lý nhân sự, thực hiện chế độ chính sách, thi đua khen thƣởng và tổ chức việc thu mua nguyên liệu cho phân xƣởng chế biến.
Phó Giám đốc tài chính: thay mặt Giám đốc giải quyết các vấn đề liên
quan đến tài chính. Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Tham mƣu cho Giám đốc về các hoạt động sử dụng vốn, tài sản, vật tƣ và giá thành sản phẩm.
Phó Giám đốc kỹ thuật: là ngƣời đƣợc Giám đốc chỉ định đại diện để giải
quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, máy móc, công nghệ, vật tƣ. Tham mƣu cho Giám đốc về chất lƣợng sản phẩm và thay mặt giám đốc xem xét các vấn đề về kỹ thuật. Phó Giám đốc tài chính Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng TC- HC Tổ cung ứng Quản đốc Tổ điện máy Phòng kỹ thuật Phó Giám đốc nhân sự Phó Giám đốc kỹ thuật
21
Chức năng các phòng ban
Phòng kế toán: dƣới sự lãnh đạo của Kế toán trƣởng thực hiện nhiệm vụ
pháp lệnh về thống kê tài sản, kế toán trong sản xuất kinh doanh để đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất, tình hình thu chi, cuối kỳ lập báo cáo quyết toán, báo cáo tổng hợp để báo cáo với cơ quan cấp trên và chịu trách nhiệm trƣớc báo cáo của mình.
Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm nghiên cứu xây dựng kế hoạch và
phƣơng án kinh doanh cho Công ty. Tổ chức nghiên cứu tiếp cận thị trƣờng để nắm bắt những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, có nhiệm vụ cho quá trình giao dịch với khách hàng nhằm am hiểu khách hàng và thị trƣờng để có thể xúc tiến quá trình thƣơng mại và mở rộng thị trƣờng ở một thời điểm phù hợp nhất. Song, ở Cafish phòng kinh doanh phải đảm nhiệm luôn công tác xuất nhập khẩu và quản lý tập chung hồ sơ xuất khẩu của Công ty. Quản lý, điều phối và chịu trách nhiệm trong suốt quá trình vận tải cả đƣờng bộ lẫn đƣờng biển để đảm bảo cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa của Công ty đƣợc đúng tiến độ và hiệu quả.
Phòng tổ chức – hành chính: thực hiện quản lý về lao động, tiền lƣơng,
bảo hiểm và các chế độ quy định của Nhà nƣớc. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên, tổ chức thực hiện tích cực các phong trào thi đua khen thƣởng của Công ty. Tiến hành tổ chức, quản lý và trực tiếp giải quyết công việc quản trị văn phòng, văn thƣ, quản lý cơ sở vật chất của Công ty. Phân tích hoạt động liên quan đến tình hình tài chính của Công ty thƣờng xuyên.
Tổ cung ứng: thu mua, cung cấp nguyên liệu cho nhu cầu chế biến sản
phẩm phục vụ cho xuất khẩu. Đánh giá vùng nuôi thủy sản, chất lƣợng nguyên liệu đầu vào phù hợp với tiêu chuẩn của các nƣớc nhập khẩu. Lập ra vùng nuôi thủy sản cho Công ty khi có biến động về nguyên liệu nhƣ: giá cả, sản lƣợng, chất lƣợng…
Quản đốc: tổ chức sản xuất theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc. Chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện các qui phạm về sản xuất và vệ sinh ở các phân xƣởng.
Tổ cơ điện: tham mƣu cho Giám đốc về tình hình hoạt động và sử dụng
máy móc, thiết bị của Công ty. Chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của toàn bộ các máy móc, thiết bị và tổ chức quản lý, sử dụng, kiểm tra, hƣớng dẫn, sữa chữa các loại máy móc thiết bị đảm bảo liên tục cho sản xuất và bảo quản của Công ty. Thƣờng xuyên cải tiến kỹ thuật, vận hành, bão trì nhằm
22
khai khác và vận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Thực hiện báo cáo định kỳ và các phát sinh có liên quan cho Giám đốc Công ty.
Phòng kỹ thuật: giám sát và chịu trách nhiệm về chƣơng trình quản lý
chất lƣợng HACCP. Xây dựng yêu cầu kỹ thuật sản phẩm, quy trình sản xuất, thiết kế, phát triển sản phẩm, kiểm tra chất lƣợng hàng hóa trƣớc khi xuất hàng. Kiểm tra việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện lấy mẫu kiểm tra kháng sinh, kiểm tra vệ sinh và bán thành phẩm ở từng công đoạn.