0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nguyên tắc tính khoa học trong công tác tư tưởng

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG – GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 27 -29 )

7. Kết cấu luận văn

1.1.3.2 Nguyên tắc tính khoa học trong công tác tư tưởng

Tính khoa học là một nguyên tắc rất cơ bản của công tác tư tưởng. Quán triệt tính khoa học có nghĩa là toàn bộ công tác tư tưởng phải luôn luôn xuất phát từ chủ nghĩa Mác - Lênin, lấy đó làm cơ sở lý giải cho quần chúng hiểu một cách có căn cứ khoa học những vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra, để từ đó họ hành động một cách tự giác và có hiệu quả. Sở dĩ chủ nghĩa Mác - Lênin có thể làm được như vậy là vì nó đã kết hợp được trong bản thân nó hai đặc tính cơ bản: tính khoa học chặt chẽ và cao độ… với tinh thần cách mạng, như V.I. Lênin đã nêu ra.

Tính khoa học trong công tác tư tưởng đòi hỏi phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm biện chứng, trong khi đề cập, lý giải hoặc phân tích các sự kiện và hiện tượng của đời sống xã hội. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta phân tích một vấn đề cụ thể nào đó phải đặt nó trong những điều kiện không gian, thời gian nhất định, phải vạch rõ quá trình phát triển, biến đổi của nó, chỉ rõ bản chất của nó và phải giải quyết như thế nào cho khoa học và đạt kết quả cao.

Tính khoa học trong công tác tư tưởng đòi hỏi nội dung công tác tư tưởng phải phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan. Vì thế, giai cấp công nhân và chính đảng của nó đặc biệt coi trọng việc phát hiện, nắm vững những quy luật vận động, biến đổi, phát triển của thế giới khách quan, quan tâm sâu sắc đến việc vận dụng các quy luật ấy. Bảo đảm tính khoa học trong việc giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cho quần chúng là làm cho quần chúng hiểu được các quy luật vận động và phát triển của xã hội, thấy rõ được vị trí và vai trò lịch sử của mình, do đó mà nâng cao tính tự giác trong hoạt động cách mạng, trong việc sáng tạo lịch sử. Tính khoa học trong công tác tư tưởng càng cao bao nhiêu thì tính tự giác của quần chúng càng sâu sắc bấy nhiêu, do đó công tác tư tưởng càng phục vụ tốt cho sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

21

Tính khoa học trong công tác tư tưởng còn thể hiện ở tính chân thật. Tính chân thật là một tiêu chuẩn quan trọng của công tác tuyên tuyền, giáo dục quần chúng. Đối với quần chúng, Đảng ta luôn luôn nói lên sự thật. Tính chân thật làm cho quần chúng ngày càng tin tưởng sâu sắc vào sự đúng đắn của các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng.

Hoạt động vì lợi ích của nhân dân, người cộng sản không thể che giấu sự thật với nhân dân. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: “…giai cấp vô sản cần biết sự thật, và chẳng có gì tai hại hơn cho sự nghiệp của họ bằng những lời dối trá có vẻ đẹp đẽ và êm tai của bọn tiểu tư sản” [56, tr. 112]. Vì vậy, người cộng sản phải nhìn thẳng vào sự thật, bằng quan điểm của Đảng, nói thẳng cho quần chúng biết rõ sự thật đó và hướng họ hành động đúng.

Tính chân thật có nghĩa là trình bày nội dung vấn đề một cách khách quan, chẳng hạn, trong tuyên truyền chúng ta có thể trình bày cả thành tích, thắng lợi cũng như khuyết điểm, sai lầm nếu có, nói rõ thuận lợi, đồng thời nêu những khó khăn, thách thức. Chúng ta phải đối quan điểm “tô hồng” làm cho quần chúng say sưa với thành tích, thắng lợi, không thấy hết khó khăn, khuyết điểm cần khắc phục. Đồng thời, chúng ta cũng kiên quyết chống lại quan điểm “bôi đen”, chỉ khuếch đại khuyết điểm, sai lầm, khó khăn nhất thời mà không thấy hoặc phủ nhận thành tích, thắng lợi. Các Nghị quyết của Đảng là một tấm gương lớn về tính chân thực về đánh giá tình hình chung cũng như tình hình xây dựng Đảng ta. Điều đó giúp đảng viên và quần chúng hiểu một cách khách quan, có căn cứ khoa học về những thành tích chúng ta đã đạt được trên các lĩnh vực, về những khuyết điểm, sai lầm và những nguyên nhân của nó mà Đảng ta đã mắc phải, để từ đó Đảng và quần chúng cùng ra sức phát huy những ưu điểm và hạn chế hay nhanh chóng khắc phục khuyết điểm, sai lầm.

Tính khoa học trong công tác tư tưởng còn đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu đặc điểm của các tầng lớp quần chúng lao động, nắm vững quy luật của quá trình nhận thức, sử dụng phương pháp thích hợp, nhằm đưa tư tưởng của Đảng đến với quần chúng một cách hiệu quả nhất. Nói cách khác là phải tiến hành công tác tư tưởng một cách khoa học, phải vận dụng những thành tựu mới của khoa học tâm lý, khoa học sư phạm, tổng kết kinh nghiệm công tác tư tưởng của Đảng ta, tham khảo

22

những bài học về công tác tư tưởng của các Đảng anh em, tạo cho công tác tư tưởng một cơ sở khoa học vững chắc.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG – GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 27 -29 )

×