0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nguyên tắc tính đảng trong công tác tư tưởng

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG – GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 25 -27 )

7. Kết cấu luận văn

1.1.3.1. Nguyên tắc tính đảng trong công tác tư tưởng

Trong xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp đều có tư tưởng chủ đạo của mình. Tư tưởng đó phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất, địa vị kinh tế của một giai cấp. Giai cấp nào giữ địa vị thống trị trong xã hội, thì tư tưởng của giai cấp đó sẽ là tư tưởng thống trị trong xã hội. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định: “Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị” [4, tr. 625]. Chừng nào trong xã hội còn có giai cấp và đấu tranh giai cấp thì không thể có hệ tư tưởng nói chung, không thể có hệ tư tưởng phi giai cấp. Bất cứ quan điểm lý luận nào, một học thuyết nào cũng đều mang dấu ấn của giai cấp, đều có tính chất giai cấp, đều phản ánh lợi ích của một giai cấp nhất định và bảo vệ lợi ích của giai cấp ấy. V.I. Lênin viết “… vấn đề đặt ra chỉ là như thế này: hệ tư tưởng tư sản hoặc là hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Không có hệ tư tưởng trung gian (vì nhân loại không tạo ra một hệ tư tưởng “thứ ba” nào cả; vả chăng, trong một xã hội bị những sự đối kháng giai cấp chia sẽ thì không bao giờ có hệ tư tưởng ở ngoài hoặc trên các giai cấp). Vì vậy, mọi sự coi nhẹ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mọi sự xa rời hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản” [55, tr.49-50].

Tính đảng là biểu hiện tập trung của tính giai cấp. Tính đảng trong công tác

tư tưởng của Đảng là biểu hiện tập trung của tính giai cấp công nhân. Chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, phản ánh lợi ích của giai cấp công nhân và bảo vệ lợi ích của giai cấp đó. Đặc điểm của giai cấp công nhân là sự phát triển của nó phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, lợi ích của nó nhất trí với lợi ích của những người lao động. Cho nên, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân cũng bảo vệ lợi ích của những người lao động.

Nguyên tắc tính đảng trong công tác tư tưởng đòi hỏi chúng ta phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, luôn luôn xuất phát từ thế giới quan Mác - Lênin, từ quan điểm của Đảng để giải thích cho quần chúng hiểu biết đúng đắn những sự kiện và hiện tượng của đời sống xã hội. Vì vậy, tính đảng trong công tác tư tưởng cũng thống nhất với tính khoa học. Tính đảng đòi hỏi người làm công tác tư tưởng phải có tính trung thực. Xa rời lập trường giai cấp công nhân, xa rời

19

quan điểm của Đảng trong công tác tư tưởng là biểu hiện nghiêm trọng của sự xa rời tính đảng trong công tác tư tưởng. Nếu xa rời tính đảng, thì người làm công tác tư tưởng sẽ lý giải sai lầm những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, dễ dàng tiếp thu quan điểm của giai cấp tư sản. Đứng trước khó khăn của cách mạng, họ dễ dao động, không chịu đựng nổi khó khăn; không cắt nghĩa đúng nguyên nhân của khó khăn; thậm chí cắt nghĩa, giải thích những khó khăn trái với cách nhìn, quan điểm của Đảng.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là hạt nhân của thế giới quan khoa học và cách mạng của Đảng Cộng sản. Đường lối của Đảng ta là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Vì vậy, nguyên tắc tính đảng đòi hỏi công tác tư tưởng phải tuyên truyền không mệt mỏi cho tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, cho đường lối, quan điểm của Đảng. Mỗi bài viết, bài nói đều phải có nội dung tư tưởng chính trị, nghĩa là bài viết, bài nói đó phải thấm nhuần quan điểm của Đảng, thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin, V.I. Lênin đã phê bình rằng: “không có một nội dung tư tưởng rõ ràng, có suy nghĩ chính chắn, thì công tác cổ động sẽ thoái hóa thành những lời nói suông” [55, tr. 95]. Người còn nhấn mạnh: “Trong bất kỳ một trường học nào, điều quan trọng nhất là phương hướng chính trị và tư tưởng của các bài giảng” [55, tr. 248].

Tính chiến đấu chính là một biểu hiện của tính đảng trong công tác tư tưởng.

Tính chiến đấu trong công tác tư tưởng đòi hỏi các chiến sỹ của Đảng phải đấu tranh không khoan nhượng chống những tư tưởng thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin, đấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ quan điểm của Đảng. Tính chiến đấu trong công tác tư tưởng là một yêu cầu cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng, đồng thời là thước đo chất lượng công tác tư tưởng. Hiệu quả của công tác tư tưởng phụ thuộc một phần quan trọng ở tính chiến đấu của nó.

Một người kém tính đảng và không có tính đảng cao không thể được lựa chọn vào hàng ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng. Bồi dưỡng về tính đảng phải là một nội dung rất quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ làm công tác tư tưởng. Dựa vào tính đảng, các cấp ủy, các cơ quan tham mưu làm công tác tư tưởng có được căn cứ quan trọng để đánh giá một bài giảng, một bài báo, một buổi phát thanh v.v..

20

Tính đảng phụ thuộc rất lớn vào trình độ lý luận, trình độ chính trị và tư tưởng của người làm công tác tư tưởng. Một cán bộ có trình độ lý luận, nhạy cảm với cái mới và có lập trường, tư tưởng vững vàng nhất định sẽ quán triệt sâu sắc tính đảng trong công tác tư tưởng. Do đó, để nâng cao tính đảng trong công tác tư tưởng một vấn đề quan trọng hàng đầu là phải chú ý nâng cao trình độ lý luận, chính trị và tư tưởng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG – GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 25 -27 )

×