Kiểm định Arbuthnott (1970)-signtest

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ số f score để dự báo sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 80)

8. Kết cấu của đề tài

4.1.3.3Kiểm định Arbuthnott (1970)-signtest

Kiểm định Arbuthnott (1970) - signtest dùng để kiểm tra sự giống nhau về trung vị giữa hai nhóm, giả thiết của kiểm định này như sau:

Ho: Trung vị giữa nhóm có sai sót và nhóm không có sai sót là giống nhau H1: Trung vị giữa nhóm có sai sót và nhóm không có sai sót là khác nhau. Từ kết quả tổng hợp cho thấy:

- Biến Rsst-acc có giá trị P value lớn hơn 0.05, cho thấy không có ý nghĩ thống kê với mức ý nghĩa là 0.05. Giả thiết H0 được chấp nhận hay trung vị của biến Rsst-acc giữa hai nhóm có sai sót và không có sai sót là tương đương nhau.

- Không như kết quả của hai kiểm định Paired t-test, kiểm định Wilcoxon matched-pairs signed-ranks test, các biến Chrec và Chroa lần lượt có giá trị P-value 0.5666 và 0.1354 đều lớn hơn 0.05 với mức ý nghĩa thống kê là 0.05. Điều này chứng tỏ có sự tồn tại trung vị giống nhau của các biến Chrec và Chroa giữa hai nhóm có sai sót và không có sai sót.

- Ngược lại biến Chinv có ý nghĩa thống kê ở mức 10% có giá trị P-value 0.0505. Trong khi đó Softasset và Chcs có giá trị P-value lần lượt là 0.0154, và 0.0018 đều nhỏ hơn 0.05 với mức ý nghĩa thống kê là 5%. Cho phép bác bỏ giá thiết H0 và chấp nhận giả thiết H1 giữa hai nhóm có sai sót và nhóm không có sai sót tồn tại trung vị của các biến Chinv, Softasset và Chcs là khác nhau.

Nhìn chung cả ba phương pháp kiểm định trên đều tìm thấy bằng chứng tồn tại sự khác biệt về giá trị trung bình, phân phối và trung vị giữa hai nhóm có sai sót và không có sai sót ở hầu hết các biến trong mô hình. Trái lại, biến các khoản kế toán dồn tích (RSST-acc) giữa nhóm sai sót và nhóm không có sai sót đều giống nhau về các giá trị trung bình, phân phối và trung vị, kết quả này đều nhất quán ở cả ba kiểm định. Tuy nhiên, kết quả phân tích ở bước này chỉ là kết quả phụ nhằm củng cố thêm cho kết quả chính của phân tích hồi quy đa biến, nên bài luận văn sẽ vẫn đưa biến này bước phân tích hồi quy đa biến để đảm bảo không bỏ sót những biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ số f score để dự báo sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 80)