0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Khái niệm lãnh đạo công tác tư tưởng

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG – GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 34 -34 )

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Khái niệm lãnh đạo công tác tư tưởng

Qua việc xem xét, phân tích khái niệm về công tác tư tưởng và khái niệm về lãnh đạo, chúng ta có thể khái quát chung về lãnh đạo công tác tư tưởng, như sau: Lãnh đạo công tác tư tưởng là một chức năng cơ bản và quan trọng, là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm thúc đẩy, chỉ đạo về mọi mặt của công tác tư tưởng với mục tiêu xây dựng, bảo vệ và phát triển hệ tư tưởng trong giai cấp với chính đảng của mình và quần chúng nhân dân.

Với đặc trưng là một nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Lãnh đạo công tác tư tưởng được xem là hoạt động đặc biệt và vô cùng quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm lãnh đạo toàn dân tộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chúng ta có thể đi đến quan niệm về lãnh đạo công tác tư tưởng dựa trên đặc trưng của của nước ta:

Lãnh đạo công tác tư tưởng là hoạt động thường xuyên, vô cùng quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chỉ đạo, dẫn dắt, định hướng công tác tư tưởng nhằm bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đảm bảo thông tin theo định hướng của Đảng trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, xây dựng và bảo vệ ý thức xã hội chủ nghĩa; xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Lãnh đạo công tác tư tưởng là việc đề ra chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược về công tác tư tưởng bằng các phương thức chủ yếu là động viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng. Đồng thời, xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựa chọn chủ trương công tác tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; động viên thuyết phục toàn xã hội cùng thực hiện.

Tiểu kết chương 1

Mọi chính đảng, mọi nhà nước đều tiến hành công tác tư tưởng, coi đó là hoạt động quan trọng của mình. Với ba hình thái cơ bản cấu thành trong công tác tư

28

tưởng là: Công tác lý luận, công tác tuyên truyền, công tác cổ động, cùng với ba nguyên tắc: nguyên tắc tính đảng, nguyên tắc tính khoa học, nguyên tắc công tác tư tưởng gắn với thực tiễn cuộc sống. Công tác tư tưởng được xem là hoạt động tư tưởng có mục đích của giai cấp công nhân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thông qua Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, công tác tư tưởng có nhiệm vụ bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thông tin theo định hướng của Đảng trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Công tác tư tưởng nhằm xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa; định hướng giá trị xã hội đúng đắn; hình thành niềm tin cách mạng có căn cứ khoa học, thúc đẩy quần chúng tích cực tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện thực hóa đất nước, xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, đưa đất nước vững chắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Trong khoa học chính trị, lãnh đạo là sự dẫn dắt xã hội bằng chính trị và đạo đức của người đứng đầu; là một chức năng cơ bản của đảng cầm quyền, lãnh tụ quốc gia, nhằm đưa đất nước tới các mục tiêu nhất định bằng cương lĩnh, đường lối chính trị, các chiến lược phát triển, công tác tổ chức - cán bộ… Chủ thể lãnh đạo là những cá nhân, tổ chức có quyền lực cao nhất trong một hệ thống chính trị, thể chế. Chủ thể lãnh đạo có thẩm quyền cao hơn, lớn hơn các chủ thể quản lý.

Ở nước ta hiện nay, khái niệm lãnh đạo được dùng dùng trước hết ở tầm vĩ mô, chỉ vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội; chủ thể lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị phải là tập thể cấp ủy, đứng đầu là bí thư và ban thường vụ cấp ủy. Nói đến năng lực lãnh đạo của cán bộ trước hết là nói đến năng lực thực hiện chức trách của các cấp ủy viên, tiêu biểu là năng lực của một bí thư cấp ủy, bị chế định bởi Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ và các quy định của Đảng.

Lãnh đạo công tác tư tưởng là một khái niệm chỉ hoạt động thường xuyên, vô cùng quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chỉ đạo, dẫn dắt công tác tư tưởng nhằm bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đảm bảo thông tin theo định hướng của Đảng trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, xây dựng và bảo vệ ý thức xã hội chủ nghĩa; xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

29

CHƢƠNG 2

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG 2.1 Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo công tác tƣ tƣởng

2.1.1 Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò lãnh đạo công tác tư tưởng

2.1.1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng

Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, dân tộc ta. Người là nhà tư tưởng, nhà lý luận lỗi lạc. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vai trò của công tác tư tưởng cũng như về lãnh đạo công tác tư tưởng. Người đòi hỏi công tác tư tưởng và lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước phải được đặt trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng của Đảng, của dân tộc. Người đã thực hiện lãnh đạo công tác tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình.

Trong tác phẩm được viết năm 1901 Mạn đàm với những người bảo vệ chủ nghĩa kinh tế , Lênin đã chỉ rõ, một người “chỉ xứng đáng với danh hiệu nhà tư tưởng khi nào họ đi trước phong trào tự phát, chỉ đường cho nó, khi nào họ biết giải quyết, trước những người khác, tất cả các vấn đề lý luận, chính trị, sách lược và các vấn đề về tổ chức mà “những yếu tố vật chất” của phong trào húc phải một cách tự phát” [59, tr. 445- 446]. Như vậy, thực chất Lênin đã nhấn mạnh, nhà tư tưởng tức là người lãnh đạo tự giác.

Đầu năm 1930, nhằm đáp ứng đòi hỏi của phong trào cách mạng trong nước và yêu cầu hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, đồng chí Nguyễn Ái Quốc (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản từ Thái Lan đến Hương Cảng (Trung Quốc) đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng. Hội nghị đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh và Điều lệ đầu tiên của Đảng. Với các sự kiện lịch sử nói trên, Hồ Chí Minh đã trở thành nhà tư tưởng theo đúng quan niệm của Lênin. Bởi vì, với việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thông qua Cương lĩnh cách mạng - cương lĩnh

30

dương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã được dẫn dắt bởi một đảng cách mạng tiên phong, với một lý luận cách mạng tiên phong. Từ đó, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Ở Việt Nam thoát khỏi tình trạng tự phát, theo cách nói của Lênin đã “nâng tính tự phát lên đến tính tự giác”.

Nhà tư tưởng, theo quan niệm của Lênin, gắn bó chặt chẽ với nhà lý luận, nhà tổ chức. Năm 1894, trong tác phẩm Những “người bạn dân” là thế nào và họ

đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao? Lênin đã viết “Không thể là

một nhà lãnh đạo tư tưởng mà lại không làm công tác lý luận nói trên, cũng như không thể là một nhà lãnh đạo tư tưởng mà lại không hướng công tác đó theo những nhu cầu của sự nghiệp, mà lại không tuyên truyền trong công nhân những kết luận của lý luận đó và không giúp đỡ họ tổ chức nhau lại” [60, tr. 382]. Vì vậy có thể nói, nhà tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là nhà lý luận, nhà tổ chức mác xít tài giỏi.

Nhà tư tưởng, nhà lý luận Hồ Chí Minh kế thừa những di sản tư tưởng quý báu của Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn quan tâm sâu sắc tới công tác tư tưởng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác tư tưởng và lãnh đạo công tác tư tưởng luôn được Hồ Chí Minh đặt ở vị trí hàng đầu.

Trong những năm chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trong tác phẩm Đường Kách mệnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cách mệnh, “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” [27, tr. 289] Từ chỉ dẫn của Người ta thấy rõ, những vấn đề chủ yếu của “sự lãnh đạo” của Đảng, gồm: chủ thể lãnh đạo (Đảng Cộng sản Việt Nam), đối tượng lãnh đạo (nhân dân lao động Việt Nam), nội dung lãnh đạo (thực hiện nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam), phương thức lãnh đạo của Đảng (đó là cách thức vận động, liên lạc, tổ chức nhân dân, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới vì thắng lợi của cách mạng nước ta). Người còn quan niệm, Đảng là người lãnh đạo, người cầm lái, vững vàng đưa con thuyền cách mạng đi đến đích. Người cầm lái vững vàng, kiên định mục tiêu con đường đã chọn, thông minh, sáng suốt trong xử lý

31

đúng đắn mọi tình huống thì mới đưa con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh, phong ba, bão táp đến đích đã được xác định, tức là cách mạng thành công.

Để lãnh đạo công tác tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến khái niệm “lãnh đạo”, “lãnh đạo đúng” của Đảng và chỉ ra những nội hàm chủ yếu của khái niệm này. Người viết: “Lãnh đạo đúng nghĩa là phải giải quyết mọi vấn đề một cách đúng đắn; phải tổ chức sự thi hành cho đúng; phải tổ chức sự kiểm soát”. [30, tr. 325]. Đây cũng là những yếu tố chủ yếu tạo nên sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Sự kiểm soát theo tư tưởng của Người, bao hàm cả sự kiểm tra và giám sát và được xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo của Đảng, cả trong quá trình thu thập, xử lý thông tin để hình thành dự thảo nghị quyết của Đảng; trong bàn bạc, thảo luận ra nghị quyết; trong suốt quá trình tổ chức thực hiện quyết định; sơ kết, tổng kết và đúc rút kinh nghiệm.

Khi bàn và quan niệm về lãnh đạo công tác tư tưởng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất của Đảng”. Trong các tác phẩm, bài nói, bài viết của mình, khi nêu lên những nhiệm vụ và công tác chính, Hồ Chí Minh luôn chốt lại, trong những nhiệm vụ và công tác ấy “thì công tác lãnh đạo tư tưởng là quan trọng nhất”. Người nói: “Lãnh đạo quan trọng nhất là lãnh đạo tư tưởng, phải hiểu tư tưởng của mỗi cán bộ để giúp đỡ thiết thực trong công tác; vì tư tưởng thông suốt thì làm tốt, tư tưởng nhùng nhằng thì không làm được việc” [34, tr. 309]. Trong báo cáo tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá II (15-7-1954), trong mười công tác được xác định thì công tác lãnh đạo tư tưởng là quan trọng nhất.

Người cũng khẳng thêm: “Để đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi, sự lãnh đạo của Trung ương và của toàn Đảng cần cải tiến hơn nữa. Trước hết là lãnh đạo tư tưởng. Chúng ta cần phải ra sức sửa chữa những tư tưởng sai lầm, như tư tưởng thái bình, khuynh hữu, muốn nghỉ ngơi, hưởng lạc, v.v..” [40, tr.444].

Hồ Chí Minh cũng quan niệm: lãnh đạo công tác tư tưởng là, “từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng. Nghĩa là gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho quần chúng, và làm cho nó thành ý kiến của quần chúng, và làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó. Đồng thời nhân lúc quần chúng thực hành, ta xem xét lại, coi ý kiến đó đúng hay

32

không. Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành” [30, tr. 330-331].

Với những luận điểm trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, lãnh đạo công tác tư tưởng đối với Hồ Chí Minh luôn là việc quan trọng nhất và ưu tiên hàng đầu trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn. Bên cạnh việc đưa ra những luận điểm về lãnh đạo công tác tư tưởng, Người không quên đánh giá vị trí và vai trò của lãnh đạo công tác tư tưởng.

2.1.1.2 Vị trí, vai trò của lãnh đạo công tác tư tưởng theo quan điểm Hồ Chí Minh

Để làm nổi bật vị trí, vai trò của lãnh đạo công tác tư tưởng, Hồ Chí Minh đã đi sâu luận chứng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhận thức tư tưởng với hành động của một người, một tập thể và toàn xã hội.

Hồ Chí Minh luôn khẳng định tư tưởng đúng thì hành động đúng, tư tưởng nhất trí thì hành động nhất trí, tư tưởng thống nhất thì hành động thống nhất… Theo Hồ Chí Minh: “Tư tưởng có thống nhất, hành động mới thống nhất. Tư tưởng và hành động có thống nhất mới đánh thắng được giặc” [32, tr. 75]

Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: “Tư tưởng hẹp hòi, thì hành động cũng hẹp hòi, thì nhiều thù, ít bạn. Người hẹp hòi ít kẻ giúp. Đoàn thể hẹp hòi không thể phát triển”. [30, tr. 88]

Hồ Chí Minh chỉ rõ, sở dĩ có quan liêu, tham ô, lãng phí cũng như mọi khuyết điểm khác, nguồn gốc của nó là do tư tưởng không đúng. Hồ Chí Minh cho rằng: “Tư tưởng không đúng đắn thì công tác ắt sai lầm. Thí dụ: vì thiếu quan điểm quần chúng (tư tưởng), nên trong công tác mắc bệnh mệnh lệnh, quan liêu” [32, tr.114]. Nói một cách chung nhất, Hồ Chí Minh kết luận “mỗi việc thành hay bại đều do tư tưởng đúng hay sai”.

Trước những diễn biến phức tạp, nhanh chóng của tình hình trong nước và quốc tế, Hồ Chí Minh càng đề cao vai trò của tư tưởng và lãnh đạo công tác tư tưởng. Trong điều kiện ấy, theo Hồ Chí Minh: “Nếu ta không chuẩn bị sẵn sàng, không kịp thời lãnh đạo, thì tư tưởng sẽ hỗn loạn, hành động sẽ hỗn loạn” [33, tr. 553]

33

Như vậy, có thể thấy rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chăm lo đến công tác tư tưởng và lãnh đạo công tác tư tưởng, bởi theo Người “Tư tưởng không đúng đắn thì công tác ắt sai lầm”; rằng “Trong Đảng và ngoài Đảng có nhận rõ tình hình mới, hiểu rõ nhiệm vụ mới thì tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống nhất” [33, tr. 554 - 555]. Công tác tư tưởng tự bản thân nó đã hàm chứa những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đa chiều, liên quan đến tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, nhân dân; liên quan đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng.

Hồ Chí Minh luôn yêu cầu “Cán bộ lãnh đạo và cán bộ các ngành, tư tưởng phải thông, phải thật thông. Phải có quyết tâm khắc phục khó khăn, làm tròn nhiệm vụ” [36, tr. 530]. “Phải đánh thông tư tưởng và động viên sáng kiến và lực lượng

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG – GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 34 -34 )

×