6. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Vấn đề cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính
Nội dung cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính là bước phát triển mang tính bản lề của Nghị định thư Kyoto so với UNFCCC. Với những điều khoản quy định cụ thể về vấn đề này, bản Nghị định thư đã cụ thể hóa mục tiêu mà các bên tham gia đề cập đến trong UNFCCC. Những điều khoản này hình thành phần khung cho những chương trình hành động của các bên tham gia, nhằm đạt được mục tiêu cam kết trong vấn đề giảm phát thải để ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhóm nội dung này bao gồm những điểm chính sau: năm cơ sở, danh sách các khí nhà kính, và mức cắt giảm phát thải.
Năm cơ sở. Theo Điều 3 của Nghị định thư Kyoto, năm 1990 được lấy làm
năm cơ sở để đo mục tiêu giảm phát thải được đề ra và thống nhất trong nội dung
32
bản Nghị định thư giữa các bên tham gia. Đối với các bên có nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các chính phủ này có quyền lựa chọn năm cơ sở 1990, hoặc một giai đoạn. Cũng theo điều 3 của Nghị định thư Kyoto, các bên có thể lựa chọn 1995 là năm cơ sở cho mức phát thải của một số loại khí khác64.
Bảng dưới đây nêu con số cụ thể về mức phát thải thời điểm năm 1990 so với mức chung toàn cầu của một số bên tham gia Nghị định thư Kyoto.
Bảng 2.1: Lượng phát thải CO2 của một số
bên Phụ lục I (1990)
* Phần trích này chỉ liệt kê các bên có tỉ trọng mức phát thải trên 2%
Nguồn: Trích từ Bảng Tổng lượng các phát thải CO2 của các Bên Phụ lục I năm 1990 nhằm các mục đích của Điều 5 của Nghị định thư Kyoto (UNFCCC/Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 1997) Bên* Các phát thải (Gg) Phần trăm Úc 288,965 2.1 Canada 457,441 3.3 Pháp 366,536 2.7 Đức 1,012,443 7.4 Ý 428,941 3.1 Nhật Bản 1,173,360 8.5 Ba Lan 414,930 3.0 Nga 2,388,720 17.4 Anh 584,078 4.3 Hoa Kỳ 4,957,022 36.1
Tổng lượng phát thải (100%) của 38 bên Phụ lục I của năm cơ sở 1990 này được coi là phần chủ yếu của lượng khí CO2 phát thải trên phạm vi toàn cầu vào thời điểm đó. Sự chênh lệch về tỉ trọng trong tổng lượng phát thải của nhóm Phụ lục I này là điểm đáng quan tâm trong nội dung và quá trình đàm phán Nghị định thư Kyoto. Đây cũng chính là lý do việc 1990 được chọn làm năm cơ sở chiếm nhiều thời gian đàm phán, gây tranh cãi, và cũng gặp phải nhiều chỉ trích sau khi được ấn định. Việc cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất, phát triển kinh tế vĩ mô của cả một quốc gia. Thời điểm 1990, nền kinh tế châu Âu, bao gồm các nền kinh tế thành viên, có
64
33
nhịp độ phát triển chậm hơn nhiều so với nền kinh tế Hoa Kỳ. Theo đó, lượng phát thải khí nhà kính của khối này cũng thấp hơn nhiều so với Hoa Kỳ, như đã nêu ở trên. Theo tính toán, việc chọn năm 1990 làm năm cơ sở buộc Hoa Kỳ phải cam kết cắt giảm 30-35% lượng phát thải ở năm 1997, để có thể đạt được mục tiêu cam kết trong văn bản này ở thời điểm năm 2012. Trong khi đó, EU chỉ phải cắt giảm 15- 20% lượng phát thải của toàn khối.65 Nghĩa là, khi các bên chính thức tham gia vào Nghị định thư Kyoto, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng hơn so với nền kinh tế của các quốc gia thuộc khối EU66.
Mức cắt giảm. Đây là vấn đề trung tâm của các vấn đề cơ bản trong nội dung
Nghị định thư Kyoto. Vấn đề này bị chi phối bới nhiều yếu tố, và ngược lại cũng tạo ra ảnh hưởng đến nhiều vấn đề và các mối quan hệ khác liên quan đến Nghị định thư Kyoto. Theo đó, “…giảm tổng lượng phát thải của các khí đó ít nhất 5% dưới mức năm 1990 trong thời kỳ cam kết từ 2008 đến 2012…”67.
Bên Phần trăm
Bảng 2.2: Cam kết hạn chế hoặc giảm
phát thải theo định lượng của các Bên (phần trăm của năm cơ sở hoặc thời kỳ) (1997)
* Các nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
Nguồn: (UNFCCC/Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 1997, Phụ lục B)
Bulgaria* -8 Croatia* -5 CH Séc* -8 Estonia* -8 Hungary* -6 Latvia* -8 Lithuania* -8 Ba Lan* -6 Romania* -8 Nga* 0 Slovakia* -8 Slovenia* -8 Ukraine* 0 65 (Kelemen, 2009, p. 17) 66 (Grubb, 2003, p. 151) 67
34
Bảng 2.2 liệt kê cụ thể mức cắt giảm lượng phát thải áp dụng cho mỗi bên Phụ lục I. Theo đó, một số bên không phải cam kết cắt giảm lượng phát thải, và một số bên khác được phép tăng lượng phát thải đến một mức trần nhất định.
Bảng 2.2 (tiếp)
Bên Phần trăm Bên Phần trăm
Úc 8 Nhật Bản -6 Áo -8 Liechtenstein -8 Bỉ -8 Luxembourg -8 Canada -6 Monaco -8 Đan Mạch -8 Hà Lan -8 EU -8 New Zealand 0 Phần Lan -8 Na-uy 1 Pháp -8 Bồ Đào Nha -8
Đức -8 Tây Ban Nha -8
Hy Lap -8 Thụy Điển -8
Iceland 10 Thụy Sỹ -8
Ireland -8 Anh -8
Ý -8 Hoa Kỳ -7
Như đã nêu ở những phần trước, EU đến với bàn đàm phán của Nghị định thư Kyoto với mức đề xuất cắt giảm 15% cho toàn bộ nhóm các bên Phụ lục I. Đây là một mức đầy tham vọng, và được coi là “giá cao” đối với chính nền kinh tế của khối này. Tuy nhiên, một số nhà phân tích đưa ra giả thuyết, EU có nhiều lợi ích khi thúc đẩy quá trình đàm phán và ký kết Nghị định thư Kyoto. Trước hết, EU có thể tái khẳng định tính chất tiên phong và vai trò lãnh đạo của mình, trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường nói chung, vốn xuất phát từ Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất ra đời UNFCCC68. Thứ hai, EU cũng hy vọng có thể dùng sức ép trong những cam kết về biến đổi khí hậu để buộc Hoa Kỳ phải tăng mức thuế năng lượng hiện hành ở mức thấp hơn so với EU69. Thứ ba, EU có thể thỏa mãn những đòi hỏi và sức ép trong lòng khối này. Những đòi hỏi và sức ép này đến từ phía công chúng có nhận thức ngày một cao về vấn đề môi trường và những nhóm
68
(Kelemen, 2009, p. 18)
69
35
lợi ích vận động tích cực cho vấn đề này các cấp khác nhau, từ cấp địa phương, cấp quốc gia thành viên cho tới cấp Liên minh châu Âu70.
Về phía Hoa Kỳ, phái đoàn đàm phán nước này đứng trước nhiệm vụ khó khăn là đạt được mức cam kết cắt giảm lượng phát thải hợp lý cho chính phủ nước này. Một mặt, Hoa Kỳ đã ký Tuyên bố chung Geneva, cam kết chấp nhận sự tham gia tự nguyện của các bên không thuộc Phụ lục I. Mặt khác, Thượng Viện Hoa Kỳ lại thông qua Nghị quyết Byrd-Hagel ngay trước thềm vòng đàm phán Nghị định thư Kyoto, trong đó quyết định việc Hoa Kỳ không nên tham gia bất kỳ thỏa ước có ràng buộc pháp lý nào không có sự cam kết từ phía các quốc gia đang phát triển. Phái đoàn đàm phán nước này và chính phủ đã phải nỗ lực tìm kiếm giải pháp dung hòa hai văn bản này. Mức cắt giảm 7% lượng phát thải mặc dù thấp hơn đa số các quốc gia phát triển khác, nhưng cũng là một thỏa hiệp đáng kể từ phía phái đoàn Hoa Kỳ, khi mà nhóm các quốc gia đang phát triển vẫn đứng ngoài cam kết. Đây có thể coi như thành công bước đầu của các phái đoàn đàm phán khác, đặc biệt là của EU. Cũng chính vì vấn đề này, EU đã nhượng bộ Hoa Kỳ trong vấn đề về cơ chế linh hoạt của việc cắt giảm phát thải khí nhà kính.