Nghĩa của việc ra đời Nghị định thư Kyoto

Một phần của tài liệu Nghị định thư kyoto và hợp tác quốc tế đối với biến đổi khí hậu (Trang 37 - 39)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.3.nghĩa của việc ra đời Nghị định thư Kyoto

Nghị định thư Kyoto có ý nghĩa quốc tế quan trọng dù đây không phải là là thỏa ước đầu tiên về vấn đề này. Tuy vậy, sự ra đời của Nghị định thư này đã đánh dấu một bước tiến mới trong tiến trình hợp tác quốc tế. Lần đầu tiên vấn đề biến đổi khí hậu được một số lượng lớn các bên tham gia cam kết hành động với những ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế. Điều này cho thấy mối quan tâm ngày càng lớn của các chủ thể trong quan hệ quốc tế, bao gồm các quốc gia, các tổ chức liên và phi chính phủ.

Việc thông qua văn bản của Nghị định thư Kyoto sau một quá trình đàm phán căng thẳng cũng đã thể hiện nỗ lực hợp tác quốc tế mạnh mẽ của các bên. Cần phải nhấn mạnh rằng mỗi bên đều mang đến vòng đàm phán COP 3 những gói đề xuất khác nhau, xuất phát từ những mục tiêu và động cơ khác nhau. Điều này cũng có thể dễ dàng lý giải. Các quốc gia khác nhau có những điều kiện và nền tảng phát triển khác nhau trong mọi mặt, từ kinh tế chính trị cho đến khoa học công nghệ. Thêm vào

30

đó, các quốc gia này cũng phát triển và theo đuổi những kế hoạch và mục tiêu tăng trưởng phụ thuộc vào những tiền đề riêng của mình. Vì vậy, một văn bản quốc tế như Nghị định thư Kyoto với những ràng buộc pháp lý, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới lộ trình phát triển của nhiều bên. Việc thống nhất thông qua văn bản này cho thấy nỗ lực cam kết của các bên ở thời điểm đó, nhằm chung tay giải quyết một vấn đề toàn cầu có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn về lâu dài cho tất cả các bên. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những quan điểm phê phán đối với bản Nghị định thư này. Đó là những chỉ trích đối với một số điểm quy định trong nội dung của thỏa ước này. Bên cạnh đó là những điểm hạn chế trong quá trình thực hiện của các bên tham gia. Những điểm này sẽ được nêu cụ thể hơn trong phần tiếp theo của luận văn.

Tiểu kết

Chương I tập trung làm rõ những điểm cơ bản về vấn đề biến đổi khí hậu và quá trình hợp tác quốc tế trong vấn đề này cho tới thời điểm ra đời Nghị định thư Kyoto. Vấn đề biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề toàn cầu ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, do diễn biến nhanh và phức tạp cùng những hệ quả nghiêm trọng mà nó đã để lại và có khả năng tiếp tục gây ra. Để đối phó có hiệu quả với diễn biến này, các quốc gia cần phối hợp với nhau để cùng hành động. Việc hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường nói chung đã diễn ra từ những thập niên 1970-1980. Tuy nhiên, hợp tác quốc tế cụ thể trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu diễn ra muộn hơn, vào những năm 1990. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất và sự thành lập UNFCCC năm 1992 đã mở đầu cho quá trình hợp tác quốc tế về vấn đề này trên bình diện thế giới. UNFCCC cũng là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của Nghị định thư Kyoto, thỏa ước quốc tế đầu tiên có tính ràng buộc về pháp lý đối với các bên tham gia. Trong đó, các bên tham gia cam kết sẽ cắt giảm lượng phát thải của mình so với mức của năm cơ sở 1990. Sự ra đời của văn bản này có ý nghĩa lịch sử đối với quá trình hợp tác quốc tế trong vấn đề biến đổi khí hậu này. Quá trình thực hiện và tác động của bản Nghị định thư này sẽ được xem xét trong chương tiếp theo.

31

NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO VÀ VIỆC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Nghị định thư kyoto và hợp tác quốc tế đối với biến đổi khí hậu (Trang 37 - 39)