6. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Tác động tích cực
Với tầm vóc lớn của, những tác động tích cực của Nghị định thư Kyoto đối với lĩnh vực quan hệ quốc tế là đáng được ghi nhận. Những tác động này có thể biểu hiện ở những mức độ khác nhau đối với các chủ thể khác nhau. Nhưng tựu chung, những tác động này đã đóng góp vào sự củng cố và phát triển hợp tác quốc
54
tế. Những tác động tích cực sẽ được trình bày trong phần viết này bao gồm: tạo tiền đề cho việc hợp tác sâu hơn trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy nhận thức toàn cầu, và khuyến khích trao đổi khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Tiền đề cho hợp tác quốc tế sâu hơn. Như đã phân tích ở các phần trước,
Nghị định thư Kyoto không phải là thỏa ước quốc tế đầu tiên trong vấn đề môi trường hay ứng phó với biến đổi khí hậu, nhưng lại là thỏa ước đặt dấu mốc lịch sử cho quá trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Sở dĩ như vậy là do sự ràng buộc về mặt luật pháp quốc tế với những mục tiêu cam kết đối với các bên tham gia. Trước đó, các thỏa thuận quốc tế khác đều thất bại trong việc đặt ra quy chế này. Chính vì vậy, quá trình hợp tác quốc tế hoàn toàn dựa trên cơ sở tham gia tự nguyện của các bên tham gia.
Những ràng buộc pháp lý có thể coi là động cơ cao nhất thúc đẩy các bên tham gia hoàn thành mục tiêu cam kết của mình. Sức ép từ trách nhiệm quốc tế và trách nhiệm xã hội buộc các chính phủ phải nỗ lực thực hiện những mục tiêu mà họ đã cam kết. Tuy nhiên, để đạt được thỏa thuận như vậy giữa các bên tham gia có các mục tiêu và điều kiện phát triển khác nhau là điều không đơn giản. Chính vì vậy, việc thông qua Nghị định thư Kyoto giữa hơn 190 bên tham gia đã tạo dựng một tiền đề tích cực cho những thỏa thuận quốc tế tương tự trong tương lai, thúc đẩy hơn nữa quá trình hợp tác quốc tế giữa các quốc gia. Điều này nghĩa là, những nhà lãnh đạo cấp cao của các bên tham gia đã và sẽ tiếp tục tiếp nhận các thông tin về biến đổi khí hậu, và cùng nhau ngồi lại để đàm phán, thỏa thuận những vấn đề cơ bản trong quá trình hợp tác cũng như tầm quan trọng của việc các bên cùng đồng thuận với một văn bản pháp lý quốc tế102. Chỉ khi sự hợp tác giữa các chủ thể quan hệ quốc tế, trong đó các quốc gia đóng vai trò cơ bản được thúc đẩy, việc vấn đề biến đổi khí hậu mới có thêm hy vọng đạt được kết quả đáng kể hơn trong thời gian ngắn hơn.
102
55
Thúc đẩy nhận thức toàn cầu. Nghị định thư Kyoto đã thu hút và đẩy mạnh
nhận thức toàn cầu về vấn đề biến đổi khí hậu. Cam kết trong thỏa ước này có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích phát triển của mỗi quốc gia, đã khiến các vòng đàm phán của nó thu hút được sự chú ý theo dõi của không chỉ giới khoa học, các nhà quản lý vĩ mô mà còn cả từ phía truyền thông và công chúng toàn cầu. Những tranh luận, sáng kiến và các diễn biến khác từ các COP ngày càng nhận được nhiều quan tâm hơn từ các phía. Sự gia tăng về mức độ của những mối quan tâm này đã phản ánh sự phát triển tích cực của nhận thức toàn cầu: đối với công chung quốc tế, những giá trị bền vững như môi trường đã giành được vị trí tương xứng cùng với các chủ đề về an ninh, sinh kế, v.v.
Quan trọng hơn, sự gia tăng quan tâm và nhận thức trong vấn đề này sẽ gián tiếp thúc đẩy hợp tác quốc tế. Các nhà lãnh đạo quốc gia buộc phải cân nhắc những cam kết chính trị của mình đối với người dân, và từ đó tích cực tìm kiếm giải pháp để giải quyết những bế tắc còn cản trở quá trình hợp tác này. Vai trò lãnh đạo của EU trong quá trình hợp tác ở UNFCCC là một minh chứng cụ thể cho luận điểm này. Thêm nữa, những diễn biến tại các COP hàng năm tập trung toàn bộ những diễn biến chính của quá trình hợp tác này có thể trở thành một trong những trường hợp điển hình của khái niệm “làng toàn cầu” (global village) mà Marshall McLuhan đưa ra từ những năm 1960. Cả thế giới có thể cùng theo dõi, cùng tiếp nhận những thông tin về vấn đề này và bày tỏ quan điểm của mình, từ đó tạo ra ảnh hưởng nhất định tới quá trình đàm phán và hợp tác.
Khuyến khích trao đổi kỹ thuật và công nghệ. Quá trình trao đổi kỹ thuật và
công nghệ giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto cũng là một điểm tích cực. Mặc dù đây không phải điểm khởi đầu của quá trình này, nhưng sự nhấn mạnh vào giá trị phát triển bền vững trên quy mô toàn cầu cũng như ở mỗi quốc gia đang phát triển tiếp nhận dự án, đã tăng thêm ý nghĩa cho việc trao đổi này. Các kỹ thuật và công nghệ mới, tiên tiến trong các vấn đề như sử dụng hiệu quả năng lượng hay tối ưu hệ thống xả thải trong sản xuất, được chuyển giao từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển
56
đã tạo cơ hội cho những quốc gia này kịp thời điều chỉnh việc sản xuất sinh hoạt theo hướng bền vững hơn.
Các quốc gia kém phát triển hơn sẽ có điều kiện học hỏi và bắt kịp với nhịp độ phát triển khoa học trên thế giới. Khi khoảng cách trong trình độ kỹ thuật công nghệ được rút ngắn lại, các quốc gia đang phát triển sẽ có khả năng chủ động đề xuất cho các cơ chế thực hiện phù hợp với điều kiện của mình. Thêm nữa, khoảng cách nhỏ hơn về trình độ kỹ thuật công nghệ cũng sẽ góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung. Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều trường hợp tương tự, ví dụ như sự bứt phá thần kỳ của Nhật Bản hay những nền kinh tế rồng hổ ở châu Á nhờ vào việc phát triển khoa học kỹ thuật làm nền tảng phát triển quốc gia. Chính vì vậy, những cơ chế phát triển thông qua chuyển giao kỹ thuật công nghệ, nếu được thực hiện phù hợp và đúng đắn, không những hỗ trợ hoàn thành các cam kết, mà còn đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội chung một cách bền vững ở các quốc gia đang phát triển.