Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Nghị định thư kyoto và hợp tác quốc tế đối với biến đổi khí hậu (Trang 64 - 68)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực, Nghị định thư Kyoto cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ quốc tế giữa các bên tham gia. Đây chắc chắn không phải những kết quả mà các bên mong đợi khi phê duyệt thỏa ước quốc tế này. Tuy nhiên, đây cũng là một điều không quá hiếm gặp trong các vấn đề xã hội nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ và hợp tác quốc tế, một lĩnh vực có sự liên quan đến nhiều chủ thế với những mục tiêu và điều kiện khác nhau. Đó là sự chia rẽ giữa các nhóm quốc gia khác lợi ích. Hệ quả tiêu cực này cần được nhìn nhận nghiêm túc để có thể khắc phục ở những giai đoạn tiếp theo của Nghị định thư Kyoto hoặc các thỏa thuận quốc tế tương tự.

Sự chia nhóm. Các quốc gia có lợi ích (hoặc bất lợi) tương tự nhau trong

những thỏa thuận về nội dung Nghị định thư Kyoto đã tự động liên kết lại với nhau thành các nhóm và gây ra chia rẽ về toàn cục. Mặc dù đây là một hiện tượng có thể lý giải được trong các quá trình hợp tác quốc tế nói chung và trong vấn đề ứng phó

57

với biến đổi khí hậu nói riêng; tuy nhiên hệ quả của nó là rất khó kiểm soát. Trong quá trình đàm phán Nghị định thư Kyoto, với những mục tiêu và điều kiện khác nhau, các quốc gia đã rất khó có thể đạt được một thỏa thuận sao cho các bên cùng có lợi nhiều nhất. Đặc biệt đối với các quốc gia nhỏ hơn, về quyền lực chính trị hoặc quy mô của nền kinh tế, để tăng thêm tiếng nói trong quá trình đàm phán, những quốc gia này đã liên kết lại với những bên có những lợi ích hay điều kiện tương tự như mình. Những quốc gia càng yếu thì càng muốn tạo ra liên minh đàm phán càng đông để tạo ra thế cân bằng với các bên cường quốc. Hiện tượng này xuất hiện ở cả hai nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển. Đó là trường hợp của nhóm các quốc gia đang phát triển G77, trong đó lại có các nước xuất khẩu dầu OPEC (Organization of Petroleum Exporting Countries), liên minh các quốc đảo nhỏ AOSIS (Alliance of Small Island States), các nền kinh tế mới nổi BRIC. Trong nhóm các quốc gia phát triển lại chia thành, các nền kinh tế chuyển đổi EIT, liên minh châu Âu EU, JUSSCANZ mà dẫn đầu là Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Trước hết là sự chia rẽ giữa hai nhóm các nước phát triển và các nước đang phát triển. Đây dường như là điều có thể dự đoán trước do sự khác biệt cơ bản trên nhiều phương diện giữa hai nhóm này. Trong khi các quốc gia phát triển, điển hình là Hoa Kỳ, liên tục kêu gọi sự tham gia của các quốc gia đang phát triển, nhóm các quốc gia đang phát triển lại kiên quyết từ chối. Nếu như quá trình đàm phán đã chia rẽ hai bên thì một số quan ngại cho rằng quá trình thực hiện tiếp tục đào sâu sự khác biệt này giữa hai nhóm quốc gia. CDM được cho là có khả năng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa hai nhóm quốc gia này, từ đó tiếp tục đẩy hai nhóm về hai cực xa nhau hơn. Cơ chế này cho phép các quốc gia phát triển mua các đơn vị CER từ các nước đang phát triển để thay thế việc chuyển đổi lộ trình phát triển trên chính lãnh thổ của mình. Điều này nghĩa là các quốc gia phát triển có cơ hội hoàn thành mục tiêu cắt giảm phát thải với mức chi phí thấp nhất.103 Theo một số tính toán, so với việc chỉ thực hiện giảm phát thải bằng các hoạt động trong nước, cơ chế

103

58

linh hoạt đặc biệt là CDM, đã làm giảm bớt thiệt hại về GDP cho các nền kinh tế OECD ở châu Âu từ 0.31% xuống còn 0.13%104.

Bên cạnh đó, sự chia rẽ trong nội bộ hai nhóm cũng diễn ra liên tục. Trong nhóm các quốc gia phát triển, lập trường của EU và JUSSCANZ có nhiều điểm khác biệt. JUSSCANZ vận động mạnh mẽ cho sự tham gia của các quốc gia đang phát triển trong khi EU lại tỏ thái độ linh hoạt hơn trong vấn đề này. Kết quả là Hoa Kỳ, đại diện tiêu biểu cho JUSSCANZ đã đơn phương không phê duyệt Nghị định thư Kyoto khi không có sự tham gia cam kết của các quốc gia đang phát triển. Sau một thời gian, Canada đã rút khỏi thỏa ước này, còn Nhật Bản và Nga tuyên bố không tham gia giai đoạn tiếp theo. Tất cả những kết quả này đều xuất phát từ sự chia rẽ trong nội khối khi không đạt được những mục tiêu kinh tế chính trị phù hợp với mình. Tuy chưa có mâu thuẫn trực tiếp nào phát sinh giũa các quốc gia này sau đàm phán, họ cũng gặp phải một số trở ngại để có thể thống nhất với nhau về những hợp tác tiếp theo liên quan đến vấn đề này.

Trong nhóm các nước đang phát triển, sự chia nhóm còn thể hiện ở những mặt phức tạp hơn. OPEC là nhóm quốc gia có nền kinh tế dựa chủ yếu vào hoạt động xuất khẩu dầu nên luôn giữ lập trường phản đối việc cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính trong đó có khí CO2, khí tạo ra từ việc sử dụng nhiêu liệu hóa thạch như dầu mỏ. Nhóm này được gọi là nhóm “phủ quyết” của cả quá trình đàm phán105. Ngược lại, AOSIS là nhóm các nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc mực nước biển dâng cao, hệ quả trực tiếp của diễn biến biến đổi khí hậu. Chính vì vậy nhóm này ủng hộ mạnh mẽ các mục tiêu cắt giảm phát thải. Trong khi đó BRIC cũng ủng hộ việc thiết lập các mục tiêu cắt giảm lượng phát thải từ phía các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, đây là nhóm nước có nền sản xuất bùng nổ mạnh mẽ và được dự đoán ngay từ đẩu rằng lượng phát thải từ những nền kinh tế này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới diễn biến chung toàn cầu. Mặc dù được kêu gọi tham gia vào các cam kết kiểm soát lượng phát thải, BRIC vẫn giữ lập trường rất kiên quyết.

104

(IPCC, 2001)

105

59

Thêm nữa, Brazil trong BRIC cũng chính là quốc gia đề xuất việc áp dụng cơ chế CDM vì nhận thấy cơ hội kinh tế; trong khi một số quốc gia đang phát triển khác tỏ ra lo ngại trước những hệ quả không thấy trước được từ cơ chế này.106

Tóm lại, những sự chia rẽ này, dù diễn ra giữa những nhóm nào cũng làm ảnh hưởng tiêu cực tới mục tiêu chung của việc hợp tác quốc tế. Việc chia rẽ không những khiến cho các thỏa thuận khó đạt được trong quá trình đàm phán, nó cũng khiến cho quá trình thực hiện chậm lại, kết quả vì vậy cũng khó đạt được mức như mong muốn.

Tiểu kết

Chương 2 nêu và phân tích những nội dung chủ yếu cũng như quá trình thực hiện của Nghị định thư Kyoto và tác động của thỏa ước này đến quan hệ quốc tế. Trong quá trình thực hiện có những diễn biến bất ngờ như việc Hoa Kỳ không phê duyệt Nghị định thư Kyoto và Canada rút khỏi thỏa ước này. Tuy vậy, mục tiêu chung đã cam kết trong Nghị định thư Kyoto đã đạt được về tổng thể, mặc dù quá trình thực hiện cũng đã bộc lộ một số vấn đề hạn chế cần được khắc phục. Đặc biệt, việc làm thế nào để khuyến khích các quốc gia đang phát triển cùng tham gia vào cam kết trong giai đoạn tiếp theo là một trong những vấn đề then chốt.

Với bản chất là một thỏa thuận hợp tác quốc tế, Nghị định thư Kyoto cũng có những tác động tới tình hình quan hệ quốc tế nói chung. Những ảnh hưởng này bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, Nghị định thư Kyoto đã tạo tiền đề cho việc hợp tác quốc tế sâu hơn trong những vấn đề cụ thể ảnh hưởng tới mọi quốc gia trên toàn cầu. Tuy nhiên, sự phân rẽ giữa các nhóm quốc gia với những lợi ích và mục tiêu khác nhau đã diễn ra, gây ra sự xáo trộn và thiếu ổn định trong quan hệ quốc tế. Những tác động này sẽ tiếp tục chi phối quá trình thảo luận và đàm phán cho những giai đoạn tiếp theo của Nghị định thư Kyoto sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

106

60

CÁC NỖ LỰC HỢP TÁC QUỐC TẾ HẬU KYOTO

Một phần của tài liệu Nghị định thư kyoto và hợp tác quốc tế đối với biến đổi khí hậu (Trang 64 - 68)