3.4.2.1. Thước đo, chỉ tiêu phương diện tài chính
Theo bảng phỏng vấn các nhà quản lý Công ty (xem phụ lục 18), thước đo được sử dụng để đo lường mục tiêu phương diện tài chính bao gồm 7 thước đo cụ thể sau:
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Thước đo này được sử dụng để đo lường mục tiêu gia tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu. ROE phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt.Công thức tính như sau:
Năm 2016, Công ty đặt ra kế hoạch cho chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là 244 triệu đồng và vốn chủ sở hữu là 728.135 triệu đồng (xem phụ lục 24). Dựa vào số liệu này thì mức kế hoạch của thước đo này được tính toán như sau:
Lợi nhuận sau thuế x 100% Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu =
(ROE) Vốn chủ sở hữu
244 x 100%
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu = = 0,034 %
Như vậy, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu được xây dựng là 0,034%. Có thể thấy Công ty đặt ra lợi nhuận kế hoạch năm 2016(228 triệu đồng) là không cao so với lợi nhuận thực hiện năm 2015 (224 triệu đồng), và chỉ tiêu kế hoạch về vốn chủ sở hữu năm 2016 (728.135 triệu đồng) chỉ tăng 5,05% so với năm 2015 (693.462 triệu đồng). Do vậy việc đề ra chỉ tiêu ROE kế hoạch cho năm 2016 là 0,034% là khả thi. Để đạt được chỉ tiêu kế hoạch Công ty cần tăng doanh thu và hạ thấp chi phí sản xuất sản phẩm cũng như chi phí hoạt động.
Tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động: Thể hiện tốc độ tăng lợi nhuận năm nay so với năm trước. Thước đo này đo lường mục tiêu gia tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu, thúc đẩy thước đo tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Do đó, thước đo này được xác định dựa trên giả thiết như sau:
H1: Nếu nâng cao tốc độ tăng lợi nhuận thì ROE sẽ tăng lên
Công thức tính thước đo này như sau:
Lợi nhuận hoạt động năm 2015 là 228 triệu đồng, chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận hoạt động năm 2016 Công ty đặt ra là 244 triệu đồng, do đó mức kế hoạch đặt ra cho thước đo này như sau:
Như vậy, chỉ tiêu tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động năm 2016 được xây dựng là 7%. Để đạt được chỉ tiêu này Công ty cần mở rộng thị trường tiêu thụ để tăng doanh thu, đồng thời giảm chi phí đơn vị sản phẩm và chi phí hoạt động.
Tỷ lệ % doanh thu tăng lên từ khách hàng nội địa: Thước đo này được sử dụng để đo lường việc thực hiện mục tiêu tăng doanh thu từ khách hàng nội địa , góp phần thúc đẩy thước đo tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Do đó, thước đo này được xác định dựa trên giả thiết như sau:
(244 – 228) x 100%
Tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động = = 7 % 228
Lợi nhuận hoạt động – Lợi nhuận hoạt động
Tốc độ tăng lợi nhuận = năm nay năm trước x 100% hoạt động
H2: Nếu nâng cao được tỷ lệ % doanh thu tăng lên từ khách hàng nội địa thì sẽ nâng cao tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động, ROE.
Công thức tính thước đo này như sau:
Doanh thu từ khách hàng nội địa năm 2015 là 51.062 triệu đồng, theo kế hoạch dài hạn 5 năm Công ty đặt ra chỉ tiêu kế hoạch doanh thu tiêu thụ nội địa từ năm 2016 đến năm 2020 là 423.531 triệu đồng, trong đó phân bổ thực hiện kế hoạch về chỉ tiêu này trong năm 2016 là 88.519 triệu đồng (xem phụ lục 24). Do đó, mức kế hoạch đặt ra cho thước đo này được tính như sau:
Như vậy, chỉ tiêu tỷ lệ % doanh thu tăng lên từ khách hàng nội địa năm 2016 được xây dựng là 73,4%. Để đạt được chỉ tiêu kế hoạch, Công ty cần cải thiện các quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ nhằm cung cấp cho khách hàng sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý. Đồng thời ứng dụng thương mại điện tử để thu thập được nguồn thông tin thị trường phong phú, nhanh nhạy và cập nhật; nỗ lực mở rộng thị trường nội địa thông qua việc kết nối với các Nhà máy sản xuất vỏ xe trong nước nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu lâu dài.
Tỷ lệ % doanh thu tăng lên từ xuất khẩu: Thước đo này được sử dụng để đo lường thực hiện mục tiêu tăng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu, góp phần thúc đẩy thước đo tốc độ tăng lợi nhuận và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Do đó thước đo này được xác định dựa trên giả thiết như sau:
H3: Nếu nâng cao tỷ lệ % doanh thu tăng lên từ xuất khẩu thì tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động và ROE sẽ tăng lên.
Công thức tính thước đo này như sau:
Tỷ lệ % doanh thu Doanh thu từ KH – Doanh thu từ KH
tăng lên từ = nội địa năm nay nội địa năm trước x 100% KH nội địa Doanh thu từ KH nội địa năm trước
Tỷ lệ % doanh thu (88.519 - 51.062)
tăng lên từ = x 100% = 73,4 % KH nội địa 51.062
Tỷ lệ % doanh thu Doanh thu từ xuất – Doanh thu từ xuất
tăng lên từ = khẩu năm nay khẩu năm trước x 100% xuất khẩu Doanh thu từ xuất khẩu năm trước
Doanh thu từ xuất khẩu cao su năm 2015 là 16.660 triệu đồng, theo kế hoạch dài hạn 5 năm Công ty đặt ra chỉ tiêu kế hoạch doanh thu từ xuất khẩu từ năm 2016 đến năm 2020 là 101.240 triệu đồng, trong đó phân bổ thực hiện kế hoạch về chỉ tiêu này trong năm 2016 là 18.540 triệu đồng (xem phụ lục 24). Do đó, mức kế hoạch đặt ra cho thước đo này được tính như sau:
Tỷ lệ DT tăng lên từ xuất khẩu = (18.540 – 16.660)*100/16.660 = 11,3%
Như vậy, chỉ tiêu tỷ lệ % doanh thu tăng lên từ xuất khẩu năm 2016 được xây dựng là 11,3%. Để đạt được chỉ tiêu kế hoạch, Công ty cần từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ…
Tốc độ giảm chi phí sản xuất/ tấn mủ cao su chế biến: Thước đo này được xây dựng để đo mục tiêu giảm chi phí đơn vị sản phẩm. Thước đo này góp phần thúc đẩy thước đo tốc độ tăng lợi nhuận và thước đo ROE. Do đó thước đo này được xây dựng dựa trên giả thiết như sau:
H4: Nếu tốc độ giảm chi phí sản xuất/ tấn mủ cao su chế biến tăng lên thì tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động, ROE sẽ tăng lên.
Công thức tính thước đo này như sau:
Theo kế hoạch kinh tế tài chính năm 2016 (xem phụ lục 24), chỉ tiêu kế hoạch chi phí sản xuất/ tấn mủ cao su chế biến năm 2016 là 22.950 triệu đồng/tấn. Năm 2015, chi phí sản xuất/ tấn mủ cao su chế biến thực hiện là 29.533 triệu đồng/tấn. Dựa vào số liệu trên, chỉ tiêu kế hoạch cho thước đo này được tính toán như sau:
Chi phí sản xuất/tấn - Chi phí sản xuất/tấn Tốc độ giảm mủ cao su chế biến mủ cao su chế biến
chi phí sản xuất/tấn = năm nay năm trước x 100 mủ cao su chế biến Chi phí sản xuất/tấn
mủ cao su chế biến năm trước
Tốc độ giảm chi phí (22.950 - 29.533) x 100 %
sản xuất/ tấn mủ = = - 28,68 %
Như vậy, chỉ tiêu tốc độ giảm chi phí sản xuất/ tấn mủ cao su chế biến
được đặt ra là 28,68 %. Để đạt được chỉ tiêu kế hoạch, Công ty cần nâng cao công suất sử dụng máy móc, thiết bị, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu sản xuất.
Tốc độ % giảm chi phí hoạt động/ doanh thu thuần so với năm trước: Thước đo này được sử dụng để đo lường mục tiêugiảm chi phí hoạt động, góp phần thúc đẩy thước đo tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động, ROE. Do đó thước đo này được xây dựng dựa trên giả thiết như sau:
H5: Nếu tốc độ giảm chi phí hoạt động/ doanh thu thuần tăng lên thì tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động, ROE sẽ tăng lên.
Công thức tính thước đo này như sau:
Năm 2015, chi phí hoạt động là 9.792 triệu đồng, doanh thu thuần là 67.722 triệu đồng, vậy chi phí hoạt động/ doanh thu thuần năm 2015 là 14,5%. Năm 2016, Công ty đặt ra chỉ tiêu kế hoạch chi phí hoạt động là 6.825 triệu đồng (xem phụ lục 24), doanh thu thuần là 107.059, vậy chi phí hoạt động/doanh thu thuần kế hoạch năm 2016 là 6,4%. Theo số liệu trên, chỉ tiêu kế hoạch cho thước đo này được tính như sau:
Chi phí hoạt động/doanh - Chi phí hoạt động/doanh Tốc độ giảm thu thuần năm nay thu thuần năm trước
chi phí hoạt động/ = Chi phí hoạt động/doanh thu thuần doanh thu thuần năm trước
Tốc độ giảm ( 6,4% - 14,5%) x 100
chi phí hoạt động/ = = - 55,86 %
Như vậy, chỉ tiêu thước đo tốc độ giảm chi phí hoạt động/ doanh thu thuần
năm 2016 được xây dựng là 55,86%.Để đạt được chỉ tiêu kế hoạch, Công ty cần tiết kiệm và kiểm soát tốt chi phí hoạt động.
Số vòng quay tài sản: Thước đo này được sử dụng để đo lường mục tiêu tăng hiệu quả sử dụng tài sản và góp phần thúc đẩy thước đo tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động, ROE. Do vậy, thước đo này được xây dựng dựa trên giả thiết như sau:
H6: Nếu vòng quay tài sản tăng lên thì tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động và ROE sẽ tăng lên.
Công thức tính thước đo này như sau:
Theo bảng cân đối kế toán tóm tắt của Công ty (xem phụ lục 1), tổng tài sản cuối năm 2015 của Công ty là 94.843 triệu đồng, doanh thu thuần là 67.722 triệu đồng. Năm 2016, chỉ tiêu kế hoạch về tổng tài sản Công ty đặt ra là 87.256 triệu đồng, doanh thu thuần là 107.059 triệu đồng (xem phụ lục 24). Theo số liệu trên, chỉ tiêu kế hoạch về số vòng quay tài sản năm 2016 của Công ty được tính như sau:
Số vòng quay tài sản = 107.059/81.282,5 = 1,32
Như vậy, chỉ tiêu thước đo số vòng quay tài sản năm 2016 được xây dựng là
1,32 vòng. Để đạt được chỉ tiêu này, Công ty cần tăng doanh thu, quản lý tốt việc mua sắm, sử dụng và bảo quản tài sản đảm bảo tối đa hóa công suất sử dụng tài sản phục vụ hữu ích cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.4.2.2. Thước đo, chỉ tiêu phương diện khách hàng
Theo kết quả phỏng vấn các nhà quản lý (xem phụ lục 18), có 4 thước đo được sử dụng để đo lường các mục tiêu phương diện khách hàng, cụ thể như sau:
Thị phần khách hàng nội địa: Được sử dụng để đo lường mục tiêu mở rộng thị phần khách hàng nội địa và góp phần thúc đẩy thước đo tỷ lệ % doanh thu tăng
Doanh thu thuần Số vòng quay tài sản =
lên từ khách hàng nội địa thuộc phương diện tài chính. Do đó, thước đo này được xây dựng dựa trên giả thiết như sau:
H7: Nếu thị phần khách hàng nội địa tăng lên thì tỷ lệ doanh thu tăng lên từ khách hàng nội địa sẽ tăng lên.
Công thức tính thước đo này như sau:
Theo Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2015 và triển vọng năm 2016 (Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn, 2016), ước tính doanh thu từ thị trường nội địa toàn nghành cao su Việt Nam là 17.800 tỷ đồng, trong khi đó kế hoạch doanh thu tiêu thụ nội địa Công ty đặt ra là 88.519 triệu đồng (xem phụ lục 24). Theo số liệu trên, chỉ tiêu kế hoạch cho thước đo này được tính như sau:
Thị phần khách hàng nội địa = 88.519*100/17.800.000 = 0,5%
Như vậy, chỉ tiêu thước đo thị phần khách hàng nội địa năm 2016 của Công ty được xây dựng là 0,5%. Để đạt được chỉ tiêu này, Công ty cần tăng cường hoạt động marketing, làm hài lòng khách hàng và chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thị phần thị trường xuất khẩu: Thước đo này được sử dụng để đo lường mục tiêu giữ chân khách hàng, góp phần thúc đẩy thước đo tỷ lệ % doanh thu tăng lên từ hoạt động xuất khẩu thuộc phương diện tài chính. Do đó thước đo này được xây dựng dựa trên giả thiết như sau:
H8: Nếu thị phần thị trường xuất khẩu tăng lên thì tỷ lệ % doanh thu tăng lên từ xuất khẩu sẽ tăng lên.
Công thức tính thước đo này như sau:
Thị phần Doanh thu tiêu thụ nội địa của Công ty
khách hàng = x 100%
nội địa Doanh thu tiêu thụ nội địa toàn ngành cao su
Thị phần Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của Công ty
thị trường = x 100% xuất khẩu Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu toàn ngành cao su
Theo Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2015 và triển vọng năm 2016 (Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn, 2016), ước tính doanh thu từ hoạt động xuất khẩu toàn nghành cao su Việt Nam năm 2016 là 30.600 tỷ đồng, trong khi đó kế hoạch doanh thu từ hoạt động xuất khẩu Công ty đặt ra là 18.540 triệu đồng (xem phụ lục 24). Theo số liệu trên, chỉ tiêu kế hoạch cho thước đo này được tính như sau:
Thị phần thị trường xuất khẩu = 18.540*100/30.600.000 = 0,06%
Như vậy, chỉ tiêu thước đo thị phần thị trường xuất khẩu năm 2016 của Công ty được xây dựng là 0,06 %. Để đạt được chỉ tiêu này, Công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng thương mại điện tử, tham gia các hội chợ nhằm quảng bá thương hiệu, đa dạng thị trường xuất khẩu.
Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm thông qua khảo sát: Thước đo này được sử dụng để đo lường mục tiêu gia tăng sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy các thước đo thị phần khách hàng nội địa và thị phần thị trường xuất khẩu thuộc phương diện khách hàng. Do đó thước đo này được xây dựng dựa trên giả thiết như sau:
H9: Nếu mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ làm tăng thị phần khách hàng nội địa và thị phần thị trường xuất khẩu.
Mức độ hài lòng của khách hàng về giá bán thông qua khảo sát: Thước đo này được sử dụng để đo lường mục tiêu gia tăng sự hài lòng của khách hàng về giá bán, góp phần thúc đẩy các thước đo thị phần khách hàng nội địa và thị phần thị trường xuất khẩu thuộc phương diện khách hàng. Do đó thước đo này được xây dựng dựa trên giả thiết như sau:
H10: Nếu mức độ hài lòng của khách hàng về giá bán tăng lên sẽ làm tăng thị phần khách hàng nội địa và thị phần thị trường xuất khẩu.
Bảng khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng bao gồm các nội dung về: giá bán, chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng, chính sách chiết khấu khách hàng… (xem phụ lục 25). Thước đo này sẽ chỉ ra được những yếu tố cần thiết Công ty cần cải thiện để mang lại giá trị thực sự cho khách hàng.
Căn cứ vào kết quả khảo sát các nhà quản lý (xem phụ lục 23), chỉ tiêu của thước đo mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm thông qua khảo sát, mức độ hài lòng của khách hàng về giá bán thông qua khảo sát được xây dựng là ≥ 4 điểm. Để đạt được chỉ tiêu này, Công ty cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp cho khách hàng sản phẩm với giá bán hợp lý nhất, nâng cao kỹ năng bán hàng cho nhân viên kinh doanh của Công ty, tiến hành khảo sát khách hàng để biết được những yếu tố cần cải thiện nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
3.4.2.3. Thước đo, chỉ tiêu phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ
Theo kết quả phỏng vấn các nhà quản lý (xem phụ lục 18), có 8 thước đo được sử dụng để đo lường mục tiêu phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, cụ thể bao gồm:
Tốc độ % tăng năng suất vườn cây: Năng suất vườn cây là yếu tố quan trọng thể hiện cho chất lượng vườn cây cao su. Xuất phát từ chiến lược cung cấp