Quy trình xây dựng và triển khai bảng điểm cân bằng tại Công ty TNHH MT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống đo lường thành quả hoạt động trên cơ sở vận dụng bảng điểm cân bằng (balanced scorecard) tại công ty TNHH MTV cao su hà tĩnh (Trang 78 - 80)

TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh

Bước 1: Chuẩn bị

Đầu tiên, Công ty cần thành lập bộ phận chuyên trách về bảng điểm cân bằng, gọi là “nhóm BSC”. Nhóm này bao gồm các thành viên Ban giám đốc, Kế toán trưởng, phụ trách các phòng ban và các chuyên gia tư vấn về bảng điểm cân bằng. Trưởng nhóm phụ trách chỉ đạo xây dựng và triển khai BSC nên là Kế toán trưởng, vì bảng điểm cân bằng là một công cụ kế toán quản trị vì thế cần người hiểu

về kế toán và các thước đo đo lường thành quả hoạt đông. Công ty có thể mời chuyên gia về đào tạo kiến thức về bảng điểm cân bằng cho các thành viên trong nhóm hoặc cử thành viên tham gia các hội thảo hay các khóa đào tạo về BSC.

Sau đó nhóm BSC cần lên kế hoạch chi tiết cho những gì mà Công ty dự định làm để xây dựng và triển khai Bảng điểm cân bằng và lập biểu đồ thời gian cho những dự định đó.

Bước 2: Phỏng vấn các nhà quản lý Công ty để thu thập các ý kiến về tầm nhìn, chiến lược của Công ty, những mục tiêu và thước đo dự kiến của bảng điểm cân bằng tại Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh.

Sau khi cung cấp tài liệu liên quan tới giới thiệu bảng điểm cân bằng cũng như tài liệu nội bộ liên quan tới tầm nhìn, chiến lược của Công ty, người thiết kế tiến hành phỏng vấn từng nhà quản lý cấp cao của Công ty nhằm thu thập ý kiến về tầm nhìn, chiến lược, các mục tiêu và thước đo dự kiến của bảng điểm cân bằng tại Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh. Việc xây dựng mục tiêu, thước đo bảng điểm cân bằng luôn được chú trọng sao cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, tình hình thị trường, các quy định của pháp luật…

Bước 3: Thiết lập mục tiêu và thước đo sơ bộ cho từng phương diện, xác định mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu, trên cơ sở đó thành lập bản đồ chiến lược các mục tiêu.

Nhóm BSC tiến hành tổng hợp mục tiêu và thước đo dự kiến sau khi đã phỏng vấn riêng rẽ từng nhà quản lý ở bước 2. Sau đó tổ chức một cuộc hội thảo giữa các nhà quản lý để bắt đầu tìm kiếm sự đồng thuận về bảng điểm cân bằng nhằm xác định được bảng điểm cân bằng sơ bộ cho Công ty. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu và thiết lập bản đồ chiến lược.

Bước 4: Tiến hành phỏng vấn lần thứ hai

Sau khi tổng hợp ý kiến từ cuộc hội thảo lần đầu tiên, người thiết kế tiến hành phỏng vấn lần hai về bảng điểm cân bằng dự kiến của Công ty và tìm các biện pháp thực hiện mục tiêu chiến lược của bảng điểm cân bằng.

Bước 5: Tiến hành hội thảo lần thứ hai bao gồm các nhà quản lý cấp cao và cấp trung nhằm thảo luận về các thước đo sẽ sử dụng để đo lường, nguồn thông tin cần thiết cho các thước đo, cách thức thu thập nguồn thông tin này và thảo luận kế hoạch thực hiện bảng điểm cân bằng.

Bước 6: Họp lần thứ ba giữa các nhà quản lý cấp cao với mục đích đạt được sự đồng thuận cuối cùng về tầm nhìn, chiến lược, các mục tiêu, thước đo đã được phát triển trong hai lần họp đầu tiên; xác định chỉ tiêu kế hoạch của các thước đo; thống nhất kế hoạch triển khai thực hiện BSC.

Bước 7: Thực hiện

Nhóm BSC cần phổ biến chiến lược và BSC tới toàn bộ công nhân viên trong Công ty, đảm bảo giải đáp thông suốt cho công nhân viên về chiến lược và BSC nếu có thắc mắc.

Cần cải tiến hệ thống thông tin nhằm phục vụ cho việc thống kê số liệu và tính toán các thước đo được nhanh chóng, chính xác.

Bước 8: Đánh giá

Định kỳ tháng/quý/năm tiến hành đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, thước đo của bảng điểm cân bằng nhằm báo cáo Ban giám đốc Công ty. Công ty cũng cần tổng kết đánh giá việc thực hiện chiến lược và BSC vào cuối năm để có những khen thưởng hay giải pháp kịp thời.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống đo lường thành quả hoạt động trên cơ sở vận dụng bảng điểm cân bằng (balanced scorecard) tại công ty TNHH MTV cao su hà tĩnh (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)