0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nguyên tắc công tác tư tưởng gắn với thực tiễn cuộc sống

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG – GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 29 -31 )

7. Kết cấu luận văn

1.1.3.3 Nguyên tắc công tác tư tưởng gắn với thực tiễn cuộc sống

Những nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học đã nhiều lần nó rõ tầm quan trọng của lý luận đối với cách mạng và nhấn mạnh học thuyết của mình “không phải là một giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động”. C.Mác đã chỉ rõ: triết học không phải chỉ để nhận thức thế giới, mà quan trọng hơn là để cải tạo thế giới. Điều đó nói lên sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn; lý luận soi đường cho thực tiễn; thực tiễn kiểm nghiệm lý luận. Toàn bộ cuộc đời và hoạt động của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I Lênin là tấm gương sáng về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những luận điểm nói trên, những người làm công tác tư tưởng phải có ý thức sâu sắc rằng, truyền bá cho quần chúng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chủ trương của Đảng không phải chỉ là trang bị cho họ lý luận, những nhận thức mới mà điều quan trọng là phải làm cho họ nắm được lý luận, biết dùng nó để cải tạo xã hội, cải tạo thiên nhiên, cải tạo bản thân mình, nhằm đưa đất nước và xã hội ta tiến nhanh trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đòi hỏi công tác tư tưởng phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống.

Công tác tư tưởng gắn với thực tiễn cuộc sống thể hiện trước hết ở chỗ, nó phải bám chắc vào thực tiễn cách mạng, vào quá trình đấu tranh của quần chúng cải tạo xã hội, cải tạo thiên nhiên, phải luôn luôn tính đến đặc điểm và tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Nói cách khác, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp công tác tư tưởng phải xuất phát từ yêu cầu của đời sống. Công tác tư tưởng phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, phải gắn với nhiệm vụ chính trị, có nghĩa là phải gắn với cuộc sống. Bởi vì, đường lối chính trị, nhiệm vụ chính trị không có gì khác là những giải pháp cụ thể do Đảng đề ra nhằm giải quyết những nhiệm vụ của cách mạng. V.I Lênin luôn luôn nhắc nhở những người làm công tác tư tưởng không được xa rời cuộc sống. Người nói: “Hãy bớt làm rùm beng về chính trị đi. Hãy bớt những nghị luận kiểu trí thức đi. Hãy gần gũi đời sống hơn nữa. Hãy chú ý nhiều hơn nữa xem trong công việc thường ngày của họ, quần chúng công nông đang thực tế sáng tạo cái mới như thế nào. Hãy kiểm nghiệm kỹ hơn xem cái mới đó có tính chất cộng sản đến mức độ nào”. [57, tr.109].

23

Công tác tư tưởng không chỉ gắn với cuộc sống mà còn góp phần thúc đẩy

cuộc sống tiến lên. Nó phải trang bị cho quần chúng nhưng tư tưởng mới, tình cảm mới, những kiến thức khoa học để quần chúng có thể lý giải được những vấn đề trong cuộc sống, xác định phương hướng hành động đúng, tích cực tham gia vào việc hoàn thành những nhiệm vụ chính trị cụ thể. Nó phải hóp phần quyết định vào việc xây dựng con người mới, xây dựng thượng tầng kiến trúc mới về mặt hình thái - ý thức xã hội chủ nghĩa.

Nguyên tắc công tác tư tưởng gắn với thực tiễn cuộc sống đòi hỏi những người làm công tác tư tưởng phải đi sát thực tế, để kịp thời giải đáp những vấn đề do thực tiễn đặt ra, nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên. Chỉ có gắn với thực tiễn, chúng ta mới phát hiện được những nhân tố mới, những kinh nghiệm hay để tổng kết và phổ biến rộng rãi; những nhược điểm, khuyết điểm để khắc phục. Gắn với thực tiễn, công tác tư tưởng mới giàu sinh động, giàu sức sống và có tính thuyết phục. Đó cũng là điều kiện để khắc phục bệnh chủ quan, lý luận suông và quan điểm duy tâm trong công tác tư tưởng.

Khi vận dụng nguyên tắc công tác tư tưởng gắn với thực tiễn cuộc sống, chúng ta phải đề phòng và khắc phục hai thiên hướng: một là, chủ nghĩa giáo điều, tách công tác tư tưởng xa rời cuộc sống, xa rời những nhiệm vụ chính trị cụ thể, không trả lời những vấn đề của quần chúng nêu lên, tuyên truyền cổ động theo lối sách vở; hai là, chủ nghĩa kinh nghiệm, coi thường lý luận, không biết sử dụng thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng nhằm giúp cho quần chúng nâng cao nhận thức, để tạo cơ sở tự giác cho hành động của quần chúng.

Trong bản tham luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí Trường Chinh đã phân tích sâu sắc chủ nghĩa kinh nghiệm với chủ nghĩa giáo điều trong thời kỳ ấy: “Chủ nghĩa kinh nghiệm biểu hiện ở chỗ công tác tư tưởng của chúng ta phần nào còn tách rời lý luận; việc phân tích, phê phán những tư tưởng sai lầm nhiều khi còn hời hợt, đơn giản, gò ép; sức thuyết phục còn yếu. Chủ nghĩa giáo điều biểu hiện ở chỗ nhiều khi chúng ta thoát ly thực tế, vận dụng một cách máy móc những kinh nghiệm hoặc những kết luận có tính chất lý luận của một số đảng an hem, chưa phát huy hết tinh thần độc lập nghiên cứu của mình, chưa đi

24

sâu nghiên cứu đầy đủ thực tế của nước mình để làm cho công tác lý luận, công tác tư tưởng được sinh động, phong phú và có sáng tạo”.

Các nguyên tắc của công tác tư tưởng nêu trên có quan hệ hữu cơ, chặt chẽ với nhau, tác động và bổ sung lẫn nhau, đó là một thể hoàn chỉnh, không thể tách rời nguyên tắc nọ với nguyên tắc kia một cách máy móc. Đó là những nguyên tắc chung, song khi vận dụng cần chú ý điều kiện và hoàn cảnh từng nơi và chức năng, nhiệm vụ của từng binh chủng của công tác tư tưởng thì mới đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG – GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 29 -31 )

×